Quyết định 833/QĐ-BTP năm 2013 công bố thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực quốc tịch và bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp
Số hiệu | 833/QĐ-BTP |
Ngày ban hành | 11/04/2013 |
Ngày có hiệu lực | 11/04/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Tư pháp |
Người ký | Lê Hồng Sơn |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước,Quyền dân sự |
BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 833/QĐ-BTP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH VÀ BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp, Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực quốc tịch và bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ tư pháp, Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH
VÀ BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC
NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 833 /QĐ-BTP ngày 11 tháng 4 năm 2013 của
Bộ Tư pháp)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH VÀ BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
I |
Thủ tục hành chính cấp Trung ương |
||
1 |
Cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài |
Quốc tịch |
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài |
2 |
Cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam ở nước ngoài |
Quốc tịch |
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài |
3 |
Cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam ở trong nước |
Quốc tịch |
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài |
4 |
Giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
5 |
Chi trả tiền bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
II |
Thủ tục hành chính cấp Tỉnh |
||
1 |
Cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở trong nước |
Quốc tịch |
Sở Tư pháp |
2 |
Cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam ở trong nước |
Quốc tịch |
Sở Tư pháp |
3 |
Giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
4 |
Chi trả tiền bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
III |
Thủ tục hành chính cấp Huyện |
||
1 |
Giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
2 |
Chi trả tiền bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
IV |
Thủ tục hành chính cấp xã |
||
1 |
Giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
2 |
Chi trả tiền bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC TICH, BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
I. Thủ tục hành chính cấp Trung ương
1.Thủ tục cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài
Trình tự thực hiện:
- Khi có nhu cầu xác nhận có quốc tịch Việt Nam, người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó cư trú. Trong trường hợp ở nước đó không có Cơ quan đại diện thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nơi thuận tiện nhất.
- Đối với trường hợp có đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam:
+ Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chủ động kiểm tra, đối chiếu danh sách những người đã được thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xem xét và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu).
- Đối với trường hợp không đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam:
+ Trường hợp không có đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiến hành thủ tục xác minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA;
BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 833/QĐ-BTP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH VÀ BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp, Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực quốc tịch và bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ tư pháp, Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH
VÀ BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC
NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 833 /QĐ-BTP ngày 11 tháng 4 năm 2013 của
Bộ Tư pháp)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH VÀ BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
I |
Thủ tục hành chính cấp Trung ương |
||
1 |
Cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài |
Quốc tịch |
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài |
2 |
Cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam ở nước ngoài |
Quốc tịch |
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài |
3 |
Cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam ở trong nước |
Quốc tịch |
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài |
4 |
Giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
5 |
Chi trả tiền bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
II |
Thủ tục hành chính cấp Tỉnh |
||
1 |
Cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở trong nước |
Quốc tịch |
Sở Tư pháp |
2 |
Cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam ở trong nước |
Quốc tịch |
Sở Tư pháp |
3 |
Giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
4 |
Chi trả tiền bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
III |
Thủ tục hành chính cấp Huyện |
||
1 |
Giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
2 |
Chi trả tiền bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
IV |
Thủ tục hành chính cấp xã |
||
1 |
Giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
2 |
Chi trả tiền bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC TICH, BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
I. Thủ tục hành chính cấp Trung ương
1.Thủ tục cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài
Trình tự thực hiện:
- Khi có nhu cầu xác nhận có quốc tịch Việt Nam, người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó cư trú. Trong trường hợp ở nước đó không có Cơ quan đại diện thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nơi thuận tiện nhất.
- Đối với trường hợp có đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam:
+ Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chủ động kiểm tra, đối chiếu danh sách những người đã được thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xem xét và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu).
- Đối với trường hợp không đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam:
+ Trường hợp không có đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiến hành thủ tục xác minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA;
+ Trường hợp nghi ngờ tính xác thực của giấy tờ trong hồ sơ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đề nghị các cơ quan, tổ chức liên quan tra cứu, kiểm tra, xác minh;
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tra cứu, kiểm tra, xác minh, Bộ Tư pháp hoặc cơ quan, tổ chức liên quan có văn bản trả lời.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, kiểm tra, xác minh, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xem xét và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu) nếu xác định được người yêu cầu đang có quốc tịch Việt Nam.
- Trường hợp sau khi tiến hành tra cứu, kiểm tra, xác minh, vẫn không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu có quốc tịch Việt Nam thì Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thông báo bằng văn bản cho người đó biết.
- Người yêu cầu nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai xác nhận có quốc tịch Việt Nam (Mẫu TP/QT-2013-TKXNCQTVN), kèm 02 ảnh 4x6;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ được quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 hoặc giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, kể cả giấy khai sinh trong đó không có mục quốc tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trống nếu trên đó ghi họ tên Việt Nam (họ tên người yêu cầu, họ tên cha, mẹ);
- Tờ khai lý lịch và các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA trong trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch nêu trên, cụ thể là:
+ Bản sao các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con;
+ Bản sao giấy tờ có nội dung liên quan đến quốc tịch của đương sự do chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;
+ Bản sao giấy tờ trên đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết:
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với trường hợp có đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam;
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc đối với trường hợp không đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam.
Lệ phí (nếu có): Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
Mẫu đơn, mẫu Tờ khai: Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (Mẫu TP/QT-2013-TKXNCQTVN).
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;
- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;
- Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 Sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hướng dẫn thị hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
2. Thủ tục Cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam ở nước ngoài
Trình tự thực hiện:
- Khi có nhu cầu xác nhận là người gốc Việt Nam, người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Trong trường hợp ở nước đó không có Cơ quan đại diện thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nơi thuận tiện nhất.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xem xét các giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và kiểm tra, đối chiếu cơ sở dữ liệu, tài liệu có liên quan đến quốc tịch (nếu có), nếu xét thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam thì cấp cho người đó Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu).
- Trường hợp không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu là người gốc Việt Nam, thì Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thông báo bằng văn bản cho người đó biết.
- Người yêu cầu nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (Mẫu TP/QT-2013-TKXNLNGVN), kèm 02 ảnh 4x6;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống;
- Giấy tờ có liên quan khác làm căn cứ để tham khảo gồm:
+ Giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 được nêu tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
+ Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam;
+ Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam;
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Cơ quan phối hợp: Không
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.
Lệ phí (nếu có): Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
Mẫu đơn, mẫu Tờ khai: Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (Mẫu TP/QT-2013-TKXNLNGVN).
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;
- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;
- Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 Sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
3. Thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam ở trong nước
Trình tự thực hiện:
- Khi có nhu cầu xác nhận là người gốc Việt Nam, người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao xem xét các giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và kiểm tra, đối chiếu cơ sở dữ liệu, tài liệu có liên quan đến quốc tịch (nếu có), nếu xét thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam thì cấp cho người đó Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu).
- Trường hợp không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu là người gốc Việt Nam, thì Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho người đó biết.
- Người yêu cầu nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp.
Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (Mẫu TP/QT-2013-TKXNLNGVN), kèm 02 ảnh 4x6;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống;
- Giấy tờ có liên quan khác làm căn cứ để tham khảo gồm:
+ Giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch được nêu tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
+ Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam;
+ Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam;
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao.
Cơ quan phối hợp: Không
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.
Lệ phí (nếu có): Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
Mẫu đơn, mẫu Tờ khai: Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (Mẫu TP/QT-2013-TKXNLNGVN).
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;
- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;
- Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 Sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
4. Thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường
Trình tự thực hiện:
- Cá nhân, tổ chức khi cho rằng mình bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra thì có quyền yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ. Trong thời hạn do pháp luật về khiếu nại, tố cáo quy định, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải xem xét, kết luận bằng văn bản về hành vi trái pháp luật hoặc không trái pháp luật của người thi hành công vụ. Thủ tục xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thì người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường (kèm theo hồ sơ).
- Cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết.
- Cơ quan có trách nhiệm bồi thường xác minh thiệt hại.
- Cơ quan có trách nhiệm bồi thường thương lượng việc bồi thường.
- Cơ quan có trách nhiệm bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc qua hệ thống bưu chính.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu bồi thường (Mẫu 01a hoặc 01b hoặc 01c ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP);
- Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ (là một trong các văn bản sau đây):
+ Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật;
+ Kết luận nội dung tố cáo của cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
- Thụ lý đơn: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ;
- Xác minh thiệt hại: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày;
- Thương lượng bồi thường: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày;
- Quyết định giải quyết bồi thường: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra Toà án.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 14 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2009.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu 01a hoặc 01b hoặc 01c ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP.
Lệ phí: Không
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật;
- Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
- Có thiệt hại thực tế xảy ra;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
- Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt hại cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ. Việc xác định thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 308 và Điều 617 Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009.
- Nghị định số 16/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009.
- Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
- Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
5. Thủ tục chi trả tiền bồi thường
Trình tự thực hiện:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải chuyển ngay hồ sơ đề nghị bồi thường đến cơ quan tài chính cùng cấp; trường hợp là cơ quan hưởng kinh phí từ ngân sách trung ương thì chuyển hồ sơ đến cơ quan quản lý cấp trên.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhận được hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị bồi thường để cấp kinh phí hoặc có văn bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp đề nghị cấp kinh phí bồi thường; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cơ quan có trách nhiệm bồi thường bổ sung hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường. Thời hạn bổ sung hồ sơ không quá 15 ngày.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bồi thường hợp lệ thì cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp kinh phí cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường để chi trả cho người bị thiệt hại;
- Sau khi nhận được kinh phí do cơ quan tài chính cấp, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện việc chi trả bồi thường cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại;
- Trường hợp bản án, quyết định giải quyết bồi thường của Toà án có hiệu lực pháp luật mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không tự nguyện thi hành thì người được bồi thường có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.
Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp bồi thường kinh phí;
- Bản sao văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
- Bản án, quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bồi thường hợp lệ;
- Trường hợp phải bổ sung hồ sơ thì thời hạn bổ sung hồ sơ không quá 15 ngày.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 14 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2009.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Lệ phí: Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản giao nhận tiền bồi thường phù hợp với hình thức giao nhận tiền.
Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009;
- Thông tư liên tịch số 71/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 09/5/2012 của liên Bộ Tài chính, Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
- Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
II. Thủ tục hành chính cấp Tỉnh
1. Thủ tục cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở trong nước
Trình tự thực hiện:
- Khi có nhu cầu xác nhận có quốc tịch Việt Nam, người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp nơi cư trú.
- Đối với trường hợp có đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam:
+ Sở Tư pháp chủ động kiểm tra, đối chiếu danh sách những người đã được thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tư pháp xem xét và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu).
- Đối với trường hợp không đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam:
+ Trường hợp không có đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp đề nghị Bộ Tư pháp và Công an cấp tỉnh nơi người yêu cầu đang cư trú hoặc nơi thường trú cuối cùng của người đó ở Việt Nam tiến hành xác minh.
+ Trường hợp nghi ngờ tính xác thực của giấy tờ trong hồ sơ, Sở Tư pháp đề nghị các cơ quan, tổ chức liên quan tra cứu, kiểm tra, xác minh;
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tra cứu, kiểm tra, xác minh, Bộ Tư pháp hoặc cơ quan, tổ chức liên quan có văn bản trả lời.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, kiểm tra, xác minh, Sở Tư pháp xem xét và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu) nếu xác định được người yêu cầu đang có quốc tịch Việt Nam.
- Trường hợp sau khi tiến hành tra cứu, kiểm tra, xác minh, vẫn không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu có quốc tịch Việt Nam thì Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người đó biết.
- Người yêu cầu nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp.
Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai xác nhận có quốc tịch Việt Nam (Mẫu TP/QT-2013-TKXNCQTVN), kèm 02 ảnh 4x6;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ được quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 hoặc giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, kể cả giấy khai sinh trong đó không có mục quốc tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trống nếu trên đó ghi họ tên Việt Nam (họ tên người yêu cầu, họ tên cha, mẹ);
- Tờ khai lý lịch và các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA trong trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch nêu trên, cụ thể là:
+ Bản sao các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con;
+ Bản sao giấy tờ có nội dung liên quan đến quốc tịch của đương sự do chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;
+ Bản sao giấy tờ trên đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết:
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với trường hợp có đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam;
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc đối với trường hợp không đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Công an cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam.
Lệ phí (nếu có): Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
Mẫu đơn, mẫu Tờ khai: Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (Mẫu TP/QT-2013-TKXNCQTVN).
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;
- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;
- Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 Sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
2. Thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam ở trong nước
Trình tự thực hiện:
- Khi có nhu cầu xác nhận là người gốc Việt Nam, người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam, Sở Tư pháp xem xét các giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và kiểm tra, đối chiếu cơ sở dữ liệu, tài liệu có liên quan đến quốc tịch (nếu có), nếu xét thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam thì cấp cho người đó Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu).
- Trường hợp không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu là người gốc Việt Nam, thì Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người đó biết.
- Người yêu cầu nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp.
Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (Mẫu TP/QT-2013-TKXNLNGVN), kèm 02 ảnh 4x6;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống;
- Giấy tờ có liên quan khác làm căn cứ để tham khảo gồm:
+ Giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 được nêu tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
+ Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam;
+ Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam;
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Không
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.
Lệ phí (nếu có): Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
Mẫu đơn, mẫu Tờ khai: Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (Mẫu TP/QT-2013-TKXNLNGVN).
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;
- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;
- Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 Sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
3. Thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường
Trình tự thực hiện:
- Cá nhân, tổ chức khi cho rằng mình bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra thì có quyền yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ. Trong thời hạn do pháp luật về khiếu nại, tố cáo quy định, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải xem xét, kết luận bằng văn bản về hành vi trái pháp luật hoặc không trái pháp luật của người thi hành công vụ. Thủ tục xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thì người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường (kèm theo hồ sơ).
- Cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết.
- Cơ quan có trách nhiệm bồi thường xác minh thiệt hại.
- Cơ quan có trách nhiệm bồi thường thương lượng việc bồi thường.
- Cơ quan có trách nhiệm bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc qua hệ thống bưu chính.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu bồi thường (Mẫu 01a hoặc 01b hoặc 01c ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP);
- Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ (là một trong các văn bản sau đây):
+ Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật;
+ Kết luận nội dung tố cáo của cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
- Thụ lý đơn: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ;
- Xác minh thiệt hại: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày;
- Thương lượng bồi thường: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày;
- Quyết định giải quyết bồi thường: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra Toà án.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 14 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2009.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu 01a hoặc 01b hoặc 01c ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP.
Lệ phí: Không
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật;
- Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
- Có thiệt hại thực tế xảy ra;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
- Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt hại cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ. Việc xác định thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 308 và Điều 617 Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009.
- Nghị định số 16/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009.
- Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
- Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
4. Thủ tục chi trả tiền bồi thường
Trình tự thực hiện:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải chuyển ngay hồ sơ đề nghị bồi thường đến cơ quan tài chính cùng cấp; trường hợp là cơ quan hưởng kinh phí từ ngân sách trung ương thì chuyển hồ sơ đến cơ quan quản lý cấp trên.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhận được hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị bồi thường để cấp kinh phí hoặc có văn bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp đề nghị cấp kinh phí bồi thường; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cơ quan có trách nhiệm bồi thường bổ sung hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường. Thời hạn bổ sung hồ sơ không quá 15 ngày.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bồi thường hợp lệ thì cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp kinh phí cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường để chi trả cho người bị thiệt hại;
- Sau khi nhận được kinh phí do cơ quan tài chính cấp, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện việc chi trả bồi thường cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại;
- Trường hợp bản án, quyết định giải quyết bồi thường của Toà án có hiệu lực pháp luật mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không tự nguyện thi hành thì người được bồi thường có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.
Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp bồi thường kinh phí;
- Bản sao văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
- Bản án, quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bồi thường hợp lệ;
- Trường hợp phải bổ sung hồ sơ thì thời hạn bổ sung hồ sơ không quá 15 ngày.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 14 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2009.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Lệ phí: Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản giao nhận tiền bồi thường phù hợp với hình thức giao nhận tiền.
Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009;
- Thông tư liên tịch số 71/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 09/5/2012 của liên Bộ Tài chính, Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
- Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
III. Thủ tục hành chính cấp Huyện
1. Thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường
Trình tự thực hiện:
- Cá nhân, tổ chức khi cho rằng mình bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra thì có quyền yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ. Trong thời hạn do pháp luật về khiếu nại, tố cáo quy định, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải xem xét, kết luận bằng văn bản về hành vi trái pháp luật hoặc không trái pháp luật của người thi hành công vụ. Thủ tục xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thì người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường (kèm theo hồ sơ).
- Cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết.
- Cơ quan có trách nhiệm bồi thường xác minh thiệt hại.
- Cơ quan có trách nhiệm bồi thường thương lượng việc bồi thường.
- Cơ quan có trách nhiệm bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc qua hệ thống bưu chính.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu bồi thường (Mẫu 01a hoặc 01b hoặc 01c ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP);
- Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ (là một trong các văn bản sau đây):
+ Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật;
+ Kết luận nội dung tố cáo của cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
- Thụ lý đơn: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ;
- Xác minh thiệt hại: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày;
- Thương lượng bồi thường: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày;
- Quyết định giải quyết bồi thường: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra Toà án.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 14 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2009.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu 01a hoặc 01b hoặc 01c ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP.
Lệ phí: Không
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật;
- Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
- Có thiệt hại thực tế xảy ra;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
- Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt hại cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ. Việc xác định thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 308 và Điều 617 Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009.
- Nghị định số 16/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009.
- Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
- Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
2. Thủ tục chi trả tiền bồi thường
Trình tự thực hiện:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải chuyển ngay hồ sơ đề nghị bồi thường đến cơ quan tài chính cùng cấp; trường hợp là cơ quan hưởng kinh phí từ ngân sách trung ương thì chuyển hồ sơ đến cơ quan quản lý cấp trên.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhận được hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị bồi thường để cấp kinh phí hoặc có văn bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp đề nghị cấp kinh phí bồi thường; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cơ quan có trách nhiệm bồi thường bổ sung hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường. Thời hạn bổ sung hồ sơ không quá 15 ngày.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bồi thường hợp lệ thì cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp kinh phí cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường để chi trả cho người bị thiệt hại;
- Sau khi nhận được kinh phí do cơ quan tài chính cấp, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện việc chi trả bồi thường cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại;
- Trường hợp bản án, quyết định giải quyết bồi thường của Toà án có hiệu lực pháp luật mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không tự nguyện thi hành thì người được bồi thường có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.
Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp bồi thường kinh phí;
- Bản sao văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
- Bản án, quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bồi thường hợp lệ;
- Trường hợp phải bổ sung hồ sơ thì thời hạn bổ sung hồ sơ không quá 15 ngày.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 14 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2009.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Lệ phí: Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản giao nhận tiền bồi thường phù hợp với hình thức giao nhận tiền.
Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009;
- Thông tư liên tịch số 71/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 09/5/2012 của liên Bộ Tài chính, Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
- Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
IV. Thủ tục hành chính cấp Xã
1. Thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường
Trình tự thực hiện:
- Cá nhân, tổ chức khi cho rằng mình bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra thì có quyền yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ. Trong thời hạn do pháp luật về khiếu nại, tố cáo quy định, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải xem xét, kết luận bằng văn bản về hành vi trái pháp luật hoặc không trái pháp luật của người thi hành công vụ. Thủ tục xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thì người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường (kèm theo hồ sơ).
- Cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết.
- Cơ quan có trách nhiệm bồi thường xác minh thiệt hại.
- Cơ quan có trách nhiệm bồi thường thương lượng việc bồi thường.
- Cơ quan có trách nhiệm bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc qua hệ thống bưu chính.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu bồi thường (Mẫu 01a hoặc 01b hoặc 01c ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP);
- Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ (là một trong các văn bản sau đây):
+ Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật;
+ Kết luận nội dung tố cáo của cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
- Thụ lý đơn: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ;
- Xác minh thiệt hại: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày;
- Thương lượng bồi thường: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày;
- Quyết định giải quyết bồi thường: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra Toà án.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 14 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2009.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu 01a hoặc 01b hoặc 01c ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP.
Lệ phí: Không
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật;
- Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
- Có thiệt hại thực tế xảy ra;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
- Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt hại cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ. Việc xác định thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 308 và Điều 617 Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009.
- Nghị định số 16/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009.
- Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
- Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
2. Thủ tục chi trả tiền bồi thường
Trình tự thực hiện:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải chuyển ngay hồ sơ đề nghị bồi thường đến cơ quan tài chính cùng cấp; trường hợp là cơ quan hưởng kinh phí từ ngân sách trung ương thì chuyển hồ sơ đến cơ quan quản lý cấp trên.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhận được hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị bồi thường để cấp kinh phí hoặc có văn bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp đề nghị cấp kinh phí bồi thường; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cơ quan có trách nhiệm bồi thường bổ sung hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường. Thời hạn bổ sung hồ sơ không quá 15 ngày.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bồi thường hợp lệ thì cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp kinh phí cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường để chi trả cho người bị thiệt hại;
- Sau khi nhận được kinh phí do cơ quan tài chính cấp, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện việc chi trả bồi thường cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại;
- Trường hợp bản án, quyết định giải quyết bồi thường của Toà án có hiệu lực pháp luật mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không tự nguyện thi hành thì người được bồi thường có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.
Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp bồi thường kinh phí;
- Bản sao văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
- Bản án, quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bồi thường hợp lệ;
- Trường hợp phải bổ sung hồ sơ thì thời hạn bổ sung hồ sơ không quá 15 ngày.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 14 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2009.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Lệ phí: Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản giao nhận tiền bồi thường phù hợp với hình thức giao nhận tiền.
Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009;
- Thông tư liên tịch số 71/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 09/5/2012 của liên Bộ Tài chính, Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
- Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
PHỤ LỤC II
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH VÀ BỒI THƯỜNG
NHÀ NƯỚC TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 645/QĐ-BTP NGÀY 18/4/2012 VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ
3877/QĐ-BTP NGÀY 17/12/2012 CỦA BỘ TƯ PHÁP BỊ BÃI BỎ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 833 /QĐ-BTP ngày 11 tháng 4 năm 2013 của
Bộ Tư pháp)
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
I |
Thủ tục hành chính cấp Trung ương |
||
1 |
Thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm thực hiện TTHC |
2 |
Thủ tục chi trả tiền bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
II |
Thủ tục hành chính cấp Tỉnh |
||
1 |
Thủ tục xác nhận có quốc tịch Việt Nam |
Quốc tịch |
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Sở Tư pháp |
2 |
Thủ tục xác nhận là người gốc Việt Nam |
Quốc tịch |
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Sở Tư pháp |
3 |
Thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm thực hiện TTHC |
4 |
Thủ tục chi trả tiền bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
III |
Thủ tục hành chính cấp Huyện |
||
1 |
Thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm thực hiện TTHC |
2 |
Thủ tục chi trả tiền bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
IV |
Thủ tục hành chính cấp Xã |
|
|
1 |
Thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan có trách nhiệm thực hiện TTHC |
2 |
Thủ tục chi trả tiền bồi thường |
Bồi thường nhà nước |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC |