ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 838/QĐ-CTUBND
|
Quy Nhơn, ngày 14 tháng 4 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH
CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y (sửa đổi) năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 3065/QĐ-BNN-NN, ngày 07/11/2005 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định điều kiện
chăn nuôi, ấp trứng, vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm;
Căn cứ Thông tư số 84/2005/TT-BNN, ngày 23/12/2005 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn tổ chức lại chăn nuôi thủy
cầm để phòng chống dịch cúm gia cầm (H5N1);
Căn cứ văn bản số 321/BNN-TY, ngày 14/02/2006 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cho phép ấp nở, nuôi mới gà;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về điều kiện chăn
nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBND các huyện, thành
phố, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Thiện
|
QUY ĐỊNH
VỀ ĐIỀU
KIỆN CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 838/QĐ-CTUBND ngày 14/4/2006 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng
1. Quy định này áp dụng trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm gà.
2. Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động trong lĩnh vực chăn
nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Gia cầm gồm gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, chim cút, đà điểu, chim cảnh,
gà chọi và các loài khác được xem như gia cầm theo quy định của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
2. Sản phẩm gia cầm gồm thịt, trứng và các phụ phẩm khác ở dạng tươi sống
và sơ chế.
3. Chăn nuôi nhỏ ở hộ gia đình là chăn nuôi tận dụng, phân tán với số lượng
gia cầm có mặt thường xuyên dưới 200 con.
4. Chăn nuôi gia trại là chăn nuôi sản xuất hàng hóa nhưng chưa đạt tiêu
chí trang trại, với số lượng gia cầm thường xuyên từ 200 đến dưới 2.000 con.
5. Chăn nuôi trang trại có quy mô thường xuyên từ 2.000 con trở lên (theo
tiêu chí về kinh tế của trang trại).
Chương II
CHĂN NUÔI GIA CẦM VÀ NHỮNG HÀNH VI BỊ CẤM
Điều 3. Điều kiện chăn nuôi an toàn dịch bệnh
1. Tổ chức cá nhân chăn nuôi gia cầm phải đăng ký với cơ quan thú y để thẩm
định điều kiện vệ sinh thú y. Khi có đủ điều kiện vệ sinh thú y do cơ quan thú
y xác nhận và các điều kiện khác theo quy định của Pháp lệnh Giống vật nuôi,
Pháp lệnh Thú y mới được sản xuất kinh doanh.
2. Chăn nuôi gia cầm ở hộ gia đình quy mô dưới 200 con, chuồng nuôi phải
cách biệt với nhà ở, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y và an toàn sinh học.
- Chăn nuôi gia cầm có quy mô gia trại, trang trại phải cách xa khu dân
cư, bệnh viện, trường học, chợ, công sở từ trên 300 m, bảo đảm điều kiện vệ
sinh thú y và an toàn sinh học.
3. Khu vực chăn nuôi gia cầm phải có tường hoặc hàng rào bao quanh, chuồng
trại chăn nuôi phải xây dựng phù hợp cho từng loại gia cầm, không nhốt chung
gia cầm với gia súc, gia cầm ốm với gia cầm khỏe mạnh. Có nguồn nước sạch; lối
ra vào khu chăn nuôi phải có hố khử trùng tiêu độc; đối với chăn nuôi trang trại
phải có thiết bị khử trùng tiêu độc cho người và phương tiện vận chuyển.
4. Giống gia cầm nuôi phải nằm trong
danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh quy định tại Quyết định số
67/2005/QĐ-BNN ngày 31/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giống
phải có nguồn gốc rõ ràng do tự ấp hoặc mua từ các
cơ sở giống đã được kiểm dịch, tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy
định của thú y, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm.
5. Dụng cụ chăn nuôi phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi lần sử
dụng. Chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi phải được vệ sinh, khử
trùng, tiêu độc định kỳ và thực hiện phòng, chống dịch bệnh theo quy định của
cơ quan thú y.
6. Các trang trại, cơ sở chăn nuôi gia cầm phải có nơi cách ly xử lý gia cầm
ốm, chết, chất thải theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
Điều 4. Các hành vi bị cấm
1. Chăn nuôi gia cầm trong nội thành, nội thị (thị xã thuộc tỉnh, thị trấn
thuộc huyện), khu đô thị mới, các khu công nghiệp, các khu vực gần trường học,
bệnh viện.
2. Chăn nuôi gia cầm thả rông, thủy cầm (vịt) chạy đồng.
3. Gây ô nhiễm môi trường hệ sinh thái và không đảm bảo vệ sinh thú y.
4. Không chủ động khai báo dịch bệnh, làm lây lan, phát tán nguồn bệnh,
bán chạy gia cầm và sản phẩm gia cầm bệnh, ốm chết.
Chương III
VỀ PHÁT TRIỂN ĐÀN GIA CẦM TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Điều 5. Về tổ chức sản xuất
1. Không chăn nuôi gia cầm trong nội thành, nội thị, khu công nghiệp.
Trong năm 2006 thực hiện triệt để ở thành phố Quy Nhơn, sau đó là các thị trấn
của tỉnh nhưng không chậm sau năm 2007.
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia cầm theo chăn nuôi công nghiệp, bán công
nghiệp phải đăng ký với UBND các cấp do UBND tỉnh quy định.
3. Cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung quy mô từ 500 mái sinh sản hoặc 1000
con nuôi thương phẩm trong một lứa trở lên chỉ được xây dựng tại địa điểm cách
ly khu dân cư, trường học, đường quốc lộ, bệnh viện, chợ. Chăn nuôi gia cầm có
quy mô nhỏ hơn mức trên phải có chuồng nuôi, có tường rào bao quanh, cách xa
nhà ở theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Cấm chăn nuôi thủy cầm theo phương thức chăn thả tự do.
5. Cơ sở ấp trứng gia cầm thủ công phải cách biệt với nhà ở và địa điểm của
cơ sở ấp trứng công nghiệp phải cách xa khu dân cư, trường học, bệnh viện, chợ,
công sở tối thiểu 300 m nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và an toàn sinh học.
6. Đối với việc sản xuất, cung cấp và sử dụng
con giống trong chăn nuôi:
+ Các cơ sở sản xuất giống gia cầm phải bảo đảm
tiêu chuẩn vệ sinh thú y quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh Thú y. Giống sản xuất
ra phải đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng cấp giống đã công bố.
+ Giống gia cầm lưu thông trên thị trường phải
có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y có thẩm quyền.
+ Cơ sở chăn nuôi gia cầm phải sử dụng con giống
đã công bố tiêu chuẩn chất lượng.
Điều 6. Về vệ sinh thú y, phòng ngừa dịch bệnh
1. Một số quy định đối với cơ sở ấp nở, sản xuất gia cầm giống:
a. Không được phát triển đàn thủy cầm (nghiêm cấm ấp, nở nuôi mới, tái tạo
đàn thủy cầm cho đến hết ngày 28/02/2007). Nếu phát hiện được sẽ bị xử lý tiêu
hủy và không hỗ trợ thiệt hại.
b. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh ấp nở, sản xuất gà giống phải tổ chức
tiêm phòng vaccine cúm gia cầm cho gà con 01 ngày tuổi trước khi xuất bán. Đối
với gà con 01 ngày tuổi còn miễn dịch từ đàn giống bố mẹ đã được tiêm vaccine
phòng cúm gia cầm thì không phải tiêm vaccine trước khi xuất bán.
2. Chủ các gia trại, trang trại nhập từ 100 con gà giống trở lên/lần nhập
về chăn nuôi tại địa phương phải chấp hành các quy định sau:
a. Về địa điểm chăn nuôi: Phải được cơ quan thú y sở tại chứng nhận đủ điều
kiện vệ sinh thú y và UBND sở tại cho phép xây dựng chuồng trại;
b. Một số yêu cầu đối với việc chuẩn bị nhập gà: Tối thiểu trước 05 ngày
nhập gà về trại, tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia cầm nộp trực tiếp cho cơ quan
thú y sở tại hồ sơ đăng ký việc nhập gà gồm:
- Đơn đề nghị cho phép nhập gà, trong đó phải nêu rõ tên, địa điểm của cơ
sở cung cấp gà giống; tên giống gà; số lượng gà nhập các đợt và ngày nhập gà về
tới trại của từng đợt;
- Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, vệ sinh thú y;
- Giấy chứng nhận kiểm tra huyết thanh học.
c. Một số yêu cầu thực hiện trong quá trình vận chuyển gia cầm về trại:
- Xe vận chuyển phải được tiêu độc, sát trùng trước khi đưa gà lên;
- Không được để rơi vãi phân, các chất thải khác trên lộ trình vận chuyển;
- Xe phải đi đúng tuyến đường quy định của cơ quan thú y nơi nhập;
- Xe phải còn nguyên niêm phong hoặc kẹp chì của cơ quan thú y nơi cấp giấy
chứng nhận kiểm dịch động vật để cơ quan thú y sở tại kiểm tra trước khi cho gà
nhập trại.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện một
số quy định về điều kiện vệ sinh thú y các cơ sở chăn nuôi gia cầm và phát triển
chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Định như sau:
1. UBND các huyện và thành phố có trách nhiệm:
+ Chỉ đạo tổ chức thực hiện đầu tư các khu chăn nuôi tập trung và hệ thống
cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn huyện theo quy hoạch đã
được UBND tỉnh phê duyệt;
+ Tổ chức triển khai quyết định này tại địa phương và phân công trách nhiệm
cụ thể cho các cơ quan chuyên môn có liên quan triển khai thực hiện quy định
này trên địa bàn huyện;
+ Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện các quy định về
chăn nuôi gia cầm, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm gia cầm và phòng chống dịch cúm
gia cầm tại địa phương.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
+ Phối hợp với các huyện, thành phố kiểm tra, giám sát thực trạng chăn
nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh để đề xuất UBND tỉnh chủ trương, giải pháp chỉ đạo
phát triển chăn nuôi gia cầm trong tỉnh đảm bảo yêu cầu an toàn dịch bệnh;
+ Phối hợp UBND các huyện, thành phố hướng dẫn cho di dời ngay những cơ sở
chăn nuôi, giết mổ gia cầm trong nội thành, nội thị, gần chợ, trường học, đường
giao thông; những cơ sở không đảm bảo điều kiện vệ sinh chăn nuôi;
+ Ban hành hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định điều kiện sản xuất chăn
nuôi, kinh doanh, giết mổ, chế biến, vận chuyển gia cầm; tiêu chuẩn trại gia cầm
giống và các tiêu chuẩn khác liên quan đến sản xuất chăn nuôi gia cầm;
+ Phối hợp với các ngành chức năng và
các địa phương tổ chức thực hiện tốt việc dập tắt, khống chế dịch cúm gia cầm, tiến
tới loại trừ dịch bệnh nguy hiểm này;
+ Chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp khoa học của ngành đẩy mạnh việc chọn lọc,
tạo, nhân giống gia cầm tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất;
+ Chỉ đạo Chi cục Thú y tỉnh thực hiện việc kiểm tra huyết thanh đàn gia cầm;
tổ chức triển khai tiêm vaccine phòng dịch cúm gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh.
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện chăn
nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh; kiểm tra việc chấp hành các quy định về ấp trứng,
vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm của tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh giống gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính: Có trách nhiệm phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hàng năm cân đối hỗ trợ kinh phí phục vụ
nhu cầu tổ chức lại ngành chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn, bền vững.
4. Sở Y tế có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm
tra, giám sát việc thực hiện tiêu độc, sát trùng, vệ sinh môi trường của các cơ
sở chăn nuôi gia cầm.
Điều 8. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về điều kiện chăn nuôi gia cầm an
toàn dịch bệnh và việc phát triển đàn gia cầm sẽ bị xử lý theo các quy định tại
Nghị định số 47/2005/NĐ-CP ngày 08/04/2005 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực
giống vật nuôi và Nghị định số 129/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y và các quy định khác của Pháp
luật có liên quan./.