Quyết định 889/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bưu điện Trung ương do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Số hiệu 889/QĐ-BTTTT
Ngày ban hành 04/06/2015
Ngày có hiệu lực 01/07/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Thông tin và Truyền thông
Người ký Nguyễn Bắc Son
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 889 /QĐ-BTTTT

Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC BƯU ĐIỆN TRUNG ƯƠNG

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Quyết định số 26/2013/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thiết lập và hoạt động của mạng viễn thông dùng riêng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổ chức lại Bưu điện Trung ương;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng:

Cục Bưu điện Trung ương là đơn vị thông tin đặc biệt trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có chức năng đảm bảo thông tin liên lạc cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các đầu mối trực thuộc quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành cơ mật và trong những trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

Cục Bưu điện Trung ương có tư cách pháp nhân, con dấu hình quốc huy và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.

Cục Bưu điện Trung ương kế thừa các quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ hợp pháp trước đây của Bưu điện Trung ương.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Cục Bưu điện Trung ương có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án tổ chức, phát triển mạng bưu chính, mạng viễn thông, các hệ thống thông tin dùng riêng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước (sau đây gọi chung là mạng thông tin dùng riêng của Đảng, Nhà nước).

2. Đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác mạng thông tin dùng riêng của Đảng, Nhà nước phục vụ thông tin liên lạc cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các đầu mối trực thuộc quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành cơ mật và trong các trường hợp khẩn cấp.

3. Tổ chức thực hiện các quy định, giải pháp kỹ thuật về an toàn thông tin; phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, xử lý các sự cố về an toàn thông tin; phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ triển khai các phương án bảo đảm bí mật thông tin truyền dẫn trên mạng thông tin dùng riêng của Đảng, Nhà nước.

4. Làm đầu mối duy nhất cung cấp, lắp đặt thiết bị đầu cuối; làm đại lý duy nhất cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng cho Văn phòng Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan trung ương quan trọng khác theo nhiệm vụ được phân công.

5. Quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin quan trọng của quốc gia theo nhiệm vụ được phân công.

6. Trên cơ sở quyết định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, trực tiếp triển khai việc huy động sử dụng hạ tầng, dịch vụ của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin trong những trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật để bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các đầu mối trực thuộc quan trọng.

7. Tham gia các hoạt động tư vấn, thiết kế, xây lắp; chủ trì triển khai các đề án, dự án tích hợp các hệ thống bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin cho các cơ quan Đảng, Nhà nước.

8. Triển khai xây dựng và hướng dẫn các quy định về quản lý kỹ thuật nghiệp vụ; điều hành, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng thông tin dùng riêng của Đảng, Nhà nước.

9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thự

c hiện chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật và đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật.

10. Quản lý, sử dụng tài sản được giao, kinh phí được cấp và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.

11. Được áp dụng các cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, lao động, tiền lương theo Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 15/01/2015 và Quyết định số 03/2015/QĐ-TTg ngày 15/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

12. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao.

[...]