Quyết định 88/2007/QĐ-UBND Quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức - lao động do tỉnh Nam Định ban hành

Số hiệu 88/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/01/2007
Ngày có hiệu lực 21/01/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Trần Minh Oanh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 88/2007/QĐ-UBND

Nam Định, ngày 11 tháng 01 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY - CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC - LAO ĐỘNG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29/3/2003;

Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP, Nghị định số 115/2003/NĐ-CP, Nghị định số 116/2003/NĐ-CP, Nghị định số 117/2006/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về Cán bộ, công chức xã phường thị trấn, về chế độ công chức dự bị, về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, về việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức, trong các cơ quan nhà nước và công chức dự bị; Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một sđiều của Nghị định s 116/2003/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 60/QĐ-TU ngày 04/5/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Nam Định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại tờ trình số 17/TTr-SNV ngày 05/01/2007 và báo cáo thẩm định số 03/BC-STP ngày 08/01/2007 của Sở Tư pháp về việc đề nghị ban hành quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy - cán bộ, công chức, viên chức - lao động,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản Quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy - cán bộ, công chức, viên chức - lao động.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 1178/2000/QĐ-UB ngày 09/6/2000 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ,

Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành và đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh,

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện và thành phố, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
-Bộ Tư pháp
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
(để báo cáo)
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
-
Thường trực HĐND;
- Như Điều 3;
- Lưu: Vp1, Vp8.

THAY MẶT ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Minh Oanh

 

QUY ĐỊNH

VỀ PHÂN CÔNG, PHẢN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY-CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC - LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 88/2007/QĐ-UBND, Ngày 11 tháng 01 năm 2007 của UBND tỉnh Nam Định)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích, yêu cầu của phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy - cán bộ, công chức, viên chức - lao động:

1. Phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy - cán bộ, công chức, viên chức - lao động nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đảm bảo quản lý thống nhất của UBND tỉnh theo tinh thần Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3, khóa VIII “Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7, khóa VIII “Về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị”; Quyết định số 60/QĐ-TU, ngày 04/5/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy "Về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ" và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cải cách nền hành chính nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Quy định trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cấp, mỗi ngành và từng đơn vị về quản lý tổ chức bộ máy - cán bộ, công chức, viên chức - lao động.

3. Xác định trách nhiệm, quyền hạn đối với Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan tương đương sở (gọi tắt là Sở), Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, thành phố (gọi tắt là cấp huyện), Giám đốc các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh của Nhà nước (gọi tắt là công ty Nhà nước), các đơn vị sự nghiệp nhằm quản lý chặt chẽ, có nền nếp và giải quyết kịp thời những yêu cầu về tổ chức bộ máy - cán bộ, công chức, viên chức - lao động để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản trong công tác phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy - cán bộ, công chức, viên chức - lao động:

1. Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và sự quản lý tập trung thống nhất của UBND tỉnh về công tác tổ chức bộ máy - cán bộ, công chức, viên chức - lao động trên các mặt: kế hoạch, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ, chính sách, theo quy định thống nhất của Trung ương và của tỉnh. Thực hiện đúng mối quan hệ quản lý tổ chức bộ máy - cán bộ, công chức, viên chức - lao động giữa ngành với cấp, giữa ngành, cấp với cơ sở.Phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị, quy định của Nhà nước để tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, quản lý sự nghiệp và quản lý sản xuất kinh doanh gọn nhẹ có hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế quản lý nhà nước, biên chế hành chính trong đơn vị sự nghiệp và biên chế gián tiếp trong công ty Nhà nước. Từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức, viên chức để lựa chọn, sắp xếp, sử dụng đúng chuyên môn được đào tạo và thực hiện tốt chính sách cán bộ.

[...]