UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
84/2006/QĐ-UBND
|
Vinh, ngày 24
tháng 8 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH
VỀ MỐT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
TỈNH NGHỆ AN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số: 124/2003/QĐ-TTg ngày 17/6/2003
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án: “Bảo tồn, phát triển văn hoá
các dân tộc thiểu số Việt Nam”;
Xét đề nghị của Ban Dân tộc tại Công văn số:
318/BDT-CS ngày 24/7/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về một số chính sách hỗ trợ bảo
tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc,
Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Văn hoá Thông tin, Du lịch; Chủ
tịch UBND các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số, thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Ky
|
QUY ĐỊNH
VỀ MỘT SỐ CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
84/2006/QĐ-UBND ngày 24/8/2006 của UBND tỉnh Nghệ An)
Chương
I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát triển
văn hoá tại Quy định này nhằm bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá tốt đẹp của
các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An.
Điều
2. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
1.
Đối tượng: Các loại hình văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Ơđu, Khơ
Mú, Mông, Thái, Thổ ở vùng miền núi Nghệ An.
2.
Phạm vi áp dụng: Các loại hình văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể, các lễ hội
văn hoá dân gian truyền thống và văn hoá ẩm thực.
2.1.
Ở các vùng miền núi trình độ dân trí thấp, đời sống còn khó khăn, không có điều
kiện để bảo vệ và phát huy di sản văn hoá của dân tộc mình.
2.2.
Những vùng do tác động của các yếu tố khách quan mang tính tiêu cực, bản sắc
văn hoá đã và đang bị xoá nhoà; vùng phải di dời bản làng đến định cư ở địa bàn
mới, xa đồng tộc, ở xen ghép với các dân tộc khác.
Điều
3. Nội dung hỗ trợ bảo tồn, phát triển văn
hoá:
Bảo
tồn, kế thừa có chọn lọc và phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống, xây dựng
và phát triển những giá trị mới về văn hoá của các dân tộc thiểu số Nghệ An;
phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ sáng tác văn học nghệ thuật, dân ca, dân nhạc, dân
vũ thuộc các dân tộc thiểu số; nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu, lưu giữ các loại
hình văn học, truyện kể dân gian, văn hoá vật thể và phi vật thể:
1.
Khảo sát, thống kê các nghệ nhân là người dân tộc thiểu số trong từng lĩnh vực
văn hoá.
2.
Sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu và lưu giữ các kiến trúc, trang phục, nhạc cụ,
khí cụ, hàng thổ cẩm, sản phẩm đan lát, rèn, thêu thông qua bảo tàng, các trung
tâm văn hoá, triển lãm và trong đời sống hàng ngày.
3.
Tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu, lưu giữ các loại hình văn học, truyện
kể dân gian, các loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ; giữ gìn, phát huy các hoạt
động văn hoá, văn nghệ lành mạnh, lễ hội truyền thống tốt đẹp của các dân tộc
thiểu số.
4.
Tổ chức nghiên cứu, hội thảo về chữ viết, ngôn ngữ; tổ chức dạy và học chữ viết,
ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số.
5.
Điều tra khảo sát, phân loại, bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống,
văn hoá ẩm thực của các dân tộc thiểu số.
Chương
II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục
I: Các loại hình văn hoá của từng dân tộc thiểu số ở Nghệ An được hỗ trợ bảo tồn,
phát triển:
Điều
4. Về văn hoá vật thể:
1. Làng Thái cổ, các loại kiến trúc nhà sàn của
dân tộc Thái, dân tộc Ơđu; trang phục đặc trưng của dân tộc Thái, Mông, Ơđu, Thổ,
Khơ Mú.
2. Các loại nhạc cụ, khí cụ: cồng chiêng của dân
tộc Thái, Thổ, Khơ Mú; khèn bè, sáo các loại, khèn môi của dân tộc Thái, Mông,
Khơ Mú; xí xo của dân tộc Thái; các sản phẩm: đan lát, rèn của dân tộc Mông,
Khơ Mú, Ơđu, Thái; sản phẩm thổ cẩm của dân tộc Thái.
Điều
5. Về văn hoá phi vật thể:
1.
Văn hoá ứng xử của dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Thổ, Ơđu.
2.
Chữ viết của dân tộc Thái, dân tộc Mông; ngôn ngữ của dân tộc Ơđu, nhóm dân tộc
Thổ: Tày Poọng, Đan lai.
3.
Các loại hình văn học dân gian, truyện kể của dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Thổ,
Ơđu.
4.
Các loại hình dân ca: xuối, nhuôn, khắp, òn, lăm của dân tộc Thái; tơm của dân
tộc Khơ Mú; cứ xia, lù tẩu của dân tộc Mông; hát đu đu điềng điềng, xít căng
hao, tập tình tập tang của dân tộc Thổ.
5.
Các loại hình âm nhạc, các điệu rnúa, vui chơi đồng giao truyền thống của dân tộc
Thái, Thổ, Mông, Khơ Mú, Ơđu.
Điều
6. Các lễ và lễ hội văn hoá dân gian truyền
thống:
1.
Lễ hội Đền chín gian ở Quế Phong, Đền Cửa Rào ở Tương Dương, Đền Cây Đa bản
Cánh ở Kỳ Sơn, Thẳm Bua ở Quỳ Châu, Làng Vạc ở Nghĩa Đàn.
2.
Lễ hội Xăng khan, lễ cầu mùa của các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Ơđu; lễ cưới
truyền thống của dân tộc Thái.
Điều
7. Văn hoá ẩm thực: Món mọc, canh ột, cơm
lam của dân tộc Thái; món lám nhoọc của dân tộc Khơ Mú; bánh dẻo và món đậu
tương của dân tộc Mông; rượu cần của dân tộc Thái, Khơ Mú, Ơđu.
Mục
II: Chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát triển văn hoá các Dân tộc thiểu số ở Nghệ
An:
Điều
8. Ngân sách Nhà nước sẽ đầu tư xây dựng
nhà bảo tàng dân tộc ở Tỉnh, trung tâm văn hoá ở các huyện miền núi để phục chế,
khôi phục, bảo quản, quản lý, bảo tồn, giới thiệu các loại hình văn hoá của các
dân tộc thiểu số trong Tỉnh (sẽ có đề án riêng).
Điều
9. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn
vị, dòng họ và hộ đồng bào dân tộc thiểu số tặng, bán các sản phẩm, các di vật
văn hoá của các dân tộc thiểu số cho nhà bảo tàng dân tộc tỉnh, trung tâm văn
hoá ở các huyện miền núi; khuyến khích cộng đồng, dòng họ, hộ gia đình dân tộc
Thái, Mông, Khơ Mú, Ơđu, Thổ khôi phục, bảo tồn và phát triển các loại hình văn
hoá đặc trưng của dân tộc mình.
Chính quyền các cấp và cơ quan chức năng liên
quan sẽ có hình thức khen thưởng thích hợp cho tập thể, cá nhân có sản phẩm,
các di vật văn hoá của các dân tộc thiểu số biếu, tặng, bán cho nhà bảo tàng
dân tộc tỉnh, trung tâm văn hoá ở các huyện miền núi và đóng góp tích cực cho
việc bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số.
Điều
10. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt
động sau:
1.
Điều tra, khảo sát, sưu tầm, thống kê, giới thiệu làng Thái cổ, các kiến trúc
nhà sàn, các loại nhạc cụ, khí cụ, hàng thổ cẩm; các sản phẩrn đan lát, rèn và
trang phục đặc trưng của các dân tộc thiếu số qui định tại khoản 1 và 2 Điều 4
Qui định này.
2.
Tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu các loại hình văn học, truyện kể dân
gian, các loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ qui định tại Điều 5 của Quy định
này.
3.
Tổ chức mỗi năm một lần thi sáng tác các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ của
các dân tộc thiểu số qui định tại khoản 4, 5 Điều 5 Quy định này; tổ chức biểu
diễn văn nghệ, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc ở huyện hai năm một lần, ở tỉnh
ba năm một lần.
4.
Tổ chức các lễ hội văn hoá dân gian truyền thống của các dân tộc thiểu số qui định
tại Điều 6 Qui định này gắn với các hoạt động du lịch văn hoá, lịch sử; tổ chức
thi văn hoá ẩm thực giữa các dân tộc trong tỉnh qui định tại Điều 7 của Qui định
này.
5.
Nghiên cứu, hội thảo, bảo tồn ngôn ngữ của dân tộc Ơđu, tộc người Đan lai, Tày
Poọng thuộc nhóm dân tộc Thổ; phổ biến chữ viết của dân tộc Mông, dân tộc Thái
trong các trường tiểu học và trung học cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc Mông, dân
tộc Thái.
6.
Tổ chức mở các lớp tập huấn về sản xuất, sử dụng các loại nhạc cụ, khí cụ qui định
tại khoản 2 Điều 4 Qui định này.
Nguồn
kinh phí cho các hoạt động trên thực hiện theo nguyên tắc ngân sách tỉnh, huyện
hỗ trợ; xã và cộng đồng các dân tộc đóng góp, huy động tài trợ các tổ chức,
doanh nghiệp. Mức hỗ trợ tuỳ thuộc từng loại hình và quy mô tổ chức.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
11. Giao cho Ban Dân tộc chủ trì:
1. Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan,
UBND các huyện miền núi triển khai tổ chức thực hiện Quyết định này.
2.
Phối hợp với Sở Văn hoá Thông tin, UBND các huyện miền núi tổ chức điều tra, khảo
sát, sưu tầm, thống kê, giới thiệu làng Thái cổ, các kiến trúc nhà sàn, các lại
nhạc cụ, khí cụ, hàng thổ cẩm; các sản phẩm: đan lát, rèn và trang phục dặc
trưng của các dân tộc thiểu số qui định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Qui định này;
khảo sát thống kê các nghệ nhân qui định tại khoản 1 Điều 3 của Qui định này.
3. Phối hợp với Sở Văn hoá Thông tin, UBND các
huyện miền núi lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ bảo tồn, phát triển văn hoá các dân
tộc thiểu số qui định tại Mục I Chương II của Qui định này. Sở Kế hoạch và đầu
tư, Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh bố trí trong kế hoạch chi ngân sách
hàng năm.
Điều
12. Giao cho Sở Văn hoá Thông tin chủ trì
phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Du lịch và Uỷ ban nhân dân các huyện miền núi:
1.
Tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại khoản 2, 3, 4, 6 Điều 10 của Qui định
này.
2. Tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn biện pháp
nghiệp vụ quản lý, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hoá, lễ hội truyền thống,
các phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc thiểu số.
Điều
13. Giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo chủ
trì phối hợp với Ban Dân tộc và các Sở, Ngành, UBND các huyện miền núi liên
quan tổ chức, nghiên cứu, hội thảo, bảo tồn ngôn ngữ của dân tộc Ơđu, tộc người
Đan lai, Tày Poọng thuộc nhóm dân tộc Thổ; phổ biến chữ viết của dân tộc Mông,
dân tộc Thái trong các trường Tiểu học và Trung học cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc
Mông, dân tộc Thái qui định tại khoản 5 Điều 10 của Qui định này.
Điều
14. Uỷ ban nhân dân các huyện miền núi:
1.
Chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Văn hoá Thông tin, Sở Du lịch tổ chức các
hoạt động biểu diễn văn nghệ, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, các lễ hội văn
hoá dân gian truyền thống quy định tại khoản 3, 4 Điều 10 Qui định này.
2.
Điều tra, khảo sát, thống kê có chọn lọc các loại hình văn hoá qui định tại Mục
I, Chương II của Qui định này ở địa phương mình; xây dựng kế hoạch hỗ trợ kinh
phí bảo tồn, phát triển các loại hình văn hoá trong huyện gửi về Ban Dân tộc
trước ngày 15 tháng 8 hàng năm.
Trong
quá trình tổ chức thực hiện có những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung Ban Dân tộc tổng
hợp trình UBND xử lý./.