ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 878/QĐ-UBND
|
Hà Giang, ngày 14 tháng 05 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2015
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Nhà ở số 56/2005/QH11
ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày
23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Nhà ở;
Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg
ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày
07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản
xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu;
Căn cứ Nghị quyết số 85/NQ-HĐND
ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Chương
trình phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Hà
Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Ban Chỉ đạo Chính
sách Nhà ở và Thị trường Bất động sản tỉnh tại Văn bản số 04/TTr-BCĐ ngày
13/5/2013 về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn
tỉnh Hà Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển nhà
ở xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban Chỉ đạo Chính
sách Nhà ở và Thị trường Bất động sản tỉnh Hà Giang; Giám đốc các sở: Xây dựng,
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan và đơn vị có liên quan căn cứ
quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng;
- T.Tr Tỉnh ủy;
- T.Tr HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH
khóa XIII;
- Các sở, ban, ngành trong tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền
thông (Cổng thông tin điện tử tỉnh);
- Lưu: VT, CV NCTH
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đàm Văn Bông
|
CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 878/QĐ-UBND
ngày 14 tháng 5 năm
2013 của UBND tỉnh Hà Giang)
Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT, KHÁI
QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG
1. Sự cần thiết.
Chính sách về nhà ở là một trong
những vấn đề xã hội rất quan trọng đối với mọi tầng lớp
nhân dân. Với tỉnh Hà Giang, địa bàn miền núi, nhiều dân tộc, điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thì chính sách về nhà
ở cần được quan tâm nhiều hơn. Trong thời gian vừa qua, với sự đầu tư của nhà nước, của nhân dân và sự hỗ trợ
của các doanh nghiệp, tổ chức, nhà ở nói chung và nhà ở cho các hộ nghèo nói
riêng trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực về nhiều
mặt như: Tổng diện tích nhà ở, tỷ lệ nhà ở kiên cố tăng qua các năm; trên 16.000 hộ được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định
167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/200 của Thủ tướng Chính
phủ; nhà ở cho giáo viên, nhà công vụ được quan tâm
đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay còn rất nhiều khó
khăn trong thực hiện chính sách nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Luật Nhà ở, Nghị định số:
71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Quyết định số: 2127/QĐ-TTg
ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến
lược phát triển nhà ở Quốc gia đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; căn cứ điều kiện thực
tế của tỉnh Hà Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo chính sách
nhà ở và thị trường bất động sản tỉnh lập Chương trình phát
triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020, nhằm quản lý chặt chẽ và khắc phục những tồn tại, hạn chế và bất cập trong lĩnh vực quản lý và phát triển nhà ở trên địa
bàn tỉnh, phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu về nhà ở cho
các đối tượng xã hội.
2. Căn cứ pháp lý để xây
dựng Chương trình.
- Luật Nhà ở số: 56/2005/QH11 ngày 29
tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số: 71/2010/NĐ-CP ngày
23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày
30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược
phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tam nhìn đến năm 2030;
- Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày
07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó
khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ
thị trường, giải quyết nợ xấu.
3. Khái quát về vị trí địa
lý, kinh tế.
Hà Giang là tỉnh
miền núi, nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên là 791.488,92 ha,
Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; Phía Tây giáp tỉnh Lào Cai; Phía Tây Nam giáp
tỉnh Yên Bái; Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; Phía Bắc tiếp giáp với các tỉnh
Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc. GDP năm 2011 của tỉnh là 7.190,7 tỷ đồng,
tăng 29,23% so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng là 13,02% (Niên giám thống kê
năm 2011).
4. Dân số và đô thị.
Dân số trung bình năm 2011 của tỉnh
Hà Giang là 749.537 người, trong đó dân số đô thị là
112.659 người, nông thôn là 636.878 người; lao động đang làm việc là 365.052
người; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 35,38% (theo chuẩn nghèo mới). Tỉnh Hà Giang có 11
đô thị gồm: Thành phố Hà Giang (đô thị loại III); thị trấn
Việt Quang huyện Bắc Quang (đô thị loại IV); thị trấn Cốc
Pài huyện Xín Mần, thị trấn Đồng Văn huyện Đồng Văn, thị
trấn Yên Phú huyện Bắc Mê, thị trấn Yên Minh huyện Yên Minh, thị trấn Vị Xuyên
huyện Vị Xuyên, thị trấn Yên Bình huyện Quang Bình (đô thị loại V); Thị trấn
Mèo Vạc huyện Mèo Vạc, thị trấn Tam Sơn huyện Quản Bạ, thị trấn Vinh Quang
huyện Hoàng Su Phì (được phân loại đô thị trong năm 2012 -
2013).
Phần thứ hai
THỰC TRẠNG NHÀ Ở
VÀ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Thực trạng nhà ở.
a) Số hộ có nhà ở và hình
thức sở hữu: Theo kết quả tổng điều tra dân số về nhà
ở năm 2009, tổng số hộ đến ngày 1/4/2009 là 159.581, trong
đó có 157.776 hộ có nhà ở, chiếm 98,87%; có 1.805 hộ không có nhà ở, chiếm
1,13%.
b) Diện tích nhà ở: Diện tích nhà ở bình quân trên địa bàn tỉnh Hà
Giang là 16,7m2/người.
c) Kiến trúc nhà ở: Nhà ở của nhân dân đa số là tự xây dựng, việc quản lý kiến trúc, quy
hoạch, cấp giấy phép xây dựng chưa đi vào nề nếp, nhận thức của
người dân về kiến trúc, thẩm mỹ công trình đang còn hạn chế
nên tình trạng kiến trúc nhà ở phát triển lộn xộn, gây nhiều bức xúc cho bộ mặt kiến trúc, cảnh quan các đô thị và nông thôn.
Ở khu vực đô thị, nhất là tại thành
phố Hà Giang, nhà ở hầu như chỉ đơn điệu kiểu nhà ống; nhà cửa xây dựng sát
nhau, không có đủ khoảng không khí và ánh sáng tối thiểu,
không gian sống thiếu tiếp xúc với thiên nhiên; công năng, kiểu dáng kiến trúc
chưa phù hợp; chỉ giới xây dựng, chiều cao tầng, cốt nền, màu sắc kiến trúc
công trình không thống nhất làm giảm mỹ quan các tuyến phố.
Ở khu vực nông thôn, do ảnh hưởng của
đô thị, nhiều người dân cũng chuyển từ các kiểu nhà truyền
thống sang xây dựng các kiểu nhà ống, nhà phố, lạm dụng kết cấu bê tông cốt
thép làm mất đi bản sắc kiến trúc
nông thôn mà không tính đến các yếu tố phong tục, tập quán, điều kiện sản xuất,
sinh hoạt.
Tuy nhiên, hiện nay các vấn đề về
kiến trúc nhà ở đã được cải thiện, nhiều ngôi nhà đã có kiểu dáng kiến trúc
đẹp, nội ngoại thất hiện đại, hòa hợp với thiên nhiên, cải thiện điều kiện
sống. Nhà nước cũng đã đưa ra những định hướng trong việc
xây dựng, phát triển nhà ở, hạn chế dần nhà ở phân lô tự xây dựng để khắc phục tình trạng hỗn loạn trong kiến trúc nhà ở. Tuy nhiên, sự cải
thiện chưa đáng kể, kiến trúc nhà ở vẫn đang làm ảnh hưởng lớn đến các bộ mặt
kiến trúc đô thị trong thời gian dài.
d) Chất lượng nhà ở.
- Diện tích: Nhà ở bình quân 1 hộ gia đình có diện tích là 75,1m2/nhà. Toàn tỉnh có 76,11% số hộ gia đình có diện tích ở
bình quân một người trên 10m2, (khu vực thành
thị là 83,03%, nông thôn là 74,85%). Số hộ có diện tích ở
bình quân đầu người dưới 4m2 rất ít (toàn tỉnh có 0,38%). Số hộ có diện tích ở rộng trên 25m2/người chiếm 18,53%, (khu
vực thành thị là 37,93%, nông thôn là 14,99%).
- Kết cấu: Trong 157.776 hộ có nhà ở thì nhà kiên cố là 23.843 hộ, nhà bán kiên
cố là 43.822 hộ, nhà thiếu kiên cố là 48.390 hộ và nhà đơn sơ là 41.721 hộ.
- Hệ thống kỹ thuật: Đa số là nhà ở của nhân dân tự xây dựng, quy mô nhỏ nên hệ thống kỹ
thuật cũng tương đối đơn giản; ở đô thị, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện
chiếu sáng, hệ thống vệ sinh trong các nhà ở tương đối đầy
đủ, tuy nhiên chưa được đồng bộ và hiện đại; nhà ở nông thôn đa số chưa chú ý
đến hệ thống kỹ thuật.
đ) Kết cấu hạ tầng, môi trường khu dân cư, khu nhà ở.
- Cấp nước: Tại 11/11 đô thị của tỉnh Hà Giang có hệ thống cấp
nước, vùng nông thôn tỷ lệ được cấp nước sạch còn thấp, chủ yếu từ các dự án cấp nước sinh hoạt của Chương trình nước sạch nông thôn.
Khoảng trên 85% dân số đô thị được cấp nước sạch để sinh hoạt. Khu vực nông
thôn ngoài các vùng có dự án cấp nước sinh hoạt của Chương trình nước sạch và Vệ
sinh môi trường nông thôn, còn lại chủ yếu dùng nước giếng, sông hay từ các hồ chứa,
bể chứa nước mưa gia đình để sinh hoạt.
- Thoát nước: Tại 11/11 đô thị của tỉnh Hà Giang đã và đang được đầu tư hệ thống
thoát nước theo quy hoạch (trước mắt tập trung ở một số tuyến đường chính).
Vùng nông thôn tỉnh Hà Giang chưa có hệ thống thoát nước, nước thoát chủ yếu
qua sông, suối và hòa vào nguồn nước tự nhiên.
- Giao thông: ở khu vực đô thị và nông thôn hiện nay đã cơ bản thông suốt, 100% xã
trong tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Đường ở các khu dân cư đô thị
được đầu tư cơ bản, tuy nhiên chưa đồng bộ, khu vực dân cư nông thôn tỷ lệ
đường đất chiếm còn cao.
- Điện sinh hoạt: Năm 2011, 100% số xã, phường, thị
trấn của tỉnh đã được cấp điện, số thôn, bản có điện là 1.375 chiếm tỷ lệ 70%;
Tổng số hộ có điện là 111.466 hộ, chiếm tỷ lệ 73% (trong đó số hộ nông thôn có
điện là 87.473 hộ, đạt 68,9%).
- Hạ tầng xã hội: Hầu hết các khu dân cư trên địa bàn tỉnh đều có
đầy đủ kết cấu hạ tầng xã hội đáp ứng cơ bản nhu cầu cơ bản của người dân như
trường học, chợ, trạm y tế, bưu điện...., trừ một số nơi ở
vùng núi cao.
- Vệ sinh môi trường: Tại các đô thị cũng như nông thôn, tình trạng vệ sinh môi trường nhìn
chung đang được duy trì đảm bảo yêu cầu, các hiện tượng
gây ô nhiễm môi trường như rác, bụi, tiếng ồn, khói, nước
thải....đang được kiểm soát.
e) Nhà ở của các đối tượng
thuộc Chương trình phát triển nhà ở xã hội
- Các đối tượng xã hội thuộc phạm vi
của Chương trình này gồm 06 nhóm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo
quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
+ Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp
thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách
nhà nước.
+ Người thu nhập thấp tại khu vực đô
thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Công nhân làm việc tại khu công
nghiệp.
+ Các đối tượng đã trả lại nhà ở công
vụ quy định tại điểm a khoản 6 Điều 30 của Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày
23/6/2010 của Chính phủ.
+ Học sinh, sinh viên các trường đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề không
phân biệt công lập hay dân lập được thuê nhà ở trong thời gian học tập.
- Đối với cán bộ, công chức, viên
chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; Sỹ quan, quân
nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách
nhà nước, phần lớn thu nhập đều từ lương với khả năng tích
lũy thấp. Đặc điểm của nhóm đối tượng này là công việc và thu nhập ổn định, tuy
nhiên việc sở hữu nhà ở rất khó khăn nếu không có sự hỗ
trợ của nhà nước. Qua khảo sát cho thấy, đại bộ phận nhóm đối tượng này hiện
đang thuê nhà ở trong dân với mức thuê trung bình từ
1.000.000 đến 2.000.000 đồng/tháng/hộ. Đây là mức thuê quá cao so với thu nhập
(chiếm từ 30% đến 70% thu nhập bình quân của một hộ gia đình, trong khi mức chi
vào nhà ở hợp lý chiếm 15% tổng thu nhập hộ gia đình). Với mức chi này phần lớn các hộ gia đình thuê nhà đều phải trông chờ vào các khoản hỗ trợ khác.
- Đối với công nhân lao động tại các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ ngoài khu công
nghiệp; sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp và dạy nghề, đại bộ phận đều thuê nhà trọ theo hình thức ở tập thể; diện
tích bình quân để ở rất thấp (cá biệt có những nơi chỉ đạt 2m2/người); điều kiện để ở tối thiểu
không được đảm bảo, không đáp ứng yêu cầu để tái sản xuất sức lao động. Đặc
điểm nhà ở của nhóm đối tượng này là giá thuê nhà thấp, dao động trong khoảng
200.000 đến 400.000 đồng/người/tháng (chiếm từ 5% đến 15% tổng thu nhập).
f) Về các dự án nhà ở xã
hội.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh chưa triển
khai xây dựng các dự án nhà ở xã hội. Nhà ở chủ yếu là do
người dân tự xây dựng và loại hình nhà ở riêng lẻ chiếm tỉ
lệ gần như tuyệt đối.
g) Thị trường bất động sản.
Do kinh tế chưa phát triển nên thị
trường bất động sản về nhà ở trên tỉnh Hà Giang cũng chưa phát triển; các dự án
phát triển nhà ở chưa có nên giao dịch bất động sản về
nhà ở còn hạn chế, chủ yếu là giao dịch về đất đai. Không có sàn
giao dịch bất động sản, việc giao dịch chủ yếu thông qua giữa các cá nhân có
nhu cầu mua - bán với nhau.
2. Chính sách phát triển
nhà ở cho các đối tượng xã hội trên địa bàn.
a) Các chính sách.
- Những năm gần đây, nhà nước đưa ra
nhiều chính sách để phát triển nhà ở trên toàn quốc như cơ chế, chính sách nhằm
đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ
sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung,
người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị (Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính
phủ), tỉnh Hà Giang đã chủ động chỉ đạo triển khai
thực hiện trên địa bàn tỉnh.
- Các chính sách về nhà ở như hỗ trợ
hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Chính phủ, đến nay đã cơ
bản thực hiện xong, đúng tiến độ, đến hết năm 2012 hoàn thành (giai đoạn 1) cho 16.626 hộ nghèo, góp phần đảm bảo an sinh cho xã hội.
b) Công tác phát triển nhà
ở.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh
cũng đã quan tâm phát triển và chăm lo nhà ở cho nhân dân,
như lập quy hoạch các khu dân cư, giao đất cho hộ dân tự xây dựng nhà ở, đầu tư xây dựng hạ
tầng kỹ thuật các khu dân cư, cho vay vốn làm nhà ở, hỗ trợ hộ nghèo xây dựng
nhà ở..., nên nhà ở trên địa bàn tỉnh vẫn cơ bản đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt
của người dân. Vì vậy loại hình nhà ở cho thuê chủ yếu là do người dân tự xây
dựng và loại hình nhà ở riêng lẻ chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối; nhà ở tập thể
còn rất ít; nhà chung cư không có. Bên cạnh đó chưa có sự tham gia các tổ chức,
các thành phần kinh tế trong phát triển các dự án nhà ở. Nhà nước chỉ giữ vai
trò tổ chức quy hoạch, đấu giá và cấp quyền sử dụng đất để cho người dân tự xây
dựng nhà ở.
c) Công tác quản lý nhà ở.
- Công tác quản lý nhà ở của tỉnh
chưa thành hệ thống chặt chẽ; cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở chưa được thiết
lập đồng bộ ở các cấp chính quyền, nội dung quản lý chỉ mới thực hiện được việc
cấp phép khi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa; tuy nhiên, số lượng nhà ở được cấp giấy phép xây dựng hiện nay
rất ít và cũng chỉ thực hiện ở khu đô thị, vùng nông thôn chưa thực hiện.
- Vấn đề hiểu biết pháp luật của
người dân về các quy định về quản lý nhà ở chưa cao, cơ quan quản lý nhà nước
chưa tăng cường công tác quản lý nhà ở.
- Ở cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn (Sở
Xây dựng) đã thành lập phòng Quản lý
kiến trúc quy hoạch và nhà ở (là Phó ban thường trực thị trường bất động sản) để tham mưu quản lý trong lĩnh vực Nhà ở và Thị trường bất động sản. Ở cấp
huyện nhiệm vụ này được giao cho phòng Công thương hoặc phòng Quản lý Đô thị (thành phố Hà Giang). Tuy nhiên, việc quản lý nhà ở theo
quy định của pháp luật mới bắt đầu thực hiện nên còn gặp
nhiều khó khăn, vướng mắc.
Phần thứ ba
QUAN ĐIỂM, DỰ BÁO
NHU CẦU, MỤC TIÊU, LỘ TRÌNH CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Quan điểm.
- Từng bước góp phần nâng cao chất
lượng nhà ở và môi trường sống của các đối tượng thu nhập
thấp, đảm bảo có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
đồng bộ, từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về chất lượng chỗ ở giữa các nhóm đối tượng trong xã hội, đảm bảo công bằng, góp
phần phát triển đô thị bền vững, văn minh, hiện đại phù
hợp với bản sắc của địa phương.
- Nhà nước khuyến khích các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển nhà ở xã hội,
đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư và
của người dân.
- Phát triển nhà ở phải tuân thủ quy
hoạch xây dựng được duyệt, đảm bảo sự bền vững, giữ gìn sự cân bằng sinh thái, bảo vệ cảnh quan môi trường.
2. Dự báo nhu cầu.
- Nhà ở cho công nhân tại
các khu, cụm công nghiệp: Dự báo đến năm 2015 sẽ có
5.000 và đến năm 2020 sẽ có 10.000 người làm việc tại các khu công nghiệp tập
trung, cụm công nghiệp trong tỉnh. Số
công nhân có nhu cầu giải quyết chỗ ở dự báo là 3.500 người (đến năm 2015) và 7.000 người (đến năm 2020). Tương đương phải xây dựng 17.500m2 nhà ở cho công nhân (đến năm 2015) và 56.000m2
(đến năm 2020).
- Nhà ở của học sinh, sinh
viên: Dự báo đến năm 2015 số học sinh, sinh viên là
4.500 người; Đến năm 2020 là 9.000 người. Số học sinh,
sinh viên cần ở ký túc xá dự báo là 3.900 người (đến năm 2015) và 7.000 người
(đến năm 2020). Tương đương phải xây dựng 15.600m2 nhà ở (đến năm
2015) và 42.000m2 (đến năm 2020).
- Nhu cầu nhà ở của người
thu nhập thấp tại đô thị (Bao gồm cả các đối tượng: Cán bộ, công chức, viên
chức; Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; các đối tượng
đã trả lại nhà ở công vụ quy định tại điểm a khoản
6 Điều 30 của Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày
23/6/2010 của Chính phủ): Theo số liệu rà soát thực
trạng nhu cầu nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp của tỉnh Hà Giang
năm 2012 là 3.258 người. Dự báo số người thu nhập thấp ở đô thị có khó khăn về
nhà ở giai đoạn 2011-2020 khoảng 5.000 người; như vậy diện tích nhà ở cho người
thu nhập thấp tại các đô thị cần có đến 2015 là 48.800m2 (tương
đương 1.084 căn hộ); đến 2020 là 100.000m2 (tương đương 1.666 căn hộ).
3. Mục tiêu, kế hoạch.
3.1. Mục tiêu tổng quát: Thực hiện có hiệu quả chính sách nhà ở xã hội, góp phần thực hiện
thành công phương hướng nhiệm vụ phát triển nhà ở đã được Đại
hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: "Có
chính sách để phát triển mạnh nhà ở cho nhân dân, nhất là cho các đối tượng chính sách và
người có thu nhập thấp”. Tạo động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, nông thôn của tỉnh theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu đến 2015:
+ Nhà ở sinh viên: Phấn đấu có 60%
sinh viên có nhu cầu được thuê nhà ở trong ký túc xá với
diện tích ở tối thiểu là 4m2/sinh viên (khoảng 2.400 sinh viên,
tương đương khoảng 9.600m2 sàn xây dựng).
+ Nhà ở công nhân các khu, cụm công
nghiệp: Phấn đấu có 50% số công nhân có nhu cầu được thuê
nhà ở trong các dự án nhà ở công nhân với diện tích ở tối thiểu là 5m2/người
(khoảng 1.800 công nhân, tương đương khoảng 9.000m2 sàn xây dựng).
+ Nhà ở cho người thu nhập thấp tại
khu vực đô thị (Bao gồm cả các đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức; sỹ
quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ quy định tại điểm a Khoản
6, Điều 30 của Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ): Phấn đấu giải quyết chỗ ở cho 50% nhu
cầu về nhà ở cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhân dân,
người thu nhập thấp tại khu vực đô thị được mua, thuê và thuê mua nhà ở, trong
đó 50% là nhà mua và 50% là nhà cho thuê và thuê mua với diện tích bình quân
15m2/người (khoảng 1.630 người, tương đương khoảng 24.500m2
sàn xây dựng = 542 căn hộ).
+ Từng bước hoàn thiện hệ thống hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các khu đô thị mới phải được thiết kế và xây
dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng. Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh (nước
máy, nước mưa, nước giếng khoan và giếng đào được bảo vệ) tại đô thị đạt 95%,
nông thôn đạt 75% đến 80%; tỷ lệ hộ có công trình nhà xí hợp vệ sinh ở đô thị
đạt 100%, nông thôn đạt 75%. Xử lý và quản lý được trên 70%
nguồn chất thải, loại và lượng rác thải nói chung trên toàn tỉnh, riêng chất thải rắn phấn đấu thu gom, vận
chuyển và xử lý được trên 85% tại các đô thị.
- Mục tiêu đến 2020:
+ Nhà ở sinh viên: Phấn đấu có 70%
sinh viên có nhu cầu được thuê nhà ở trong ký túc xá với
diện tích ở khoảng là 6m2/sinh viên cho khoảng
4.900 sinh viên (tương ứng cần xây dựng bổ sung 19.800m2).
+ Nhà ở công nhân các khu, cụm công
nghiệp: Phấn đấu có 70% số công nhân có nhu cầu được thuê nhà ở trong các dự án
nhà ở công nhân với diện tích ở khoảng là 8m2/người với khoảng 4.900
công nhân (tương ứng cần xây dựng bổ sung 30.200m2).
+ Nhà ở cho người thu nhập thấp tại
khu vực đô thị (Bao gồm cả các đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; các đối tượng đã trả lại nhà
ở công vụ quy định tại điểm a khoản 6 Điều 30 của Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính
phủ): Phấn đấu giải quyết chỗ ở cho 50% nhu cầu về nhà
ở cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhân dân, người thu nhập
thấp tại khu vực đô thị được mua và thuê và thuê mua nhà ở (khoảng 2.500 người,
với diện tích nhà ở cần xây dựng bổ sung 25.500m2, tương đương 833
căn hộ), trong đó 50% là nhà mua và 50% là nhà cho thuê và thuê mua với diện
tích bình quân 20m2/người.
+ Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp
vệ sinh tại đô thị đạt 100%, nông thôn đạt 85% đến 90%; tỷ lệ hộ gia đình có
công trình hố xí hợp vệ sinh tại đô thị đạt 100%, nông
thôn đạt 90%. Xử lý và quản lý được trên 90% nguồn chất thải, loại và lượng rác
thải trên toàn tỉnh; riêng chất thải rắn, phấn đấu thu gom, vận chuyển và xử lý
được trên 90% tại các đô thị.
4. Giải pháp thực hiện.
- Có cơ chế, chính sách để phát triển nhà ở xã hội như:
+ Nhà nước tạo hành lang pháp lý
thông thoáng và cơ chế ưu đãi nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các
thành phần kinh tế trong và ngoài nước phát triển nhà ở xã
hội.
+ Các dự án nhà ở xã hội phải được
gắn với các dự án khu đô thị mới để đảm bảo tính đồng bộ, văn minh của đô thị,
tạo điều kiện cho những người thu nhập thấp sống hòa nhập
với cộng đồng, được tiếp cận với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
tại các khu đô thị mới thay vì nhà nước phải đầu tư xây
dựng nếu các dự án nhà ở xã hội được xây dựng theo quy hoạch riêng.
+ Về mặt xã hội,
người thu nhập thấp sống hòa đồng với người có thu nhập
cao trong cùng một khu đô thị sẽ khơi dậy ý chí vươn lên
để tạo lập một cuộc sống khá giả hơn. Đối với công nhân lao động làm việc tại
các khu công nghiệp tập trung, nhà ở cần được bố trí gần
với nơi làm việc, vì vậy các dự án nhà ở dành cho công nhân thuê phải gắn với
các dự án phát triển khu công nghiệp.
- Cải cách thủ tục hành
chính trong đầu tư nhà ở xã hội.
Việc thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở
xã hội đã được quy định tại Luật Nhà ở và Nghị định 71/2010/NĐ-CP và các hệ
thống Luật, các văn bản pháp quy của các ngành liên quan. Để giúp các doanh
nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính đầu tư vào lĩnh vực nhà ở xã hội trên
địa bàn tỉnh được thuận lợi, tỉnh Hà Giang thực hiện cải cách một số thủ tục hành chính sau:
+ Lĩnh vực đầu tư xây dựng:
Căn cứ vào điều kiện, nhu cầu thực tế
các huyện, thành phố lập hồ sơ điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chung, quy
hoạch chi tiết xây dựng đô thị để bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở
thu nhập thấp.
Sau khi có văn bản chấp thuận chủ
trương đầu tư của UBND tỉnh, chủ đầu tư chỉ cần thực hiện
tuyển chọn phương án kiến trúc đối với các vị trí yêu cầu
tổ chức thi tuyển và tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc theo quy định.
Việc lập, thẩm
định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo quy định của
pháp luật về đầu tư xây dựng, trong quá trình lập dự án có thể yêu cầu Sở Xây dựng cung cấp thông tin về quy hoạch (nếu cần), Sở
Xây dựng có trách nhiệm trả lời bằng
văn bản trong thời gian tối đa là 05 ngày làm việc kể khi từ
được yêu cầu.
Các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu
nhập thấp không phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở
chung cư do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 2 ha thì có thể
lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết. Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc
công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung
thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch phân khu; đảm
bảo sự đấu nối hạ tầng kỹ thuật và phù hợp về không gian
kiến trúc với khu vực xung quanh.
+ Các lĩnh vực khác: Dự án đầu tư xây
dựng nhà ở xã hội được áp dụng cơ chế ưu đãi đầu tư theo các quy định hiện hành.
- Các dự án nhà ở xã hội
(đặc biệt nhà ở sinh viên) phải được đầu tư xây dựng thí điểm nhằm thực hiện một số mục đích sau:
+ Tạo quỹ nhà ở xã hội đáp ứng một
phần nhu cầu về nhà ở của một số đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
+ Xây dựng mô hình thí điểm, từ đó
tổng hợp, đánh giá kết quả, đúc rút kinh nghiệm để nhân rộng và kêu gọi xã hội
hóa trên địa bàn tỉnh.
- Thể chế hóa các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đất đai để đầu tư xây dựng nhà
ở xã hội.
+ Các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới trên địa bàn có quy mô sử dụng đất từ 10 ha trở lên có trách nhiệm
dành tối thiểu 20% diện tích đất xây dựng nhà ở đã đầu tư
xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các dự án này để xây dựng nhà ở xã hội.
+ Đối với quỹ đất để xây dựng nhà ở
xã hội cho công nhân khu công nghiệp trong trường hợp khu công nghiệp đang trong giai đoạn hình thành: Doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công
nghiệp có trách nhiệm tổ chức giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở công nhân theo quy hoạch được duyệt, sau đó
chuyển giao lại quỹ đất đã có hạ tầng cho Trung tâm phát
triển quỹ đất để tổ chức đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân. Chi phí bồi
thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng khu nhà ở công nhân được phân
bổ vào tiền thuê đất tại khu công nghiệp;
+ Đối với các dự án nhà ở xã hội xây
dựng phù hợp với quy hoạch xây dựng nhưng chưa có quỹ đất
sạch, doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được nhà nước hỗ trợ để tổ chức
đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ
tầng kỹ thuật trong phạm vi hàng rào của dự án được UBND tỉnh xem xét hỗ trợ
toàn bộ hoặc một phần từ ngân sách địa phương.
5. Giải pháp tài chính.
- Thành lập Quỹ phát triển
nhà ở.
Thành lập Quỹ phát triển nhà ở theo
Khoản 6, Điều 1 Quyết định 76/2004/QĐ-TTg ngày 06/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Khoản 2 Điều 75 Nghị định 71/2010/NĐ-CP. Đây là tổ chức
tài chính nhà nước hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn vốn, bù đắp chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và
không vì mục đích lợi nhuận. Thông qua quỹ này người dân có thể tiếp cận với nguồn vốn để mua nhà, đồng thời cũng là một
kênh huy động vốn để nhà nước tiến hành đầu tư các dự án
nhà ở xã hội.
- Nhà nước đầu tư xây dựng
thí điểm là khâu then chốt và đột phá.
+ Việc phát triển nhà ở xã hội được
đầu tư từ vốn ngân sách hoặc vốn vay do nhà nước bảo lãnh phải được xác định là
khâu then chốt và đột phá, bởi đây là vấn đề an sinh xã
hội, là hoạt động đầu tư phi lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp.
+ Việc đầu tư từ vốn ngân sách không
có nghĩa là tái thực hiện chế độ bao cấp về nhà ở (nhà
nước bỏ tiền ra xây nhà ở để phân phối theo kế hoạch,
không xác định yếu tố thu hồi vốn ngân sách) mà là chính
sách ứng trước vốn ngân sách hoặc nhà nước bảo lãnh vốn vay, giao cho đơn
vị nhà nước thực hiện vay vốn, đầu tư, vận hành và tính toán thu
hồi vốn với lãi suất bảo toàn trong thời gian xác định.
- Nhà ở cho sinh viên được
đầu tư chủ yếu từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ.
- Nhà ở cho người thu nhập
thấp, Nhà ở cho công nhân được thực hiện đầu tư theo hình thức xã hội hóa.
6. Danh mục các dự án và khái toán
kinh phí.
TT
|
Dự án
|
Quy mô
|
Khái toán kinh
phí
(tỷ đồng)
|
I
|
NHÀ Ở SINH VIÊN
|
|
|
1
|
Nhà ở sinh viên tập trung tại xã Phong Quang huyện Vị Xuyên
|
42.000m2
sàn x 7.894 triệu/m2x1,019
|
338,0
|
II
|
NHÀ Ở CÔNG NHÂN
|
|
|
1
|
Nhà ở cho công
nhân tại khu công nghiệp Bình Vàng
|
44.800m2 sàn
x 7.894 triệu/m2x1,019
|
360,0
|
2
|
Nhà ở cho công
nhân tại các Cụm công nghiệp (rải rác)
|
11.200m2 sàn x 7.894 triệu/m2x1,415
|
125,0
|
III
|
NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP TẠI ĐÔ THỊ
|
|
|
1
|
Dự án nhà ở tại thành phố Hà Giang
|
62.000m2 sàn x 7.894 triệu/m2
|
490,0
|
2
|
Dự án nhà ở tại các huyện
|
38.000m2 sàn x 7.894 triệu/m2x1,415
|
425,0
|
TỔNG
KINH PHÍ VÀ NGUỒN VỐN
TT
|
Dự
án
|
Khái
toán kinh phí
(tỷ đồng)
|
Phân
ra theo nguồn vốn
|
Ngân
sách Trung ương
|
Ngân
sách địa phương
|
Vốn
vay ngân hàng CS-XH
|
Vốn
các tổ chức, thành phần kinh tế
|
1
|
Nhà ở sinh viên
|
338,0
|
338
(100%)
|
Xem
xét hỗ trợ GPMB
|
-
|
-
|
2
|
Nhà ở công nhân
|
485,0
|
|
Xem
xét hỗ trợ GPMB
|
|
485
(100%)
|
3
|
Nhà ở cho người thu nhập thấp tại
đô thị
|
915,0
|
-
|
Xem
xét hỗ trợ GPMB
|
-
|
915
(100%)
|
Tồng
cộng
|
1.738
|
338
|
|
0
|
1.400
|
* Đơn giá khái toán được xây dựng
trên cơ sở công văn số 716/UBND-CNGTXD, ngày 22/3/2013 của UBND tỉnh Hà Giang
V/v Công bố tập suất vốn đầu tư năm 2012.
* Khái toán kinh phí được xây dựng trên tổng nhu cầu dự báo đến năm 2020.
Phần thứ tư
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Xây dựng.
- Là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo
Chính sách về nhà ở và thị trường bất động sản, giúp Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy
ban nhân dân tỉnh theo dõi, tổng hợp tình hình và đề xuất giải quyết những khó
khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương
trình này. Chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan xây dựng
kế hoạch triển khai thí điểm một số dự án đầu tư xây dựng
nhà ở xã hội tại các địa bàn trọng điểm có nhu cầu cấp thiết về nhà ở xã hội,
qua đó tiến hành công tác tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, xây dựng hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách cụ thể về mô hình phát triển và quản lý quỹ
nhà ở xã hội áp dụng thực hiện trên toàn tỉnh.
- Hướng dẫn các địa phương, đơn vị
trong công tác lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng theo tinh thần phát triển nhà
ở của Chương trình.
- Tham mưu ban hành tiêu chuẩn, quy
trình xét chọn đối tượng được thuê, thuê mua, mua; điều kiện được thuê, thuê
mua; mẫu hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở xã hội;
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối
hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng và các địa phương có
liên quan lập kế hoạch vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước cho phát triển quỹ nhà ở
xã hội hàng năm và từng thời kỳ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét để trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt trong dự toán ngân sách hàng năm;
- Chủ trì phối hợp Sở Xây dựng xây
tham mưu ban hành chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư
phát triển các khu chung cư cho người có thu nhập thấp tại đô thị, các cụm công
nghiệp, khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng
và các cơ quan liên quan nghiên cứu chính sách khuyến khích các nhà đầu tư
trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị
mới nhằm tạo nguồn lực thực hiện các
dự án nhà ở xã hội đồng thời đảm bảo sự phát triển đồng bộ
của các dự án.
3. Sở Tài chính.
- Chủ trì, phối
hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang và Sở Xây dựng tham mưu
thành lập Quỹ phát triển nhà ở tỉnh Hà Giang; hướng dẫn việc quản lý và sử dụng
Quỹ phát triển nhà ở tỉnh Hà Giang để tạo nguồn vốn đầu tư
nhà ở xã hội;
- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang triển khai thực hiện Quyết định
số 105/2007/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng Chính sách tài chính nhà ở
quốc gia đến năm 2020.
4. Sở Tài nguyên và Môi
trường.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng lập kế hoạch sử dụng đất phục vụ yêu cầu phát triển nhà ở xã hội;
- Cải cách các thủ tục về đất đai,
tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư khi tham gia xây dựng nhà ở xã hội tại địa phương;
5. Các cơ quan khác.
Sở Thông tin và Truyền Thông, Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Giang có trách
nhiệm phổ biến, tuyên truyền rộng rãi chính sách phát
triển nhà ở xã hội để nhân dân tiếp cận, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám
sát cộng đồng trong việc tổ chức thực hiện.
6. Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố.
- Triển khai thực hiện việc điều tra,
tổng hợp nhu cầu về nhà ở xã hội trên địa bàn; chỉ đạo xây dựng chương trình
phát triển nhà ở xã hội của địa phương giai đoạn 2011-2015 và công tác lập, phê
duyệt quy hoạch xây dựng nhà ở xã hội; bố trí đủ quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội;
lựa chọn, xác định địa điểm xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn.
- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Giang
có trách nhiệm bố trí quỹ đất phù hợp với quy hoạch xây dựng, phối hợp với Sở Xây dựng và các sở, ngành có liên quan tổ chức triển khai xây
dựng thí điểm một số dự án nhà ở xã
hội trên địa bàn.