Quyết định 76/2006/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch hành động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Quảng Trị ban hành

Số hiệu 76/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/10/2006
Ngày có hiệu lực 14/10/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Lê Hữu Phúc
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 76/2006/QĐ-UBND

Đông Hà, ngày 04 tháng 10 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM, GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 43/2006/QĐ-TTg ngày 20/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2010;

Xét đề nghị của Sở Y tế (Tờ trình số 684/CV-YT ngày 11/7/2006),

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), giai đoạn 2006 - 2010 với những nội dung chủ yếu sau:

I - MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung: Bảo đảm VSATTP phục vụ người tiêu dùng, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Nâng cao nhận thức, hành động VSATTP và ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Phấn đấu đến năm 2010 có 90% người sản xuất; 80% người kinh doanh thực phẩm; 100% người quản lý và 80% người tiêu dùng có hiểu biết và thực hành đúng về VSATTP.

2.2. Tăng cường năng lực mạng lưới tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm VSATTP từ tỉnh đến huyện, thị xã. Phấn đấu đến năm 2010, có 100% cán bộ làm quản lý và kiểm nghiệm VSATTP tỉnh được đào tạo nâng cao nghiệp vụ; 90% cán bộ huyện, thị xã và 85% cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác VSATTP được tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thực hành kiểm tra nhanh phát hiện ô nhiễm thực phẩm.

2.3. Tăng cường hệ thống quản lý chất lượng VSATTP, năng lực kiểm nghiệm thực phẩm từ sản xuất đến lưu thông, kiểm tra, giám sát, phân tích, quản lý ô nhiễm thực phẩm Chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

2.4. Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm đảm bảo VSATTP.

2.5. Xây dựng phòng kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh thực phẩm cấp tỉnh, có đủ năng lực kiểm nghiệm, kể cả thực phẩm nhập khẩu; Các huyện, thị xã có tổ kiểm nghiệm thực phẩm thường dùng hàng ngày.

II - NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước, xây dựng mạng lưới quản lý VSATTP hiệu quả từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Hướng dẫn và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện Pháp lệnh VSATTP và các Nghị định của Chính phủ, các quy định của Bộ Y tế về công tác VSATTP cho cán bộ quản lý, thư ký chương trình huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn.

2. Củng cố và xây dựng hoàn thiện mạng lưới quản lý công tác VSATTP từ tỉnh đến huyện thị xã (tổ chức quản lý, thanh tra VSATTP, kiểm nghiệm thực phẩm). Hướng dẫn cho các tuyến huyện, thị xã xây dựng tổ kiểm nghiệm VSATTP, phương pháp lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm; Giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở dịch vụ ăn uống, các bếp ăn tập thể, các chợ.

3. Xây dựng mạng lưới giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm từ tuyến tỉnh đến trạm y tế các xã, phường, thị trấn.

4. Đẩy mạnh công tác truyền thông và giáo dục về VSATTP và các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế cho cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống giải khát. Từng bước xã hội hóa công tác truyền thông VSATTP trên cơ sở xây dựng mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên VSATTP tại cơ sở

5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra VSATTP, định kỳ, đột xuất tại các trung tâm buôn bán, trồng trọt, chăn nuôi, các dịch vụ thực phẩm. Kiểm soát thực phẩm nhập khẩu theo quy định.

6. Phối hợp hoạt động liên ngành trong công tác bảo đảm chất lượng VSATTP (Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thương mại - Du lịch, Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Giáo dục - Đào tạo, Công an tỉnh, Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý thị trường, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh...) trong các hoạt động VSATTP và xây dựng mô hình điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất, bảo quản thực phẩm an toàn.

7. Ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học trong xây dựng mô hình cộng đồng tham gia quản lý, giám sát công tác đảm bảo VSATTP tại địa phương, gắn kết các hoạt động VSATTP trong phong trào xây "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

III - TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:

1. Giai đoạn 1 (2006 - 2007):

Triển khai đồng bộ các hoạt động, trong đó ưu tiên phổ biến và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật kiểm nghiệm thực phẩm. Kiện toàn và củng cố mạng lưới tổ chức cán bộ làm công tác VSATTP. Phân cấp quản lý và tham gia quản lý nhà nước về VSATTP. Tăng cường công tác truyền thông, hội thảo phổ biến kiến thức VSATTP, Pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật quy định của nhà nước về VSATTP, tập trung cho các nhóm đối tượng: Người quản lý, thư ký chương trình, người tham gia dịch vụ thực phẩm, người tiêu dùng…); Xây dựng mạng lưới giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và phối hợp liên ngành về VSATTP từ sản xuất đến lưu thông.

- 80% cơ sở dịch vụ thực phẩm có địa điểm cố định đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ