ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
75/2011/QĐ-UBND
|
Vũng
Tàu, ngày 30 tháng 12 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIỐNG CÂY
TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI,
DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm
2004;
Căn cứ Quyết định số
142/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế,
chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng
bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Căn cứ Thông tư số
39/2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Hướng dẫn các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được hỗ trợ theo
Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số
187/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính Quy định về cơ chế chính sách
hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt
hại do thiên tai, dịch bệnh;
Xét đề nghị của Liên Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Tài chính tại tờ trình số
317/TTLS-NN&PTNT-TC ngày 28/11/2011 về việc đề nghị ban hành Quy định về cơ
chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản
xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về cơ chế,
chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất
vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ
ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, giám đốc các Sở:
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Trong quá trình thực hiện quy định
này, nếu có vướng mắc, UBND cấp huyện có trách nhiệm báo cáo và đề xuất ý kiến
gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính được hướng dẫn theo
thẩm quyền và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra Văn bản);
- Bộ Tài chính (Vụ Pháp chế);
- Website Chính phủ;
- TTr TU, TTr HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- CT, PCT và các ủy viên UBND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng HĐND tỉnh,
- Sở Tư pháp;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị, thành phố;
- Đài PTTH tỉnh, Báo BRVT;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu VT-TH.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Ngọc Thới
|
QUY ĐỊNH
VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY
SẢN ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 75/2011/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011
của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)
Điều 1. Phạm
vi, đối tượng áp dụng và nguyên tắc hỗ trợ:
1. Phạm vi áp dụng
a) Các loại thiên tai, dịch bệnh
nguy hiểm gây hại trực tiếp đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản được hưởng
chính sách hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản được áp dụng
theo Điều 1 Thông tư 39/2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và khoản 2 Điều 1 của Thông tư số
187/2010/TT-BTC ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính, cụ thể:
- Loại thiên tai gây thiệt hại trực
tiếp đối với cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản: bão, lũ, lũ quét, ngập
lụt, hạn hán, xâm nhập mặn.
- Loại dịch hại, dịch bệnh nguy
hiểm đối với cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản
+ Loại dịch hại nguy hiểm đối với
cây trồng, gồm: rầy nâu; bệnh vàng lùn, lùn sọc đen, lùn xoắn lá; bệnh chồi cỏ
mía; chổi rồng.
+ Loại dịch bệnh nguy hiểm đối với
vật nuôi, gồm: bệnh Cúm gia cầm, bệnh Lở mồm long móng, bệnh Tai xanh ở lợn.
+ Loại dịch bệnh nguy hiểm đối với
nuôi trồng thủy sản, gồm: bệnh Đốm trắng đối với tôm sú, tôm chân trắng; bệnh
Hội chứng Taura đối với tôm chân trắng, bệnh Đầu vàng đối với tôm sú, tôm chân
trắng.
b) Thiệt hại do thiên tai, dịch
bệnh nguy hiểm được xác định để làm căn cứ hỗ trợ, gồm:
- Đối với thiên tai: số lượng gia
súc, gia cầm bị chết; diện tích nuôi trồng thủy sản, hải sản bị chết; bị phá
hủy do thiên tai; diện tích cây trồng bị chết, bị mất trắng.
- Đối với dịch bệnh nguy hiểm: số
lượng gia súc, gia cầm bị tiêu hủy; diện tích nuôi trồng thủy sản, hải sản bị
chết; diện tích cây trồng bắt buộc tiêu hủy theo quy định của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
c) Thời gian hỗ trợ:
- Đối với thiên tai: kể từ ngày
thiên tai xảy ra trên từng địa bàn cụ thể theo quyết định công bố loại thiên
tai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Đối với dịch bệnh nguy hiểm: kể
từ ngày có quyết định công bố dịch trên địa bàn đến khi có quyết định công bố
hết dịch của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng
Hộ nông dân, ngư dân, chủ trang
trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại
khoản 1 Điều này.
3. Nguyên tắc hỗ trợ:
Theo quy định tại Điều 2 của Quyết
định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ:
a) Nhà nước hỗ trợ và chia sẻ rủi
ro cùng người sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
b) Hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng
tiền hoặc bằng giống cây, con.
c) Giống cây trồng, giống vật nuôi,
giống thủy sản phải đảm bảo chất lượng phù hợp với điều kiện sinh thái của địa
phương.
d) Công khai, minh bạch, đúng đối
tượng, định mức.
Điều 2. Mức Hỗ
trợ
1. Hỗ trợ đối với diện tích cây
trồng bị thiệt hại từ 30% trở lên:
a) Thiệt hại do thiên tai:
- Diện tích gieo cấy lúa thuần bị
thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ
500.000 đồng/ha;
- Diện tích gieo cấy lúa lai bị
thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 750.000
đồng/ha;
- Diện tích ngô và rau màu các loại
thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ
500.000 đồng/ha;
- Diện tích cây công nghiệp và cây
ăn quả lâu năm bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ
30-70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
b) Thiệt hại do dịch bệnh
Dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và
bệnh lùn sọc đen hại lúa: Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư số
53/2010/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về chế độ tài
chính để thực hiện phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen
hại lúa.
2. Hỗ trợ đối với vật nuôi:
a) Thiệt hại do thiên tai: cứ thiệt
hại 1 con vật nuôi (kể cả vật nuôi thương phẩm và con giống) được hỗ trợ kinh
phí để mua 1 con giống khôi phục sản xuất với mức sau:
- Lợn hỗ trợ 500.000 đồng/con
giống;
- Trâu, bò, ngựa hỗ trợ 2.000.000
đồng/con giống;
- Hươu, nai, cừu, dê hỗ trợ:
1.000.000 đồng/con giống;
- Gia cầm hỗ trợ 15.000 đồng/con
giống.
b) Thiệt hại do dịch bệnh nguy
hiểm: mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại: Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05
tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng chống dịch
bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số
719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ
trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và các văn bản pháp luật có liên
quan của Ủy ban nhân dân tỉnh về hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
trên địa bàn tỉnh.
3. Hỗ trợ đối với nuôi trồng thủy
sản, hải sản bị thiệt hại từ 30% trở lên:
a) Hỗ trợ đối với diện tích nuôi
trồng thủy sản, hải sản:
- Bị thiệt hại trên 70%: Đối với
hình thức nuôi quảng canh hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; đối với hình thức nuôi
quảng canh cải tiến và bán thâm canh hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; đối với hình
thức nuôi thâm canh hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha.
- Thiệt hại từ 30 - 70%, đối với
hình thức nuôi quảng canh hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha; đối với hình thức nuôi
quảng canh cải tiến và bán thâm canh hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; đối với hình
thức nuôi thâm canh hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha
b) Thiệt hại đối với lồng, bè nuôi
trồng:
- Thiệt hại từ trên 70% - 80%, hỗ
trợ 3.500.000 đồng/100 m3 lồng; thiệt hại từ trên 80% - 90%, hỗ trợ
4.000.000 đồng/100 m3 lồng; thiệt hại trên 90%, hỗ trợ 5.000.000
đồng/100 m3 lồng.
- Thiệt hại từ 30 - 40%, hỗ trợ
1.000.000 đồng/100 m3 lồng; thiệt hại từ trên 40% - 50%, hỗ trợ
2.000.000 đồng/100 m3 lồng; thiệt hại từ trên 50% - 70%, hỗ trợ 3.000.000
đồng/100 m3 lồng.
4. Trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật
giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản thì mức hỗ trợ tương đương mức
hỗ trợ bằng tiền được quy đổi theo giá tại thời điểm hỗ trợ.
Điều 3. Công
bố thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được hưởng chính sách hỗ trợ giống cây trồng,
giống vật nuôi, giống thủy sản
1. Thiên tai
a) Ủy ban nhân dân huyện, thị xã,
thành phố (UBND cấp huyện): trong vòng 03 ngày sau khi xảy ra thiên tai, UBND
huyện, thị xã, thành phố báo cáo tình hình thiên tai, vùng bị thiên tai, số hộ,
diện tích (đối với cây trồng, nuôi trồng thủy sản), số lượng gia súc, gia cầm
bị thiệt hại và mức độ thiệt hại và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công
bố loại thiên tai trên phạm vi địa bàn bị thiệt hại (đơn vị xã, phường, thị
trấn) gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: xác minh, thẩm định báo cáo và đề nghị công bố thiên tai của UBND
cấp huyện, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định công bố loại
thiên tai cụ thể trên từng địa bàn.
2. Dịch bệnh nguy hiểm đối với cây
trồng, vật nuôi
a) Đối với cây trồng:
Thực hiện theo Quy định tại Điều 11
của Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001.
b) Đối với vật nuôi:
Thực hiện theo Quy định tại Điều 17
của Pháp lệnh Thú y năm 2004.
Điều 4. Thống
kê, đánh giá mức độ thiệt hại và quyết định hỗ trợ thiệt hại đối với thiên tai,
dịch bệnh, dịch hại nguy hiểm.
1. Thống kê, đánh giá mức độ thiệt
hại
a) Cùng lúc báo cáo và đề nghị công
bố thiên tai, dịch bệnh, dịch hại nguy hiểm, UBND các huyện, thị xã, thành phố
thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá thiệt hại do Trưởng, hoặc Phó Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố làm
trưởng ban, các phòng, ban có liên quan của huyện, thị xã, thành phố và UBND
các xã, phường, thị trấn là thành viên để tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ
thiệt hại cụ thể của từng hộ bị thiệt hại.
b) Đồng thời việc thành lập đoàn
kiểm tra, đánh giá thiệt hại, UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các
xã, phường, thị trấn thông báo cho nhân dân trong vùng công bố thiên tai tự kê
khai quy mô sản xuất và mức độ thiệt hại. Thời gian kê khai thiệt hại trong
vòng 05 ngày kể từ ngày UBND xã, phường thông báo (theo mẫu kê khai tại phụ lục 1).
c) UBND các xã phường, thị trấn
tổng hợp kê khai các hộ bị thiệt hại báo cáo UBND huyện, thị xã, thành phố và
đoàn kiểm tra, đánh giá thiệt hại để tổ chức kiểm tra, đánh giá. Trong thời
gian đi thực địa để kiểm tra, tiếp tục tiếp nhận bổ sung kê khai của hộ thiệt
hại trong vùng công bố thiên tai (theo mẫu tổng hợp tại phụ
lục 2).
d) Kết thúc kiểm tra từng vùng
thiệt hại, đoàn kiểm tra họp có biên bản thống nhất đánh giá mức độ thiệt hại
cụ thể của từng hộ bị thiệt hại, tổng hợp lập bảng kê thiệt hại của từng thôn,
ban trong đoàn kiểm tra, báo cáo và đề nghị UBND huyện, thành phố, thị xã quyết
định chi hỗ trợ (theo mẫu tại phụ lục số 3).
2. Quyết định hỗ trợ và tổ chức chi
hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt
hại do thiên tai, dịch bệnh
a) UBND các huyện, thị, xã thành
phố:
Căn cứ báo cáo đánh giá thiệt hại
và bảng kê thiệt hại của đoàn kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền
cho Chủ tịch UBND cấp huyện, quyết định hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân,
ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã bị thiệt hại trong vùng công bố
thiên tai, dịch bệnh và chỉ đạo tổ chức giám sát việc chi hỗ trợ của UBND các
xã, phường, thị trấn.
b) UBND xã, phường, thị trấn: trong
vòng 07 ngày, kể từ ngày nhận quyết định chi hỗ trợ của UBND huyện, thị, thành
phố tổ chức niêm yết, công khai quyết định tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn
và các thôn bản theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19 tháng 6
năm 2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực
tiếp của ngân sách đối với các cá nhân, dân cư. Sau 07 ngày niêm yết công khai
quyết định chi hỗ trợ của UBND huyện, thị, thành phố, nếu không có khiếu nại
của nhân dân thì UBND xã, phường, thị trấn trong vùng công bố thiên tai tổ chức
chi hỗ trợ cho hộ bị thiệt hại. Đối với trường hợp những hộ có khiếu nại thì
không chi, chờ xác minh làm rõ, tiếp tục công khai lại trong thời gian 03 ngày,
nếu không còn khiếu nại thì chi hỗ trợ.
3. Nguồn và cơ chế vốn chi hỗ trợ:
UBND cấp huyện chủ động sử dụng
nguồn ngân sách huyện và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời
nhu cầu hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản khôi phục sản
xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm theo Quy định tại
Quyết định này;
Ngân sách Trung ương và ngân sách
tỉnh hỗ trợ cho các huyện 70% mức hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống
thủy sản;
Đối với các huyện có mức độ thiệt
hại lớn, nếu phần ngân sách huyện bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách
huyện được Hội đồng nhân dân tỉnh giao, ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh
sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách huyện để các
huyện có đủ nguồn kinh phí thực hiện.
Điều 5. Chế độ
báo cáo
1. UBND cấp huyện: Sau 15 ngày kể
từ khi kết thúc chi hỗ trợ, UBND cấp huyện báo cáo kết quả hỗ trợ giống khôi
phục sản xuất do thiên tai, dịch bệnh, báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (theo mẫu tại phụ lục số 4, 5, 6, 7).
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn có trách nhiệm: Kết thúc đợt thiên tai, dịch bệnh hoặc cuối năm, chủ
trì phối hợp với UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân
tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả hỗ trợ giống
khôi phục sản xuất để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm: Kết
thúc đợt thiên tai, dịch bệnh hoặc cuối năm, tổng hợp kết quả thực chi về hỗ
trợ giống khôi phục sản xuất do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra trên địa
bàn tỉnh, trên cơ sở báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các
đơn vị liên quan, tham mưu UBND Tỉnh báo cáo Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ kinh
phí từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương hàng năm cho ngân sách tỉnh.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KÊ KHAI THIỆT HẠI DO THIÊN TAI NGÀY ….. THÁNG …..
NĂM 201 …
(Ban hành kèm theo Quyết định số 75/2011/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011
của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)
Họ và tên chủ hộ (tổ chức): ...................................................................................................
Địa chỉ cư trú: ................................................................................ Số
điện thoại …………….
Nơi sản xuất bị thiệt hại (xứ đồng,
vị trí, vùng bị xảy ra thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm) ............
1. Sản xuất trồng trọt:
- Đất trồng trọt ……………. ha. Loại
cây trồng: .......................................................................
- Tỷ lệ thiệt hại ………………… %.
2. Chăn nuôi:
- DT chuồng trại …………….. ha.
- Loại vật nuôi (heo, bò, gà, vịt
…..): ……………..
- Thiệt hại (số lượng loại vật nuôi
bị chết): …………….. con.
- Thời gian chăn nuôi ……….. tháng.
- Trọng lượng bình quân ……………
kg/con.
3. Thủy sản:
- Hình thức nuôi: ...................................................................................................................
- Diện tích nuôi trồng thủy sản
…………. ha; Hoặc …… m3 lồng.
- Thiệt hại do ........................................................................................................................
- Tỷ lệ thiệt hại: Diện tích nuôi
………..%; lồng, bè ……………............................................. %.
- Số lượng giống thủy sản thả nuôi .......................................................................................
- Thời gian nuôi: …………………. tháng.
- Tỷ lệ thiệt hại vật chất
………………….%,
- Tổng giá trị thiệt hại: …………………..
triệu đồng.
|
…………
ngày … tháng … năm 201 …
CHỦ HỘ, ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC KÊ KHAI
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Phiếu
này gửi đến UBND xã
……………………………………….
nơi quản lý vùng xảy ra thiên tai
|
|