UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số: 746/2005/QĐ.CT.UBT
|
Biên Hòa, ngày 04 tháng 02 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT BẢN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2010 CÓ TÍNH ĐẾN 2015
CHỦ TỊCH UBND TỈNH ĐỒNG NAI
- Căn cứ điều
127 Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;
- Căn cứ công văn công văn số 1915/CV.UBT ngày 13/4/2004 của UBND tỉnh Đồng
Nai, về việc rà soát quy hoạch ngành, các huyện, thị xã, thành phố Biên Hòa;
- Xét đề nghị của Sở Công nghiệp Đồng Nai tại công văn số 1140/TT-CN ngày
10/12/2004, về việc xin phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai đến năm 2010, có tính đến năm 2015;
- Theo đề nghị của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tại tờ trình số 75/TT-KHĐT-KTN ngày
03/02/2005.
QUYẾT ĐỊNH
Điều I: Nay
quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 có
tính đến 2015 với các nội dung chủ yếu sau:
1/ Quan điểm phát triển:
- Phát triển
công nghiệp Đồng Nai thành một ngành kinh tế chủ đạo, phù hợp với quan điểm
phát triển tổng thể kinh tế -xã hội của tỉnh Đồng Nai đến năm 2010, tầm nhìn đến
năm 2015;
- Việc định hướng
phát triển các ngành sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, có trình độ công nghệ
cao phải được gắn kết giữa nhu cầu đầu tư của xã hội với tính hài hòa cân đối
theo phạm vi địa bàn và theo mục tiêu phát triển chung của Vùng kinh tế trọng
điểm phía nam;
- Thu hút vốn đầu
tư vào các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức, có trình độ công nghệ cao
và có lợi thế cạnh tranh, thông qua việc tăng cường xúc tiến đầu tư nước ngoài,
để phát triển quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực, trong đó chú trọng
phát huy các nguồn lực trong nước;
- Phân bố phát
triển các ngành sản xuất công nghiệp dựa trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về
tiềm năng: đất đai, nguyên liệu, nguồn nhân lực…Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần giải quyết việc làm và phát triển công
nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống;
- Chuẩn bị nguồn
nhân lực cho phát triển công nghiệp, thông qua việc đa dạng hóa các loại hình
đào tạo theo nhu cầu thực tế, để bảo đảm nguồn nhân lực có trình độ tương xứng theo
yêu cầu trong nước và theo phân công lao động với các quốc gia khác;
- Việc bố trí
phát triển các ngành sản xuất công nghiệp phải bảo đảm tính hiệu qủa bền vững,
bao gồm việc xác định không gian hợp lý giữa địa điểm sản xuất và sự an toàn về
môi trường sinh thái, giữa khu vực sản xuất và dân cư, đồng thời phát triển
công nghiệp phải gắn quy hoạch phát triển bền vững các khu công nghiệp với lợi
ích lâu dài về chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc phòng.
2/ Mục tiêu phát triển:
2.a/ Mục tiêu
chung:
2.a.1/ Tăng trưởng
GDP công nghiệp bình quân – năm:(Gía cố định 1994)
Giai đoạn
2001-2005: tăng 15,8%;
Giai đoạn
2006-2010: tăng 15,5%;
Giai đoạn
2011-2015: tăng 15,0%.
2.a.2/ Tăng trưởng
gía trị sản xuất công nghiệp bình quân – năm: (Gía cố định 1994)
Giai đoạn
2001-2005: tăng 17,2%;
Giai đoạn
2006-2010: tăng 16,0%;
Giai đoạn
2011-2015: tăng 15,0%.
2.b/ Mục tiêu
phát triển các nhóm ngành công nghiệp chủ yếu:
Ngành công nghiệp
|
Tốc độ tăng bình quân giai đọan (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2015
|
TOÀN NGÀNH
|
17,2
|
16,0
|
15,0
|
- Công nghiệp
khai thác và sản xuất VLXD
|
22,0
|
16,5
|
15,0
|
- Công nghiệp
chế biến nông sản thực phẩm
|
18,2
|
11,5
|
11,5
|
- Công nghiệp
dệt, da, may mặc
|
17,4
|
14,0
|
12,5
|
- Công nghiệp
chế biến và sản xuất đồ gỗ
|
39,2
|
15,0
|
13,0
|
- Công nghiệp
giấy và sản phẩm từ giấy
|
14,8
|
12,0
|
10,0
|
- Công nghiệp
hóa chất, cao su, plastic
|
16,2
|
15,0
|
13,0
|
- Công nghiệp
cơ khí
|
22,9
|
24,0
|
21,0
|
- Công nghiệp
sản xuất thiết bị điện-điện tử
|
10,2
|
25,0
|
20,0
|
- Công nghiệp
sản xuất và phân phối điện, nước
|
2,3
|
2,6
|
3,0
|
3/ Định hướng phát triển:
3.a/ Định hướng
chung:
- Định hướng
phát triển công nghiệp giai đoạn 2005-2010 được dựa vào việc khai thác tiềm
năng và lợi thế của tỉnh, cũng như đối chiếu mục tiêu phát triển công nghiệp
trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, như thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh
Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An và Bình Phước, nhằm phát huy thế
mạnh của cả vùng để hạn chế sự phát triển trùng lắp;
- Phát triển
các ngành công nghiệp chủ lực, được xác định theo tiêu chí gía trị sản xuất chiếm
tỷ lệ từ 40-50% toàn ngành, bao gồm các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu
là nông sản, các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và các ngành công nghiệp
dệt, da, may mặc nhằm duy trì quy mô sản xuất trong cơ cấu kinh tế của địa
phương;
- Khuyến khích
đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn về xuất khẩu, được xác định theo tiêu
chí kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong vùng, bao gồm các ngành công
nghiệp sản xuất dệt, da may mặc, nhằm mở rộng thị trường ngoài nước và cải tiến
công nghệ sản xuất.
3.b/ Định hướng
phát triển các nhóm ngành công nghiệp chủ yếu:
3.b.1/ Ngành
công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng
- Xây dựng các
cơ sở sản xuất phù hợp với quy hoạch của vùng, địa phương và của toàn ngành,
trên cơ sở phát huy lợi thế sẵn có về tài nguyên thiên nhiên và hệ thống giao
thông;
- Thay đổi dần
công nghệ sản xuất lạc hậu nhằm tiết kiệm nguyên liệu và tránh ô nhiễm môi trường,
đặc biệt là các sản phẩm gạch nung, sản xuất đá xây dựng;
- Khuyến khích đầu
tư sản xuất những mặt hàng có khả năng xuất khẩu như các loại gạch ceramic, gốm
mỹ nghệ, sứ xây dựng.
3.b.2/ Ngành
công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm
- Mở rộng quy
mô sản xuất các sản phẩm hiện có khả năng phát triển vùng nguyên liệu tại chỗ,
theo hướng đầu tư cho phát triển công nghệ cao, công nghệ sinh học để tăng khả
năng cạnh tranh của sản phẩm và hạn chế chế biến thô;
- Các sản phẩm
cần khuyến khích đầu tư như: thức ăn gia súc, bột ngọt, hạt điều, cà phê, chế biến
rau qủa, chế biến gia cầm, chế biến mía đường.
3.b.3/ Ngành
công nghiệp dệt, da, may mặc
- Khuyến khích
đầu tư sản xuất các phụ kiện, phụ liệu cho sản xuất sản phẩm may mặc để khép
kín qúa trình sản xuất và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển;
- Khuyến khích
các thành phần kinh tế đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp tập trung để có điều
kiện phát triển sản xuất lâu dài và để hạn chế ô nhiễm môi trường.
3.b.4/ Ngành
công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ
- Khuyến khích
đầu tư sản xuất các sản phẩm có gía trị mỹ thuật từ các nguồn gỗ hợp pháp để phục
xuất khẩu và tiêu dùng trong nước;
- Khuyến khích
đầu tư các cơ sở mới tại khu vực quy hoạch phát triển làng nghề, khu vực nông
thôn để giải quyết việc làm nhàn rỗi.
3.b.5/ Ngành
công nghiệp giấy và sản phẩm từ giấy
- Khuyến khích
đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng
và giảm ô nhiễm môi trường;
3.b.6/ Ngành
công nghiệp hóa chất, cao su, plastic
- Phát triển sản
xuất các sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp, như phân bón hóa học,
thuốc trừ sâu, thú y…;
- Phát triển sản
xuất các sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất công nghiệp, như các lọai hóa chất
cơ bản, các loại nguyên liệu nhựa…;
- Phát triển sản
xuất các sản phẩm hóa chất phục vụ tiêu dùng trực tiếp, như các lọai chất tẩy rửa,
thuốc chữa bệnh cho người, các sản phẩm sơn và hóa phẩm khác.
3.b.7/ Ngành
công nghiệp cơ khí
- Phát triển sản
xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản thực
phẩm, như máy bơm nước, động cơ diezel, máy canh tác, máy chế biến tinh bột,
xay xát gạo…;
- Phát triển sản
xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất công nghiệp, đặc biệt phục vụ cho
ngành công nghiệp dệt, may và sản xuất vật liệu xây dựng…;
Phát triển sản
xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành công nghiệp ô tô, xe máy, như phụ tùng,
linh kiện và lắp ráp;
- Phát triển sản
xuất các sản phẩm cơ khí gia công sửa chữa thiết bị và cấu kiện xây dựng;
- Phát triển sản
xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ tiêu dùng trực tiếp, như quạt điện, máy điều
hòa, tủ lạnh, máy giặt và các sản phẩm điện tiêu dùng khác.
3.b.8/ Ngành
công nghiệp sản xuất thiết bị điện và điện tử
- Phát triển sản
xuất trang thiết bị điện, như máy biến áp, thiết bị điều khiển và các dụng cụ
điện khác;
- Phát triển sản
xuất các sản phẩm điện tử, như các loại phụ tùng, linh kiện trong các sản phẩm
máy vi tính, truyền hình, truyền thanh và trong các thiết bị điện tử khác.
3.b.9/ Ngành
công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước
- Đầu tư chỉnh
trang mạng phân phối và hệ thống trạm biến áp tại các đô thị hiện hữu và các địa
phương;
- Lập quy hoạch
phát triển điện lực trên địa bàn để có biện pháp cải thiện mạng truyền tải và bảo
đảm nguồn năng lượng kịp thời cho các khu, cụm công nghiệp tập trung lớn, và
khu dân cư mới;
- Đầu tư hoàn
chỉnh hệ thống cấp nước tại các đô thị hiện hữu, có sự liên thông nguồn và mạng
phân phối trong khu vực và các địa phương phụ cận;
Khai thác, sử dụng
hợp lý nguồn nước ngầm, mở rộng mạng phân phối từ nơi sản xuất đến các khu, cụm
công nghiệp tập trung lớn.
4/ Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp giai đoạn 2005-2010, có
tính đến năm 2015:
4.1.a/ Nhóm
ngành công nghiệp chủ lực:
Ngành Công nghiệp
chế biến nông sản thực phẩm và đồ uống:
- Tập trung đầu
tư chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng và gía trị sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường đối với những sản phẩm đang được sản xuất;
- Phát triển
các ngành sản xuất mới và có nhu cầu tiêu dùng lớn, như chế biến các sản phẩm
thịt từ gia súc, gia cầm, các loại thực phẩm từ rau qủa và các loại thực phẩm
đóng hộp khác.
Ngành Công nghiệp
khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng:
- Xây dựng các
cơ sở sản xuất phù hợp với quy hoạch của vùng, địa phương và của toàn ngành,
trên cơ sở phát huy lợi thế sẵn có về tài nguyên thiên nhiên và hệ thống giao
thông;
- Thay đổi dần
công nghệ sản xuất lạc hậu nhằm tiết kiệm nguyên liệu và tránh ô nhiễm môi trường,
đặc biệt là các sản phẩm gạch nung, sản xuất đá xây dựng;
Khuyến khích đầu
tư sản xuất những mặt hàng mới có khả năng thay thế dần các loại nguyên liệu
truyền thống.
4.1.b/ Nhóm
ngành công nghiệp trọng yếu:
Ngành Công nghiệp
cơ khí
- Ưu tiên đầu
tư phát triển sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, như máy kéo,
máy bơm nước, máy thu hoạch nông sản…;
- Phát triển sản
xuất các sản phẩm phục vụ ngành dệt, da, may mặc, như các lọai phụ tùng linh kiện
thay thế trong dây chuyền dệt, may và một số ngành công nghiệp khác;
- Phát triển sản
xuất các loại phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy và các sản phẩm cho tiêu dùng trực
tiếp.
Ngành Công nghiệp
sản xuất thiết bị điện-điện tử
- Ưu tiên đầu
tư phát triển sản xuất trong các lĩnh vực điện tử công nghiệp, điện tử viễn
thông và tin học phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
4.1.c/ Nhóm
ngành công nghiệp trọng yếu về xuất khẩu:
Ngành Công nghiệp
dệt, da, may mặc
- Ưu tiên đầu
tư phát triển sản xuất các sản phẩm làm phụ liệu, phụ kiện cho ngành may, tiến
tới xuất khẩu các sản phẩm may mặc hoàn chỉnh.
5/ Nhu cầu vốn đầu tư:
Giai đoạn
2005-2010: 58.500 tỷ đồng
Giai đoạn
2011-2015: 95.500 tỷ đồng
6/ Các giải pháp hỗ trợ phát triển chủ yếu:
6.1/ Các giải
pháp quản lý nhà nước về công nghiệp:
- Tăng cường
công tác quy hoạch phát triển công nghiệp trên phạm vi quốc gia, vùng và địa
phương, để việc xác định mục tiêu phát triển có căn cứ và không trùng lắp;
- Phổ biến rộng
rãi định hướng phát triển quy hoạch để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực được
khuyến khích;
- Triển khai kịp
thời quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp để tạo điều kiện cho việc xây
dựng mới các cơ sở sản xuất, đồng thời bố trí qũy đất cho phát triển các khu
công nghệ cao, khu công nghiệp có chức năng riêng biệt;
- Bố trí ngân
sách cho công tác lập quy hoạch và phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu, cụm
công nghiệp và tài trợ cho các chương trình xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại;
- Hỗ trợ thông
tin thị trường ngòai nước qua việc thường xuyên tiếp xúc các tổ chức hợp tác
kinh tế quốc tế và thương vụ đại sứ quán Việt Nam.
6.2/ Các giải
pháp chủ yếu khác
- Hỗ trợ kinh
phí từ ngân sách nhà nước để xúc tiến công tác đào tạo và tái đào tạo nhân sự
cho các doanh nghiệp, nhằm tạo nguồn nhân lực có đủ năng lực và trình độ thực
hiện yêu cầu phát triển sản xuất công nghiệp;
- Hỗ trợ kinh phí
từ ngân sách nhà nước cho công tác nghiên cứu khoa học để thực hiện các chương
trình phát triển sản xuất công nghiệp, theo hướng giảm chi phí sản xuất và thay
thế nguyên liệu nhập khẩu;
- Đẩy mạnh việc
xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu, cụm công nghiệp,
hạ tầng kinh tế như giao thông, điện, cấp thóat nước.
Điều II: Giao
trách nhiệm cho Sở Công nghiệp Đồng Nai chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức
năng và cấp huyện tiến hành triển khai thực hiện theo các mục tiêu của bản quy
hoạch này.
Điều III: Các
Ông (Bà) Chánh Văn Phòng UBND tỉnh, Giám đốc cỏc Sở: Kế Hoạch và Đầu Tư, Tài
Chính, thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long
Khánh, thành phố Biên Hòa và Giám đốc Sở Công nghiệp Đồng Nai chịu trách nhiệm
thi hành quyết định này.
Nơi nhận:
- Như điều III;
- Chủ tịch và các phó Chủ tịch tỉnh;
- Chánh, Phó VP;
- Lưu: VT.TH;
Đồng kính gởi:
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND tỉnh (b/c).
|
KT. CHỦ TỊCH UBND TỈNH ĐỒNG NAI
PHÓ CHỦ TỊCH
Ao Văn Thinh
|