ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 888/QĐ-UBND
|
Sơn La, ngày 14
tháng 5 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG NÂNG
CAO NHẬN THỨC VỀ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN, TẬP HUẤN, THỐNG KÊ
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021 -
2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số
1566/QĐ-TTg ngày 9/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc
gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;
Căn cứ Chỉ thị số 34/CT-TTg
ngày 28/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý hoạt
động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục;
Căn cứ Quyết định số
244/QĐ-TCTL-NN ngày 06/6/2019 của Tổng cục Thủy lợi v/v ban hành tài liệu hướng
dẫn thực hiện Chương trình Quốc gia đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn;
Căn cứ Quyết định số
4826/QĐ-BNN-TCTL ngày 7/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT v/v Ban hành Bộ chỉ
số theo dõi, đánh giá nước sạch nông thôn và tài liệu hướng dẫn triển khai;
Căn cứ Quy chuẩn Việt Nam QCVN62-MT:2016/BTNMT:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi;
Căn cứ Quyết định số
2833/QĐ-UBND ngày 22/11/2019 của UBND tỉnh Sơn La v/v ban hành danh mục dịch vụ
sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước thực hiện đặt hàng, đấu thầu, giao
nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh Sơn La;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số 168/TTr-SNN ngày 07 tháng 5
năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành Kế hoạch thực hiện công tác truyền thông
nâng cao nhận thức về nước sạch và VSMTNT, tập huấn, thống kê hiện trạng sử dụng
nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 (có Kế hoạch
kèm theo).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố; Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị; Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn tỉnh; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành, đơn vị liên quan;
- UBND các huyện, thành phố;
- Như Điều 3;
- TT thông tin, điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, Mạnh KT, 03 bản.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Công
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ NƯỚC SẠCH
VÀ VSMTNT, TẬP HUẤN, THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
I. MỤC TIÊU
- Cung cấp thông tin giúp người
dân nâng cao nhận thức về việc sử dụng nước sạch, có ý thức giữ gìn vệ sinh
chung. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng.
- Tuyên truyền vận động người
dân thực hiện tốt việc xử lý và trữ nước an toàn tại hộ gia đình, đảm bảo cho
nhu cầu sử dụng nước sạch thường xuyên của gia đình.
- Cung cấp kiến thức, kỹ năng
cho đội ngũ cán bộ vận hành công trình cấp nước tập trung và người dân nông
thôn, góp phần nâng cao hiệu quả các công trình cấp nước tập trung nông thôn.
- 100% các xã nông thôn mới có
hệ thống quản lý, vận hành bền vững công trình cấp nước tập trung bền vững và
hình thành được nhóm cộng đồng sử dụng nước HVS và bảo vệ công trình cấp nước tập
trung.
- Xây dựng được mô hình tuyên truyền
về nước sạch và VSMTN thường xuyên, hiệu quả.
- Xây dựng được mô hình quản lý
và xử lý nước thải tại hộ gia đình, hình thành cụm dân cư thu gom, phân loại
rác tại nguồn, đồng thời khuyến khích giảm chất thải nhựa trong cộng đồng dân
cư.
- Giúp người dân và cán bộ BQL
công trình cấp nước nắm được kiến thức về quản lý chất lượng nước sinh hoạt. Từ
đó phát hiện các nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và có cách xử lý phù hợp.
- Cung cấp kiến thức, kỹ năng
cho đội ngũ thực hiện công tác điều tra thống kê trong lĩnh vực nước sinh hoạt
tại cơ sở. Từ đó hàng năm thực hiện công tác thu thập số liệu bộ chỉ số theo
dõi, đánh giá nước sạch trên địa bàn kịp thời, hiệu quả.
- Xây dựng được mô hình cấp nước
an toàn tại một số công trình cấp nước tập trung nông thôn. Từ đó đánh giá hiệu
quả, tính khả thi và nhân rộng mô hình ra các công trình cấp nước trên toàn tỉnh.
II. NỘI DUNG
THỰC HIỆN
1. Tuyên
truyền nâng cao nhận thức về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:
1.1. Xây dựng mô hình điểm
xử lý nước thải nông thôn.
- Nội dung: Xây dựng hệ thống
thu gom nước thải tại các vùng nông thôn không có hệ thống thu gom riêng biệt,
xây dựng điểm mô hình xử lý nước thải cho một hộ gia đình làm trang trại quy mô
lớn cùng với vườn cây ăn quả.
- Địa điểm: Trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm
nước sạch và VSMTNT, UBND các huyện.
- Nguồn vốn: Ngân sách địa
phương và các Chương trình, dự án.
1.2. Xây dựng pano, áp
phích, biển truyền thông tuyên truyền về đấu nối và sử dụng nước máy, cấp nước
an toàn và các vấn đề vệ sinh môi trường
- Nội dung: khuyến khích sử dụng
nước sạch, vận động đấu nối và sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung.
Hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường tại khu vực sinh sống.
- Địa điểm: Các khu vực dân cư
tập trung, thị tứ, thị trấn, UBND xã, nơi có công trình cấp nước tập trung.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
- Đơn vị thực hiện:Trung tâm nước
sạch và VSMTNT, UBND các huyện, thành phố.
- Nguồn vốn: Ngân sách địa
phương và các Chương trình, dự án.
1.3. Tuyên truyền trên
Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh; Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc, Báo
Sơn La; Đài Phát thanh - Truyền hình các huyện, Thành phố.
- Nội dung: Xây dựng phóng sự,
chuyên mục, bản tin tuyên truyền về sử dụng nước an toàn hiệu quả, tiết kiệm.
- Thời gian thực hiện: Thường
xuyên và theo các số định kì.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm
nước sạch và VSMTNT, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn La; Đài tiếng nói Việt
Nam thường trú khu vực Tây Bắc, Báo Sơn La, Trung tâm Truyền thông - Văn hóa
các huyện, thành phố.
- Nguồn vốn: Ngân sách địa
phương và các Chương trình, dự án.
1.4. Xây dựng hương ước,
quy ước của tổ, bản, tiểu khu việc quản lý, bảo vệ công trình cấp nước, rừng đầu
nguồn nước.
- Địa điểm: Tại các bản có công
trình cấp nước tập trung.
- Thời gian thực hiện: Thường
xuyên.
- Đơn vị thực hiện: UBND các
xã.
- Nguồn vốn: Ngân sách địa
phương và các Chương trình, dự án.
1.5. Truyền thông qua loa
phát thanh tại xã, bản.
- Nội dung: Các thông điệp truyền
thông về nâng cao ý thức sử dụng dịch vụ cấp nước và phí đấu nối, giá nước,
phương thức thanh toán, thuyết phục, vận động các gia đình đấu nối và sử dụng
nước để nâng cao sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống, tiết kiệm chi phí.
Tuyên truyền văn bản pháp luật về bảo vệ công trình cấp nước.
- Địa điểm: Các xã
- Thời gian thực hiện: Thường
xuyên.
- Đơn vị thực hiện: UBND các
huyện, thành phố, Trung tâm Truyền thông
- Văn hóa các huyện, thành phố.
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm nước
sạch và VSMTNT.
- Nguồn vốn: Ngân sách địa
phương và các Chương trình, dự án.
1.6. Xây dựng mô hình tổ
tuyên truyền và cụm dân cư sử dụng nước sạch và bảo vệ công trình cấp nước tập
trung.
- Nội dung: Lựa chọn các đại diện
ban ngành đoàn thể của các bản trong xã, ra quyết định thành lập tổ truyền
thông tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn tổ hoạt động thực hiện công
tác tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường tại địa phương.
- Địa điểm: Các xã.
- Thời gian thực hiện:Thường
xuyên.
- Đơn vị thực hiện: UBND các
xã.
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm nước
sạch và VSMTNT.
- Nguồn vốn: Ngân sách địa
phương và các Chương trình, dự án.
1.7. Xây dựng mô hình cụm
dân cư thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn, khuyến khích giảm
chất thải nhựa trong cộng đồng.
- Nội dung: Xây dựng các cụm
dân cư thu gom phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, tiến hành các hoạt
động truyền thông tại cộng đồng khuyến khích hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa
một lần để giảm chất thải nhựa.
- Địa điểm: Các xã
- Thời gian thực hiện: Thường
xuyên.
- Đơn vị thực hiện: UBND các
huyện, thành phố.
- Nguồn vốn: Ngân sách địa
phương và các Chương trình, dự án.
1.8. In ấn và phát hành
tài liệu truyền thông về nước sạch và VSMTNT (sổ tay, tờ rơi, lịch tuyên truyền...)
- Nội dung: Thiết kế nội dung,
in ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền giúp người dân hiểu và tham gia vào
các hoạt động cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, vệ sinh môi trường. Hình thành
thói quen tốt trong việc sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh
chung.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm
nước sạch và VSMTNT, UBND các huyện, thành phố.
- Nguồn vốn: Ngân sách địa
phương và các Chương trình, dự án.
1.9. Xây dựng mô hình điểm
cấp nước an toàn.
- Nội dung: Xây dựng mô hình điểm
áp dụng quy trình, kế hoạch cấp nước an toàn tại công trình cấp nước tập trung
nông thôn trên địa bàn.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm
nước sạch và VSMTNT
- Nguồn vốn: Ngân sách địa
phương và các Chương trình, dự án.
2. Công
tác tập huấn.
2.1. Tập huấn quản lý, vận
hành, khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn.
- Nội dung: Cung cấp kiến thức,
kỹ năng trong việc quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước tập trung. Giới
thiệu và hướng dẫn khắc phục những hư hỏng thường gặp. Cách tổ chức, vận hành bộ
máy quản lý (Ban quản lý công trình) và phương pháp, nội dung tuyên truyền đến
người dân tạo sự đồng thuận và cùng đóng góp giúp công trình hoạt động bền vững.
- Địa điểm: Các xã có công
trình cấp nước tập trung đang hoạt động.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm
nước sạch và VSMTNT.
- Nguồn vốn: Ngân sách địa
phương và các Chương trình, dự án.
2.2. Tập huấn xử lý, tích
trữ nước hộ gia đình.
- Nội dung: Cung cấp cho người
dân nông thôn các cách trữ nước an toàn tại hộ gia đình. Đồng thời hướng dẫn
các phương pháp xử lý nước đảm bảo chất lượng quy mô hộ gia đình. Từ đó đảm bảo
chất lượng nước sinh hoạt và nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng
đồng.
- Địa điểm: Các xã
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm
nước sạch và VSMTNT.
- Nguồn vốn: Ngân sách địa
phương và các Chương trình, dự án.
2.3. Tập huấn quản lý,
giám sát chất lượng nước sinh hoạt.
- Nội dung: Cung cấp cho người
dân nông thôn, các tổ quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung kiến thức,
kỹ năng quản lý, giám sát chất lượng nước sinh hoạt. Mối nguy hại khi sử dụng
nước không đảm bảo chất lượng đối với sức khỏe, sinh hoạt. Từ đó đánh giá được
chất lượng nước và có các cách xử lý đối với các sự cố liên quan.
- Địa điểm: Toàn tỉnh
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm
nước sạch và VSMTNT.
- Nguồn vốn: Ngân sách địa
phương và các Chương trình, dự án.
2.4. Tập huấn thu thập bộ
chỉ số giám sát, đánh giá nước sạch nông thôn.
- Nội dung: Cung cấp cho cán bộ
phụ trách công tác thu thập số liệu Bộ chỉ số giám sát đánh giá nước sạch nông
thôn tại các xã nắm được cách thức thực hiện, kỹ năng cập nhật, tổng hợp số liệu
vào biểu mẫu thống kê. Đảm bảo tính chính xác, khách quan của dữ liệu đầu vào.
Đồng thời biết khai thác dữ liệu phục vụ công tác tham mưu, báo cáo, xây dựng kế
hoạch, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
- Địa điểm: Toàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm
nước sạch và VSMTNT.
- Nguồn vốn: Ngân sách địa
phương và các Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và các dự án khác.
2.5. Tập huấn về cấp nước
an toàn.
- Nội dung: Cung cấp kiến thức,
kỹ năng thực hiện cấp nước an toàn tại các công trình cấp nước tập trung nông
thôn. Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung
trên địa bàn.
- Địa điểm: Toàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm
nước sạch và VSMTNT.
- Nguồn vốn: Ngân sách địa
phương và các Chương trình, dự án.
3. Công
tác thống kê.
3.1. Thu thập số liệu Bộ
chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch nông thôn.
- Nội dung: Triển khai công tác
thống kê số liệu hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh hàng
năm. Từ có có cái nhìn khái quát bức tranh về vấn đề cấp nước sinh hoạt trên địa
bàn. Giúp làm cơ sở trong việc xây dựng quy hoạch kế hoạch liên quan.
- Địa điểm: Toàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm
nước sạch và VSMTNT; UBND các huyện, TP; UBND các xã.
- Nguồn vốn: Nguồn vốn ngân
sách địa phương và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và các Chương
trình, dự án khác.
3.2. Thu thập số liệu
giám sát chất lượng nước sinh hoạt các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.
- Nội dung: Thực hiện công tác
lấy mẫu, kiểm định chất lượng nước sinh hoạt từ các công trình cấp nước sinh hoạt
tập trung nông thôn trên địa bàn. Từ đó có cái nhìn khái quát về chất lượng nước
sinh hoạt trên địa bàn nông thôn toàn tỉnh. Đưa ra những biện pháp phù hợp cải
thiện chất lượng nước sinh hoạt cho người dân khu vực nông thôn.
- Địa điểm: Toàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm
nước sạch và VSMTNT
- Nguồn vốn: Ngân sách địa
phương và các Chương trình, dự án.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn:
- Tham mưu cho UBND tỉnh ban
hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận
thức về nước sạch và VSMTNT, tập huấn về quản lý, vận hành, khai thác công
trình cấp nước tập trung.
- Chỉ đạo Trung tâm nước sạch
và Vệ sinh môi trường nông thôn thực hiện các nhiệm vụ:
+ Xây dựng Kế hoạch chi tiết và
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch.
+ Kết hợp cùng đơn vị truyền
thông đại chúng (Báo Sơn La, Đài PTTH tỉnh, Đài TNVN thường trú khu vực Tây
Bắc) xây dựng nội dung, chuyên mục phát hành đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
+ Hỗ trợ UBND các huyện về nội
dung tuyên truyền trên loa phát thanh tại xã, bản.
2. Sở Tài chính: Cân đối
nguồn ngân sách cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch được giao cho Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Đài Phát thanh truyền
hình tỉnh, Báo Sơn La, Đài tiếng nói VN thường trú khu vực Tây Bắc: Chỉ đạo các
đài, chi nhánh trực thuộc tại các huyện xây dựng phóng sự tuyên truyền, ghi
hình, đưa tin về các hoạt động tuyên truyền, tập huấn trong lĩnh vực nước sạch
và VSMTNT thường xuyên, định kỳ. Đồng thời phối hợp của Trung tâm nước sạch và
VSMTNT xây dựng và đưa tin các chuyên mục, bản tin theo các chủ đề tuyên truyền
trong năm.
4. Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố: Bố trí nguồn ngân sách địa phương, xây dựng kế hoạch chi tiết,
chỉ đạo các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện các hoạt
động được giao trong Kế hoạch.
Đề nghị Giám đốc các Sở: Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố; Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị; Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn tỉnh; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm phối hợp chặt chẽ để tổ chức thực hiện Kế hoạch này đặt kết quả./.