Quyết định 738/QĐ-UBND năm 2020 về Hướng dẫn Căn cứ/tiêu chuẩn xác định, đánh giá mức độ đạt tiêu chí “Xã nông thôn mới kiểu mẫu” tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2020
Số hiệu | 738/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 01/04/2020 |
Ngày có hiệu lực | 01/04/2020 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Người ký | Trần Anh Thư |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 738/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 01 tháng 4 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020;
Căn cứ Quyết định 3085/QĐ-UBND ngày 23/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc Ban hành Bộ tiêu chí “Xã nông thôn mới kiểu mẫu” tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 69/TTr-SNNPTNT ngày 17/3/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Hướng dẫn Căn cứ/tiêu chuẩn xác định, đánh giá mức độ đạt tiêu chí “Xã nông thôn mới kiểu mẫu” tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2020.
Điều 2. Căn cứ vào hướng dẫn này và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương; các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan hướng dẫn, tiêu chuẩn chuyên ngành hoặc quy định khung đối với các tiêu chí, chỉ tiêu quy định tại Điều 1 của Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CĂN
CỨ/TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2018 – 2020
(Kèm theo Quyết định số 738/QĐ-UBND ngày 01/4/2020 của UBND tỉnh)
1. Tiêu chí 1 về Tổ chức sản xuất
Căn cứ Quyết định số 4142/QĐ-BNN-KTHT ngày 23/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành hướng dẫn thực hiện chỉ tiêu “Có vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh doanh hiệu quả, thích ứng biến đổi khí hậu” thuộc tiêu chí Sản xuất
- Thu nhập - Hộ nghèo trong Tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020.
Chỉ tiêu 1.1: Có vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của xã, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh doanh hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu
a. Phương pháp đánh giá
- Xã đạt chuẩn chỉ tiêu 1.1 khi đạt theo quy định và đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau:
Yêu cầu 1: Có vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của xã:
+ Vùng sản xuất hàng hóa tập trung: Tối thiểu 50 ha trong một tiểu vùng hoặc toàn bộ diện tích một tiểu vùng đê bao kiểm soát lũ trên địa bàn xã;
+ Sản phẩm chủ lực: Là loại hàng hóa đang hoặc có tiềm năng tiêu thụ tốt, có thể mở rộng diện tích; đồng thời có liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm;
+ Quản lý chất thải trong quá trình sản xuất không gây ô nhiễm môi trường.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 738/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 01 tháng 4 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020;
Căn cứ Quyết định 3085/QĐ-UBND ngày 23/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc Ban hành Bộ tiêu chí “Xã nông thôn mới kiểu mẫu” tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 69/TTr-SNNPTNT ngày 17/3/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Hướng dẫn Căn cứ/tiêu chuẩn xác định, đánh giá mức độ đạt tiêu chí “Xã nông thôn mới kiểu mẫu” tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2020.
Điều 2. Căn cứ vào hướng dẫn này và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương; các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan hướng dẫn, tiêu chuẩn chuyên ngành hoặc quy định khung đối với các tiêu chí, chỉ tiêu quy định tại Điều 1 của Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CĂN
CỨ/TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2018 – 2020
(Kèm theo Quyết định số 738/QĐ-UBND ngày 01/4/2020 của UBND tỉnh)
1. Tiêu chí 1 về Tổ chức sản xuất
Căn cứ Quyết định số 4142/QĐ-BNN-KTHT ngày 23/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành hướng dẫn thực hiện chỉ tiêu “Có vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh doanh hiệu quả, thích ứng biến đổi khí hậu” thuộc tiêu chí Sản xuất
- Thu nhập - Hộ nghèo trong Tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020.
Chỉ tiêu 1.1: Có vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của xã, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh doanh hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu
a. Phương pháp đánh giá
- Xã đạt chuẩn chỉ tiêu 1.1 khi đạt theo quy định và đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau:
Yêu cầu 1: Có vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của xã:
+ Vùng sản xuất hàng hóa tập trung: Tối thiểu 50 ha trong một tiểu vùng hoặc toàn bộ diện tích một tiểu vùng đê bao kiểm soát lũ trên địa bàn xã;
+ Sản phẩm chủ lực: Là loại hàng hóa đang hoặc có tiềm năng tiêu thụ tốt, có thể mở rộng diện tích; đồng thời có liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm;
+ Quản lý chất thải trong quá trình sản xuất không gây ô nhiễm môi trường.
Yêu cầu 2: Chất lượng sản phẩm: Được quản lý theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP;
Yêu cầu 3: Kinh doanh có hiệu quả: Sản phẩm chủ lực của xã: Phải có hiệu quả kinh tế cao (tối thiểu cao hơn 1,5 lần sản phẩm đại trà khác của xã tại cùng thời điểm đánh giá) và có tiềm năng mở rộng;
Yêu cầu 4: Thích ứng với biến đổi khí hậu: Các vùng sản xuất hàng hóa tập trung được bố trí phù hợp và có thể chuyển đổi linh hoạt tùy theo điều kiện thời tiết hạn, mặn, lũ.
b. Danh mục hồ sơ minh chứng
+ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của UBND xã hoặc đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của xã thể hiện rõ việc tổ chức sản xuất vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho sản phẩm chủ lực;
+ Dự án, phương án hoặc kế hoạch liên kết sản xuất với doanh nghiệp;
+ Kết quả tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; Giấy chứng nhận vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP (nếu có);
+ Báo cáo chi tiết của UBND xã chứng minh được 04 yêu cầu được nêu tại phần phương pháp đánh giá của chỉ tiêu 1.1.
Chỉ tiêu 1.2: Có ít nhất 02 hợp tác xã kiểu mẫu liên kết kinh doanh có hiệu quả
a. Phương pháp đánh giá
Xã đạt chỉ tiêu 1.2 phải đạt đồng thời các yêu cầu sau đây:
- Có 02 hợp tác xã (HTX) được thành lập và hoạt động hiệu quả theo quy định của luật HTX 2012 trên địa bàn xã; Quy mô từ 90 thành viên đối với HTX nông nghiệp; đang cung cấp dịch vụ cho tối thiểu 50% thành viên;
- Có thành viên là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước (tối thiểu 01% thành viên HTX);
- HTX có ít nhất từ 03 dịch vụ phục vụ thành viên HTX, đảm bảo từng dịch vụ có lợi nhuận 03 năm liền kề gần nhất; Đồng thời, HTX nông nghiệp đang tổ chức hoạt động theo hướng tổ chức sản xuất chủ động, không đơn thuần là chỉ làm dịch vụ;
- Thực hiện tốt vai trò kết nối giữa nông dân, giữa thành viên với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị nông sản; Hướng đến tham gia thực hiện dự án, phương án hay kế hoạch liên kết với doanh nghiệp;
- Được xếp loại “Tốt” theo Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Kinh doanh có lãi liên tục trong 3 năm tài chính gần nhất với doanh thu tối thiểu 01 tỷ đồng /năm.
b. Danh mục hồ sơ minh chứng
- Giấy Chứng nhận đăng ký HTX theo luật HTX 2012; danh sách thành viên hiện tại đã được cấp Sổ thành viên; danh sách thành viên là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước có xác nhận của UBND xã; danh sách thành viên đang sử dụng dịch vụ của HTX;
- Phương án sản xuất kinh doanh đã được thông qua Hội nghị hay Đại hội HTX;
- Dự án, phương án, kế hoạch hoặc hợp đồng liên kết mà HTX đang tham gia theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ (nếu có);
- Báo cáo tài chính của HTX 03 năm gần nhất có xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của cơ quan thuế;
- Báo cáo đánh giá của UBND xã đối với kết quả hoạt động của HTX trong 03 năm gần nhất;
- Hồ sơ đánh giá xếp loại HTX theo Thông tư 09 của HTX 03 năm gần nhất; Báo cáo đánh giá, xếp loại HTX trên địa bàn huyện của Phòng NN&PTNT/Kinh tế (trong đó có thể hiện cụ thể các HTX trên địa bàn của xã được đánh giá;
Chỉ tiêu 1.3: Tỷ lệ cơ giới hóa bình quân các khâu chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp
a. Phương pháp đánh giá
Xã đạt chỉ tiêu 1.3 khi đáp ứng các điều kiện: Tỷ lệ cơ giới hóa bình quân các khâu chủ yếu trong trồng trọt ≥ 90%; trong Chăn nuôi ≥ 80%; trong Thủy sản ≥ 80%, cụ thể:
- Đối với lĩnh vực trồng trọt:
+ Khâu làm đất: Sử dụng các loại máy kéo bằng động cơ: Máy cày, máy sới…
+ Khâu gieo trồng: sử dụng công cụ xạ hàng, máy cấy,…
+ Khâu chăm sóc: Sử dụng các loại máy bơm, tưới, phun thuốc bảo vệ thực vật chất lượng, đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật.
+ Khâu thu hoạch: thu hoạch bằng các loại máy (gặt đập liên hợp, máy cắt xếp dãy, ….)
+ Khâu bảo quản (nếu có): Sử dụng máy sấy nông sản…
- Phương pháp tính tỷ lệ:
Tỷ lệ khâu làm đất (%) |
= |
Tổng diện tích đất làm bằng máy |
x 100 |
Tổng diện tích đất gieo trồng |
|||
Tỷ lệ khâu gieo trồng (%) |
= |
Tổng diện tích gieo trồng bằng máy |
x 100 |
Tổng diện tích gieo trồng |
|||
Tỷ lệ khâu chăm sóc (%) |
= |
Tổng diện tích cây trồng được chăm sóc bằng máy |
x 100 |
Tổng diện tích đất gieo trồng |
|||
Tỷ lệ khâu thu hoạch (%) |
= |
Tổng diện tích thu hoạch bằng máy |
x 100 |
Tổng diện tích đất gieo trồng |
|||
Tỷ lệ khâu bảo quản (nếu có) (%) |
= |
Tổng sản lượng cây trồng thu hoạch được sấy, bảo quản |
x 100 |
Tổng sản lượng cây trồng thu hoạch |
Tỷ lệ cơ giới hóa bình quân các khâu chủ yếu trong trồng trọt: Là tổng tỷ lệ bình quân của các khâu được thực hiện cơ giới hóa trồng trọt.
- Đối với lĩnh vực chăn nuôi: Áp dụng tính tỷ lệ cơ giới hóa đối với quy mô:
Chăn nuôi heo, dê: Từ 50 đơn vị vật nuôi/cơ sở;
Chăn nuôi bò: Từ 20 đơn vị vật nuôi/cơ sở;
Chăn nuôi gia cầm: 300 đơn vị vật nuôi/cơ sở;
- Các khâu đánh giá chủ yếu:
+ Khâu cho ăn: Có trang bị máy chế biến thức ăn (máy cắt, băm rơm, cỏ); máy trộn thức ăn; hệ thống máng ăn, núm uống, máng uống bán tự động, tự động…
+ Khâu chăm sóc, vệ sinh: Trang bị hệ thống máy bơm cấp nước rửa chuồng trại, hệ thống thiết bị làm mát, sửa ấm, quạt thông gió, xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường…
- Phương pháp tính tỷ lệ:
Tỷ lệ khâu cho ăn (%) |
= |
Tổng số cơ sở áp dụng cơ giới hóa |
x 100 |
Tổng số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn xã |
|||
Tỷ lệ khâu chăm sóc, vệ sinh (%) |
= |
Tổng số cơ sở áp dụng cơ giới hóa |
x 100 |
Tổng số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn xã |
Tỷ lệ cơ giới hóa bình quân các khâu trong chăn nuôi: Là tổng tỷ lệ bình quân các khâu được thực hiện cơ giới hóa chăn nuôi.
- Đối với lĩnh vực Thủy sản: Chỉ áp dụng tính tỷ lệ cơ giới hóa đối với quy mô nuôi trồng từ 0,2 ha trở lên:
- Các khâu đánh giá chủ yếu:
+ Khâu cho ăn: Có máy/hệ thống tự động cho cá ăn loại thức ăn viên công nghiệp (phun thức ăn); máy để trộn dinh dưỡng vào trong thức ăn tăng sức khỏe cho thủy sản nuôi…
+ Khâu xử lý ao nuôi: Sát trùng nguồn nước ao nuôi bằng các loại máy; vệ sinh ao nuôi bằng máy hút hoặc hệ thống tự động loại bỏ bùn thải đáy ao ra khỏi ao nuôi không sử dụng máy hút bùn; hệ thống máy sục khí ao nuôi để tăng cường oxy…
- Phương pháp tính tỷ lệ các khâu như lĩnh vực Chăn nuôi.
Tỷ lệ cơ giới hóa bình quân các khâu trong chăn nuôi: Là tổng tỷ lệ bình quân các khâu được thực hiện cơ giới hóa chăn nuôi.
* Lưu ý: Trong lĩnh vực Chăn nuôi và Thủy sản, tùy thực tế địa phương nếu quy mô đánh giá thấp hơn so quy định thì không đánh giá và xem như đạt tỷ lệ cơ giới hóa đối với lĩnh vực này.
b. Danh mục hồ sơ minh chứng
- Kế hoạch sản xuất nông nghiệp của xã;
- Biểu thống kê các loại máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản);
- Báo cáo tình hình sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn của UBND xã.
Chỉ tiêu 1.4: Đảm bảo liên kết sản xuất bền vững sản phẩm chủ lực theo chu kỳ liên tiếp, cụ thể:
+ Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 01 năm, thời gian liên kết tối thiểu là 03 năm;
+ Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên, thời gian liên kết tối thiểu là 05 năm.
a. Phương pháp đánh giá
Xã đạt chỉ tiêu 1.4 khi trên địa bàn xã có ít nhất 01 HTX thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương, cụ thể:
- Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 01 năm thì thời gian liên kết tối thiểu là 03 năm; đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên thì thời gian liên kết tối thiểu là 05 năm;
- Quy mô liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa:
+ Đối với lúa, nếp ≥ 100 ha/chu kỳ sản xuất;
+ Đối với cây ăn quả ≥ 50 ha/chu kỳ sản xuất;
+ Đối với rau màu ≥ 03 ha/chu kỳ sản xuất;
+ Đối với thủy sản: Tổng diện tích tham gia chuỗi liên kết ≥ 10 ha, hoặc Có ≥ 50% số cơ sở nuôi thủy sản có tham gia chuỗi liên kết trên tổng số các cơ sở nuôi thủy sản của xã.
+ Đối với chăn nuôi: Có ít nhất 10 hộ chăn nuôi tham gia chuỗi liên kết.
b. Danh mục hồ sơ minh chứng
- Kế hoạch liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương; kế hoạch sản xuất hàng năm của HTX;
- Hợp đồng và thanh lý hợp đồng liên kết sản xuất.
*Ngoài các hồ sơ minh chứng nêu trên, địa phương phải bổ sung thêm các loại văn bản như sau:
(1) Báo cáo kết quả thực hiện Tiêu chí 1 của UBND xã;
(2) Báo cáo tình hình hoạt động của từng HTX 03 năm gần nhất;
(3) Biên bản kiểm tra của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Kinh tế;
(4) Biên bản phúc tra của Chi cục Phát triển nông thôn.
Xã đạt tiêu chí Thu nhập khi: “Mức TNBQ/người của xã phải cao hơn từ 1,5 lần so với TNBQ/người tại thời điểm công nhận xã nông thôn mới”.
Căn cứ Công văn số 563/TCTK-XHMT ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Tổng cục Thống kê về việc hướng dẫn tạm thời tính thu nhập bình quân đầu người/năm (sau đây viết tắt là TNBQ/người) của xã;
Căn cứ Công văn số 5770/BKHĐTU-KTNN ngày 20 tháng 8 năm 2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành hướng dẫn tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu;
Căn cứ Hướng dẫn số 558/HD-CTK ngày 19 tháng 8 năm 2016 của Cục Thống kê về việc tính “TNBQ/người/năm của xã”, giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 307/KH-CTK ngày 13 tháng 6 năm 2017 của Cục Thống kê về Điều tra TNBQ/người khu vực nông thôn, giai đoạn 2016-2020.
a. Phương pháp đánh giá
+ Cách tính TNBQ/người/năm của xã được tính bằng cách chia tổng thu nhập của nhân khẩu thực tế thường trú (sau đây viết tắt là NKTTTT) của xã trong năm cho số NKTTTT của xã trong năm.
Công thức:
Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã (triệu đồng) |
= |
Tổng thu nhập của NKTTTT của xã trong năm |
NKTTTT của xã trong năm |
+ Có 2 phương pháp để xác định tiêu chí:
Phương pháp 1: Căn cứ các nguồn số liệu hiện có tại địa phương, xã tự tính số liệu thu nhập trên cơ sở có sự hỗ trợ tính toán của Chi cục Thống kê. Cụ thể, thực hiện theo Hướng dẫn số 558/HD-CTK ngày 19 tháng 8 năm 2016 của Cục Thống kê về việc tính “TNBQ/người/năm của xã”, giai đoạn 2016-2020;
Phương pháp 2: Xã thực hiện điều tra chọn mẫu để xác định thu nhập của hộ gia đình. Cụ thể, thực hiện theo Kế hoạch số 307/KH-CTK ngày 13 tháng 6 năm 2017 của Cục Thống kê về Điều tra TNBQ/người khu vực nông thôn, giai đoạn 2016 - 2020.
b. Danh mục hồ sơ minh chứng
- Danh sách dàn mẫu chủ (có thể dưới dạng file lưu trữ trên máy vi tính);
- Danh sách dàn mẫu điều tra;
- Phiếu điều tra thu nhập hộ gia đình;
- Biên bản phúc tra của Cục Thống kê;
- Thông báo của Cục Thống kê công nhận mức TNBQ/người của xã.
3. Tiêu chí 3 về Hộ nghèo: Xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về tiêu chí “Hộ nghèo” khi có tỷ lệ hộ nghèo của xã (tại thời điểm xét duyệt) qua điều tra, rà soát định kỳ hàng năm bằng 0%.
Căn cứ Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020 và Thông tư 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
a. Phương pháp đánh giá
Tỷ lệ hộ nghèo của xã được tính bằng cách chia tổng số hộ nghèo của xã (không bao gồm: Hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội; hộ nghèo do bệnh hiểm nghèo; hộ nghèo do tai nạn rủi ro bất khả kháng) được Chủ tịch cấp xã có quyết định công nhận sau các cuộc điều tra, rà soát định kỳ hàng năm trên địa bàn cho tổng số hộ dân cư trên địa bàn xã (không bao gồm các hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội; hộ nghèo do bệnh hiểm nghèo; hộ nghèo do tai nạn rủi ro bất khả kháng) theo công thức sau đây:
Tỷ lệ hộ nghèo của xã (%) |
= |
Tổng số hộ nghèo của xã (đã trừ số hộ nghèo bảo trợ xã hội; hộ nghèo do bệnh hiểm nghèo; hộ nghèo do tai nạn rủi ro bất khả kháng) |
x 100% |
Tổng số hộ dân cư của xã (đã trừ số hộ nghèo bảo trợ xã hội; hộ nghèo do bệnh hiểm nghèo; hộ nghèo do tai nạn rủi ro bất khả kháng) |
Trong đó:
- Hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.
- Hộ nghèo do bệnh hiểm nghèo: Danh mục bệnh hiểm nghèo thực hiện theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Danh mục bệnh kèm theo).
- Hộ nghèo do tai nạn rủi ro bất khả kháng: Quy trình xét bổ sung hộ nghèo do tai nạn rủi ro bất khả kháng quy định tại Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 và Thông tư 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
b. Danh mục hồ sơ minh chứng
Ủy ban nhân dân xã báo cáo tỷ lệ hộ nghèo của xã (đến thời điểm phúc tra hoặc đến thời điểm nào phải nêu cụ thể), cơ sở xác định tỷ lệ hộ nghèo của xã và kèm theo hồ sơ minh chứng gồm:
- Tỷ lệ hộ nghèo và danh sách hộ nghèo của xã được UBND huyện/thị xã/thành phố ký ban hành hoặc phê duyệt, đồng thời cung cấp quy trình thực hiện việc rà soát hộ nghèo và danh sách hộ thoát nghèo trong năm của xã.
- Danh sách hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội; hộ nghèo do bệnh hiểm nghèo; hộ nghèo do tai nạn rủi ro bất khả kháng.
Căn cứ Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ quy định về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Chỉ tiêu 4.1: Tỷ lệ huy động trẻ đi học mẫu giáo đạt từ 90% trở lên.
a. Phương pháp đánh giá: Tỷ lệ trẻ em đi học mẫu giáo được tính:
Tỷ lệ trẻ em đi học mẫu giáo (%) |
= |
Tổng số trẻ em 3, 4, 5 tuổi được đi học |
x 100 |
Tổng số trẻ 3, 4, 5 tuổi ở địa phương được thống kê trong cùng năm. |
b. Danh mục hồ sơ minh chứng
Hồ sơ phổ cập giáo dục, biểu Thống kê trẻ em 0 đến 5 tuổi Phổ cập giáo dục mầm non (PCGD) mần non cho trẻ em 5 tuổi thời điểm kết thúc năm liền trước tại lúc kiểm tra.
Chỉ tiêu 4.2: Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 100%
a. Phương pháp đánh giá:
Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 được tính như sau:
Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 (%) |
= |
Tổng số trẻ em 6 tuổi được huy động vào lớp 1 |
x 100 |
Tổng số trẻ 6 tuổi ở địa phương thống kê trong cùng năm. |
b. Danh mục hồ sơ minh chứng
Hồ sơ phổ cập giáo dục, biểu Thống kê trẻ em 6 đến 14 tuổi phổ cập giáo dục Tiểu học thời điểm kết thúc năm liền trước tại lúc kiểm tra.
Chỉ tiêu 4.3: Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục tiểu học đạt từ 95% trở lên (các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học)
a. Phương pháp đánh giá
Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học
Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học (%) |
= |
Tổng số trẻ em 6 tuổi được huy động vào lớp 1 |
x 100 |
Tổng số trẻ 6 tuổi ở địa phương thống kê trong cùng năm. |
c. Danh mục hồ sơ minh chứng
Hồ sơ phổ cập giáo dục, biểu Thống kê trẻ em 6 đến 14 tuổi phổ cập giáo dục Tiểu học thời điểm kết thúc năm liền trước tại lúc kiểm tra.
Chỉ tiêu 4.4: Tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi đang học Chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt từ 95% trở lên.
a. Phương pháp đánh giá
Tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi đang học Chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp phổ thông được tính:
Tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi đang học Chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp phổ thông (%) |
= |
Tổng số thanh, thiếu niên trong độ tuổi 15 đến 18 đã, đang học Chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp phổ thông hoặc GDNN |
x 100 |
Tổng số thanh, thiếu niên trong độ tuổi 15 đến 18 ở địa phương được thống kê tính theo năm sinh tại năm kiểm tra. |
b. Danh mục hồ sơ minh chứng
Hồ sơ phổ cập giáo dục, biểu Thống kê thanh thiếu niên phổ cập giáo dục Trung học cơ sở thời điểm kết thúc năm liền trước tại lúc kiểm tra.
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009; Luật bảo hiểm y tế ngày 14/11/2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật bảo hiểm y tế ngày 13/06/2014;
Căn cứ Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế; Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
Căn cứ Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế về chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã; Chương trình Hành động số 1379/CTr-BYT ngày 19/12/2017 của Bộ Y tế về việc thực hiện Đề án 2348; Hướng dẫn số 1383/HD-BYT ngày 19/12/2017 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn triển khai mô hình điểm tại 26 trạm y tế xã giai đoạn 2018 2020;
Căn cứ Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
Căn cứ Thông tư số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế.
Chỉ tiêu 5.1. Trạm Y tế xã đủ điều kiện khám và chữa bệnh Bảo hiểm y tế
a. Phương pháp đánh giá:
Có Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh với cơ quan Bảo hiểm xã hội.
b. Danh mục hồ sơ minh chứng:
- Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
- Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh với cơ quan Bảo hiểm xã hội.
- Biên bản thẩm định, báo cáo của đơn vị tuyến huyện.
Chỉ tiêu 5.2. Dân số thường trú trên địa bàn xã được quản lý, theo dõi sức khỏe đạt từ 90% trở lên.
a. Phương pháp đánh giá
Từ 90% dân số thường trú trở lên được quản lý, theo dõi sức khỏe.
b. Danh mục hồ sơ minh chứng
- Kế hoạch thực hiện
- Danh sách quản lý, theo dõi sức khỏe.
- Biên bản thẩm định, báo cáo của đơn vị tuyến huyện.
Chỉ tiêu 5.3. Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế từ 95% trở lên
a. Phương pháp đánh giá
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (%) |
= |
Tổng số người tham gia bảo hiểm y tế thẻ còn giá trị sử dụng của xã |
Tổng số nhân khẩu thực tế thường trú tại xã |
b. Danh mục hồ sơ minh chứng
- Danh sách người dân tham gia Bảo hiểm y tế;
- Danh sách số người thực tế thường trú tính đến thời điểm thống kê, báo cáo;
- Danh sách dân rời địa phương trên 6 tháng tính từ thời thời điểm thống kê (xác nhận của cấp có thẩm quyền).
- Báo cáo kèm biên bản thẩm định, đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu
Căn cứ Công văn số 3897/BVHTTDL-VHCS ngày 30/10/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thực hiện tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa trong xây dựng nông thôn mới.
Chỉ tiêu 6.1: Có mô hình hoạt động văn hóa, thể thao tiêu biểu, thu hút từ 60% trở lên số người dân thường trú trên địa bàn tham gia.
a. Phương pháp xác định
- Xã cần vận động xã hội hóa để có mô hình hoạt động văn hóa, thể thao tiêu biểu, hiệu quả, hoạt động thường xuyên để thu hút người dân trên địa bàn tham gia.
- Hàng tháng xây dựng kế hoạch tổ chức ít nhất 01 lần sinh hoạt văn hóa-văn nghệ, giao lưu thể thao (bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, cờ tướng, kéo co, đẩy gậy...), thu hút người dân trên địa bàn tham gia và đến dự xem.
Yêu cầu tiêu chí: đạt 100%.
b. Danh mục hồ sơ minh chứng: Các văn bản, kế hoạch, báo cáo và một số hồ sơ có liên quan đến tiêu chí 6 và chỉ tiêu 6.1.
Chỉ tiêu 6.2: Mỗi ấp có ít nhất 01 đội hoặc 01 câu lạc bộ văn hóa – văn nghệ hoạt động thường xuyên, hiệu quả.
a. Phương pháp xác định
- Mỗi ấp xây dựng ít nhất 01 đội hoặc 01 câu lạc bộ văn hóa – văn nghệ, có người tham gia, hoạt động thường xuyên, có hiệu quả.
- Hàng tháng xây dựng kế hoạch sinh hoạt văn hóa – văn nghệ của ấp cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Tổ chức hoạt động văn hóa - văn nghệ tại điểm sinh hoạt văn hóa - thể thao, có người đến dự xem.
- Yêu cầu tiêu chí: Đạt 100%
b. Danh mục hồ sơ minh chứng: các văn bản, kế hoạch, báo cáo và một số hồ sơ có liên quan đến tiêu chí 6 và chỉ tiêu 6.2
Căn cứ Công văn số 3217/TCMT-QLCT ngày 25/9/2018 của Tổng cục Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí môi trường của mô hình xã nông thôn mới kiểu mẫu theo Quyết định 691/QĐ-TTg;
Căn cứ Công văn số 1290/TCMT-KSON ngày 19/05/2017 của Tổng cục Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung thuộc tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm.
Chỉ tiêu 7.1: Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý theo đúng quy định đạt từ 90% trở lên
Yêu cầu chỉ tiêu: 100% chất thải rắn phát sinh được thu gom và 90% được phân loại, xử lý phù hợp
a. Phương pháp đánh giá
- Cách xác định đạt chỉ tiêu, đoàn kiểm tra sẽ tiến hành khảo sát thực tế địa phương, cụ thể:
+ Đối với rác thải sinh hoạt:
Kiểm tra tại các trục đường chính, các đường nhánh, các khu thương mại, các công viên, các điểm tập trung dân cư, các đầu mối giao thông, các khu vực công cộng phải đảm bảo thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt theo quy định tại Mục III Công văn số 1535/STNMT-MT ngày 01/6/2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường; số hộ dân tham gia mạng lưới thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn; Khu xử lý rác của địa phương (nếu có).
Đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ đội tự quản thu gom rác thải sinh hoạt trong đó khuyến khích mô hình xã hội hóa, sự tham gia của cộng đồng dân cư trong công tác thu gom, quản lý rác thải sinh hoạt.
Đảm bảo thu gom, xử lý đạt 90% trở lên.
+ Rác thải nông nghiệp:
Khảo sát hệ thống thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn xã theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT- BTNMT ngày 16/5/2016 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường, khuyến khích công tác xã hội hóa, tham gia của cộng đồng dân cư. Không để xảy ra tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nông nghiệp hết hạn hoặc các vỏ bao bì, dụng cụ đựng các sản phẩm này sau khi sử dụng hoặc phụ phẩm nông nghiệp bị vứt, đổ bừa bãi ra môi trường, đặc biệt là tại các khu vực trồng trọt, các nguồn nước kênh mương, ao hồ, sông suối,…
Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất phải thu gom, sử dụng lại phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón, chất đốt, thức ăn gia súc, sản xuất nấm,... hoặc ký hợp đồng với tổ chức dịch vụ để thu gom, xử lý theo quy định.
Không có hiện tượng đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng hoặc vứt bừa bãi nơi công cộng, cản trở giao thông.
Đảm bảo thu gom, xử lý đạt 90% trở lên.
+ Rác thải y tế: Kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý rác thải y tế của cơ sở y tế trên địa bàn (Phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường). Đảm bảo thu gom, xử lý triệt để.
- Phương pháp đánh giá:
+ Đối với rác thải sinh hoạt:
Tỷ lệ rác sinh hoạt trên địa bàn được thu gom và xử lý theo quy định |
= |
Tổng số hộ tham gia mạng lưới thu gom rác |
x 100 |
Tổng số hộ hiện có trên địa bàn xã |
+ Đối với rác thải nông nghiệp
Tỷ lệ rác nông nghiệp trên địa bàn được thu gom và xử lý theo quy định |
= |
Tổng khối lượng thu gom, xử lý theo quy định |
x 100 |
Tổng khối lượng phát sinh trên địa bàn xã |
+ Rác thải y tế: 100% cơ sở y tế trên địa bàn xã phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b. Danh mục hồ sơ minh chứng
Kế hoạch và Báo cáo kết quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã (bao gồm công tác thu gom, phân loại, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp);
Danh sách hộ gia đình đăng ký thực hiện xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng dẫn tại Công văn số 1394/STNMT-MT ngày 19/6/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường;
Danh sách hộ gia đình đi làm ăn xa (nếu có);
Danh sách hộ gia đình đăng ký thực hiện phân loại, tái chế, tái sử dụng hoặc áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp theo mẫu (phụ lục 1);
Kế hoạch và Báo cáo kết quả công tác quản lý rác thải nông nghiệp trên địa bàn xã;
Kế hoạch và Báo cáo kết quả công tác quản lý rác thải y tế trên địa bàn xã.
Chỉ tiêu 7.2: Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được phân loại, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp đạt từ 50% trở lên.
a. Phương pháp đánh giá
+ Cách xác định đạt chỉ tiêu: Đoàn kiểm tra sẽ tiến hành khảo sát thực tế địa phương, cụ thể:
- Địa phương đăng ký xã nông thôn mới kiểu mẫu phải lập Danh sách hộ gia đình đăng ký tham gia phân loại, tái chế, tái sử dụng hoặc áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.
- Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra thực tế ngẫu nhiên công tác phân loại, tái chế, tái sử dụng, áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp tại hộ gia đình theo Danh sách đăng ký do Ủy ban nhân dân xã lập.
+Phương pháp đánh giá:
Tỷ lệ rác sinh hoạt được phân loại, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp |
= |
Tổng số hộ thực hiện phân loại, áp dụng biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt phù hợp |
x 100 |
Tổng số hộ hiện có trên địa bàn xã |
b. Danh mục hồ sơ minh chứng
- Kế hoạch và Báo cáo kết quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã (bao gồm công tác thu gom, phân loại, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp);
- Danh sách hộ gia đình đăng ký thực hiện xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng dẫn tại Công văn số 1394/STNMT-MT ngày 19/6/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Danh sách hộ gia đình đi làm ăn xa (nếu có);
- Danh sách hộ gia đình đăng ký thực hiện phân loại, tái chế, tái sử dụng hoặc áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp theo mẫu (phụ lục 2);
- Kế hoạch và Báo cáo kết quả công tác quản lý rác thải nông nghiệp trên địa bàn xã;
- Kế hoạch và Báo cáo kết quả công tác quản lý rác thải y tế trên địa bàn xã;
(Ghi chú: xã có thể ghép chung hồ sơ minh chứng chỉ tiêu 7.1 và 7.2 )
Chỉ tiêu 7.3: Có mô hình bảo vệ môi trường hoạt động thường xuyên, hiệu quả, thu hút được sự tham gia của cộng đồng
a. Phương pháp đánh giá
- Trên cơ sở thông tin Ủy ban nhân dân xã cung cấp về tổ, đội thu gom rác thải; Các câu lạc bộ, tổ đội tuyên truyền bảo vệ môi trường (gọi chung là các tổ tự quản bảo vệ môi trường). Đoàn kiểm tra tiến hành khảo sát thực tế địa điểm thực hiện mô hình tập trung các nhiệm vụ như sau:
+ Kiểm tra, đôn đốc hộ gia đình, cá nhân thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
+ Công tác tổ chức thu gom, tập kết và xử lý chất thải;
+ Giữ gìn vệ sinh môi trường tại khu dân cư và nơi công cộng;
+ Việc triển khai thực hiện hương ước bảo vệ môi trường; Tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại sức khỏe và môi trường;
+ Công tác giám sát thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.
- Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ tự quản bảo vệ môi trường phải thực hiện tối thiểu 04 chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường trong năm (Chương trình/Kế hoạch phải thể hiện cụ thể: Nội dung, phương pháp, thời gian, tổ chức thực hiện, kinh phí) đảm bảo có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.
- Các mô hình bảo vệ môi trường phải hoạt động thường xuyên, hiệu quả và chứng minh được sự tham gia của cộng đồng.
b. Danh mục hồ sơ minh chứng
- Quyết định thành lập/Quy chế hoạt động các tổ tự quản bảo vệ môi trường (bao gồm các tổ, đội, câu lạc bộ,…);
- Kế hoạch và Báo cáo kết quả hoạt động của các tổ tự quản bảo vệ môi trường (bao gồm công tác vận động xã hội hóa thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường);
- Các Kế hoạch và Báo cáo kết quả tổ chức chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường.
Chỉ tiêu 7.4: Cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu chuẩn và đảm bảo bền vững đạt 100%.
a. Phương pháp đánh giá
+ Cách xác định chỉ tiêu đạt, cụ thể:
- 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu chuẩn và đảm bảo bền vững không gây ô nhiễm môi trường.
- Đề xuất được số lượng các làng nghề đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường.
- Đề xuất được số liệu các điểm nóng cần tập trung cải thiện công tác bảo vệ môi trường.
- Tăng tỷ lệ giải quyết các vụ việc về ô nhiễm môi trường tại địa phương.
- Tăng số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất nghề tiểu thủ công nghệ, buôn bán phế liệu di dời ra các khu tập trung xa dân cư so với hiện trạng.
+ Phương pháp đánh giá
Trên cơ sở danh sách (Phụ lục 2) và các hồ sơ liên quan (báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, thủ tục môi trường được phê duyệt…), do Ủy ban nhân dân xã cung cấp, Đoàn kiểm tra sẽ chọn ngẫu nhiên từ 15% đến 20% trên tổng số cơ sở để kiểm tra các nội dung:
* Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng phải thực hiện thủ tục môi trường phải đảm bảo đủ 02 điều kiện sau:
- 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh có đầy đủ hồ sơ, thủ tục môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Từ 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo yêu cầu của cơ quan phê duyệt; 10% cơ sở còn lại đang thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo yêu cầu của cơ quan phê duyệt.
* Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh không phải thực hiện thủ tục môi trường: phải đảm bảo chất thải (nước thải, chất thải rắn, khí thải) được thu gom, xử lý không gây ô nhiễm môi trường và không có đơn thưa hoặc phản ánh.
b. Danh mục hồ sơ minh chứng
Cung cấp tài liệu chứng minh xã đạt, bao gồm:
- Danh sách thống kê cơ sở sản xuất - kinh doanh, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở chăn nuôi trên địa bàn nông thôn (bao gồm cả các cơ sở trong làng nghề) (Phụ lục 3), thời điểm cập nhật danh sách yêu cầu không quá 06 tháng tính đến thời điểm tổ chức đánh giá.
- Thông tin việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường của các cơ sở tương ứng với từng loại hình cơ sở, cụ thể:
+ Số quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận; ngày cấp; cơ quan cấp thủ tục môi trường;
+ Báo cáo kết quả các cuộc kiểm tra thủ tục môi trường đối với các cơ sở của cơ quan chức năng đối với cơ sở.
- Đối với làng nghề (nếu có):
+ Phương án bảo vệ môi trường làng nghề và được cơ quan chức năng phê duyệt.
+ Hồ sơ minh chứng xây dựng các công trình thu gom, xử lý chất thải làng nghề.
+ Quyết định thành lập tổ tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề (nếu có).
Chỉ tiêu 7.5: Có từ 60% trở lên số tuyến đường xã, ấp có rãnh thoát nước và được trồng cây bóng mát hoặc trồng hoa cây cảnh trên toàn tuyến.
a. Phương pháp đánh giá
- Đối với các điểm dân cư, điểm chợ, khu vực công cộng trong xã:
+ Có trồng cây xanh, vườn hoa công cộng;
+ Có vườn cây tập trung (cây ăn quả, cây thuốc, vườn ươm);
+ Có rãnh thoát nước (*);
- Đối với các công trình sản xuất, các khu sản xuất tập trung: Có trồng cây xanh cách ly.
- Đối với hàng rào của hộ dân: Ngay ngắn; không ngã, đỗ.
- Đối với các tuyến đường trong xã:
+ Thông thoáng;
+ Không bị lấn chiếm lồng lề đường (*);
+ Có 60% tuyến đường có rãnh thoát nước;
+ Có 60% các tuyến đường có trồng hoa, cây xanh
- Đối với các đoạn sông, kênh, rạch trong xã:
+ Không xả rác tập trung (*).
+ Không có mùi hôi thối (*).
+ Không ứ đọng rác (*).
+ Không có tên trong danh sách khu, điểm ô nhiễm môi trường do UBND tỉnh phê duyệt (*).
- Đối với cầu tiêu trên ao, sông kênh rạch: Không tồn tại (*);
- Hộ dân: Có xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch – đẹp.
b. Danh mục hồ sơ minh chứng
- Kế hoạch và phương án xây dựng rãnh thoát nước;
- Danh sách các tuyến đường có rãnh thoát nước;
- Kế hoạch kèm kết quả thực hiện việc trồng cây xanh và tuyến đường hoa;
- Danh sách các tuyến đường trồng hoa, cây xanh;
- Hình ảnh liên quan đến các hoạt động xây dựng cảnh quan môi trường;
- Báo cáo kèm Biên bản kiểm tra của Phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế;
- Báo cáo kèm Biên bản kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Phụ ghi:
- Các nội dung (*): Không có xem như là điểm liệt. Nếu nội dung (*) chưa đạt thì chỉ tiêu 7.5 không đạt.
- Công tác thực hiện rãnh thoát nước phải đảm bảo từ 60% trở lên trên tổng số tuyến đường trong xã, đặc biệt các khu dân cư/điểm chợ.
- Hàng rào ở hộ dân phải chỉnh trang thường xuyên (ngay ngắn, không ngã, đỗ). Vật liệu làm hàng rào thì tùy vào điều kiện kinh tế của hộ dân (cây xanh, tre...): tùy theo mức độ mà đánh giá đạt hoặc chưa đạt.
- Từ 60% trở lên các tuyến đường trong xã có trồng hoa, cây xanh, thực hiện các tuyến đường hoa.
- Các tuyến đường trong xã phải thông thoáng, không lấn chiếm lòng lề đường: đánh giá mức độ thông thoáng đạt hoặc chưa đạt (UBND xã phải thường xuyên phát động trong xã làm sạch lồng lề đường, rác thải trên mé đường, thu gom chất thải rắn về nơi quy định để xử lý, phát hoang cây cỏ, trồng hoa/ cây xanh ven đường tạo quan môi trường xanh - sạch - đẹp). Thường xuyên phát quang dọn cỏ, chỉnh trang vườn, hàng rào, cổng ngõ, thu gom chất thải rắn về nơi quy định để xử lý; quét dọn đường làng ngõ xóm, các tuyến đường, các địa điểm công cộng và các khu dân cư tập trung; trang trí, trồng các loại cây xanh tại từng hộ gia đình.
- Các khu vực công cộng không để xảy ra tình trạng xả nước thải, chất thải rắn bừa bãi gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.
- Hồ ao, kênh mương, cống rãnh, bờ đê, đường làng ngõ xóm, khu vực công cộng phải thường xuyên được vệ sinh, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp.
- Các hộ dân, các khu dân cư trên địa bàn xã phải thực hiện xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp (trong đó, nội dung chủ yếu hướng vào xử lý môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp ở từng hộ và cộng đồng dân cư).
Chỉ tiêu 7.6: Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường
a. Phương pháp đánh giá
- Chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường với các nội dung chính như sau:
+ Nằm tách biệt với nhà ở, nguồn nước, cụ thể:
● Phải cách nhà ở và đường đi chung ít nhất 5m; cuối hướng gió và phải có hố chứa phân, rác, thoát nước phải đảm bảo vệ sinh môi trường.
● Đối với chăn nuôi heo: Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100 m; cách nhà máy chế biến, giết mổ tối thiểu 01 km (QCVN 01-14:2010/BNNPTNT).
● Đối với chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò, ngựa, dê): Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 200m; cách nhà máy chế biến, giết mổ tối thiểu 500 m (TCVN 9121:2012).
● Đối với chăn nuôi gia cầm: Cơ sở chăn nuôi gia cầm phải xây dựng cách biệt, cách xa bệnh viện, trường học, chợ, công sở và khu dân cư đông người và đường giao thông liên tỉnh, liên huyện ít nhất 100 m (QCVN 01-15:2010/BNNPTNT).
+ Được vệ sinh định kỳ bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh.
+ Không phát sinh mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến dân cư xung quanh.
+ Có đủ hồ sơ, thủ tục về bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, thủ tục về môi trường bao gồm:
● Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ tương đương (trừ cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường) hoặc Báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục I Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
● Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, Giấy phép khai thác, Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và các giấy phép có liên quan trong trường hợp thuộc các đối tượng quy định tại các văn bản pháp luật.
● Phương án bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định tại Chương V Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
+ Chất thải chăn nuôi phải được thu gom và xử lý đạt QCVN 62- MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi; không để chất thải chăn nuôi chưa xử lý xả, chảy tràn ra khu vực xung quanh.
+ Phương pháp đánh giá
a) Tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường:
Tỷ lệ hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường (%) |
= |
Tổng số hộ chăn nuôi quy mô hộ gia đình trên toàn xã |
x 100 |
Số hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường |
a) Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung có hoạt động chăn nuôi trong (hoặc ngoài) khu dân cư không gây ô nhiễm môi trường:
Tỷ lệ cơ sở đảm bảo vệ sinh môi trường (%) |
= |
Tổng số cơ sở |
x 100 |
Số cơ sở đảm bảo vệ sinh môi trường |
b. Danh mục hồ sơ minh chứng
- Danh sách hộ gia đình chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường (đính kèm Phụ lục 3).
- Danh sách hộ gia đình chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi chưa đảm bảo vệ sinh môi trường (đính kèm phụ lục 4).
- Danh sách cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung có hoạt động chăn nuôi trong và ngoài khu dân cư không gây ô nhiễm môi trường (Kèm các hồ sơ, thủ tục về bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh) (phụ lục 5,6).
- Danh sách cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung có hoạt động chăn nuôi trong và ngoài khu dân cư chưa đảm bảo vệ sinh môi trường (Kèm các hồ sơ, thủ tục về bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh)( đính kèm phụ lục 6).
- Báo cáo kèm Biên bản kiểm tra của phòng, ban phụ trách chỉ tiêu (Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Kinh tế).
- Báo cáo kèm Biên bản thẩm định của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh.
8. Tiêu chí 8 về An ninh trật tự
Căn cứ Hướng dẫn số 07/HD-BCA-V28 ngày 18/11/2016 của Bộ Công an xác định xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên; huyện đạt tiêu chí an ninh, trật tự xã hội;
a. Phương pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá được xác định là trong 03 năm liên tục, trước năm xét công nhận tiêu chí an ninh, trật tự trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2020:
1. Xã phải được duy trì, giữ vững đạt chuẩn Chỉ tiêu 19.2 “An toàn về an ninh, trật tự và đảm bảo bình yên” - Tiêu chí 19 “Quốc phòng và An ninh” (theo Quyết định số 948/QĐ-UBND ngày 27/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh).
2. Phải đạt 03 yêu cầu sau:
- Yêu cầu 1:
+ Không có khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn xã.
+ Lưu ý: Đối với các trường hợp khiếu kiện đã có quyết định cuối cùng của cấp có thẩm quyền theo đúng quy định pháp luật, nhưng người khiếu kiện vẫn tiếp tục khiếu kiện thì vụ việc không tính cho xã (do không thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương).
- Yêu cầu 2:
+ Không có công dân thường trú ở xã phạm tội (Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú).
+ Khi phạm tội đã bị khởi tố hoặc có bản án, quyết định của Tòa án (để đánh giá xác định xã đạt/ không đạt yêu cầu 2: Căn cứ vào báo cáo tình hình, kết quả công tác đảm bảo ANTT định kỳ tháng, quý, 06 tháng, năm của Công an xã và hồ sơ xử lý vụ việc phạm pháp hình sự của các đơn vị có liên quan).
- Yêu cầu 3:
+ Tệ nạn xã hội được kiềm chế, giảm: Vi phạm hành chính về trật tự xã hội, TNXH và các vi phạm pháp luật khác (đã bị xử lý hành chính) được kiềm chế, giảm (lưu ý: giảm so với năm trước). Căn cứ vào báo cáo tình hình, kết quả công tác đảm bảo ANTT định kỳ tháng, quý, 06 tháng, năm của Công an xã và hồ sơ xử lý các vụ việc vi phạm xảy ra trên địa bàn xã.
+ Xã được công nhận đạt tiêu chí an toàn về ANTT theo quy định tại Thông tư số 23/2012/TT-BCA, ngày 27/4/2012 của Bộ Công an (có 70% các ấp trở lên được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”); trừ các xã trọng điểm phức tạp về ANTT và các xã có đường biên giới quốc gia.
* Lưu ý: Đối với yêu cầu 1, 2 và 3 thời gian để xét, đánh giá công nhận xã đạt tiêu chí “An ninh, trật tự” được tính từ thời điểm đề nghị xét, công nhận trở về trước đủ 12 tháng.
b. Danh mục hồ sơ minh chứng
- Nghị quyết của Đảng ủy và kế hoạch của Ủy ban nhân dân xã hoặc Ban chỉ đạo xã về thực hiện Bộ tiêu chí “Xã nông thôn mới kiểu mẫu” giai đoạn 2018 - 2020 và từng năm…
- Báo cáo định kỳ theo quy định; các bảng thống kê các vụ việc về an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội xảy ra trên địa bàn các xã; hồ sơ từng vụ, việc (khi có yêu cầu) được tính trong 12 tháng kể từ thời điểm đề nghị đạt tiêu chí 8 “An ninh, trật tự”; Biên bản họp xét đánh giá phân loại xã đạt tiêu chí 8 “An ninh, trật tự” của Ban chỉ đạo xã và Ban Chỉ đạo Công an huyện.
- Hồ sơ thực hiện Thông tư số 23/2012/TT-BCA, ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” (Kế hoạch, bản đăng ký phấn đấu đạt chuẩn, báo cáo định kỳ, quyết định công nhận của xã và ấp).
9. Tiêu chí 9 về Hành chính công
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ- CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh.
a. Phương pháp đánh giá
+ Cách xác định đạt tiêu chí:
- Về công khai thủ tục hành chính: 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của cấp xã được công khai theo đúng quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
- Về giải quyết thủ tục hành chính
- Xã đã tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và áp dụng Hệ thống thông tin một cửa điện tử trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Trong 03 (ba) năm liên tục trước năm xét công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của xã đạt tối thiểu từ 99% đối với hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã và 95% đối với hồ sơ thủ tục hành chính liên thông được giải quyết đúng hoặc sớm hơn thời hạn quy định; không có kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải sửa đổi, bổ sung, bị phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, khiếu kiện và không có ý kiến phản ánh, kiến nghị về hành vi, thái độ nhũng nhiễu, gây phiền hà, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính, trừ trường hợp phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, khiếu kiện được cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý, kết luận là không đúng hoặc vu cáo.
- Xã đã tổ chức triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 hoặc mức độ 4 đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, trong đó từ khi triển khai đến khi nộp hồ sơ đề nghị xét, công nhận, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trong tổng số hồ sơ của thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến đạt tối thiểu từ 10% trở lên đối với các phường, thị trấn và 5% trở lên đối với các xã còn lại; các hồ sơ trực tuyến được giải quyết đúng hoặc sớm hơn thời hạn quy định. Tiêu chí này không áp dụng đối với các xã miền núi, vùng cao, hải đảo.
- Xã đã tổ chức đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính và xử lý kết quả đánh giá theo đúng quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Nghị định này.
- Về mô hình điển hình cải cách thủ tục hành chính: Xã đã tổ chức công khai thủ tục hành chính theo hình thức phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, ngoài các hình thức công khai bắt buộc theo quy định pháp luật hoặc đã triển khai áp dụng sáng kiến, giải pháp, mô hình mới trong hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính ngoài các sáng kiến, giải pháp, mô hình phải triển khai theo quy định của pháp luật. Tính mới, hiệu quả của sáng kiến, giải pháp, mô hình điển hình về cải cách thủ tục hành chính được xem xét trong quá trình xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020.
+ Phương pháp đánh giá
- Khảo sát trực tiếp tại cơ quan, đơn vị.
- Kiểm tra hoạt động Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả. Kiểm tra ngẫu nhiên hồ sơ, thủ tục hành chính đã tiếp nhận, giải quyết.
- Kiểm tra các văn bản liên quan phục vụ cho việc xác định tiêu chí đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu.
b. Danh mục hồ sơ minh chứng
- Bộ thủ tục hành chính niêm yết tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.
- Sổ theo dõi hồ sơ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả trích lục từ phần mềm quản lý hồ sơ một cửa.
- Báo cáo về mô hình điển hình cải cách thủ tục hành chính của xã.
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn Căn cứ/tiêu chuẩn xác định, đánh giá mức độ đạt tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2020)
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…….., ngày …… tháng ..… năm 20… |
DANH SÁCH
HỘ GIA ĐÌNH ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN PHÂN LOẠI, TÁI CHẾ, TÁI SỬ DỤNG/ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ PHÙ HỢP
TT |
Họ và tên |
Địa chỉ |
Hình thức đăng ký* |
Ký tên |
|
(1) |
(2) |
||||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
Duyệt |
Người lập danh sách |
* Ghi chú:
- (1) Phân loại, tái sử dụng, tái chế;
- (2) Biện pháp xử lý phù hợp ghi rõ: Ủ phân compost, biogas, sử dụng công nghệ thân thiện môi trường, năng lượng tái tạo trong xử lý chất thải
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỰC HIỆN THỦ TỤC MÔI TRƯỜNG
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………….., ngày …… tháng ..… năm 201… |
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỰC HIỆN THỦ TỤC MÔI TRƯỜNG
STT |
Tên cơ sở |
Địa chỉ |
Loại hình sản xuất, kinh doanh |
Thực hiện thủ tục môi trường theo quy định (ghi rõ số, ngày, cơ quan cấp) |
Thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm theo thủ tục môi trường đã phê duyệt |
Đánh giá |
A.Cơ sở ngoài làng nghề: |
||||||
I |
Ấp….. |
|||||
1 |
Cơ sở A |
|
|
x |
x |
Đạt |
2 |
Cơ sở B |
|
|
x |
- |
Không |
….. |
….. |
|
|
|
|
|
B. Cơ sở thuộc làng nghề: |
||||||
I |
Ấp….. |
|||||
1 |
Cơ sở A |
|
|
x |
x |
Đạt |
2 |
Cơ sở B |
|
|
x |
- |
Không |
….. |
….. |
|
|
|
|
|
Ghi chú : (X): có thực hiện.
(-): Không thực hiện.
UBND xã tự đánh giá, có tham khảo và thống nhất của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thị xã, thành phố.
Duyệt |
Người Lập danh sách |
DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH CHĂN NUÔI CÓ CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH CHĂN NUÔI CÓ CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Cập nhật tháng /2020
STT |
Hộ chăn nuôi (phân theo từng Ấp) |
Gia súc |
Gia cầm |
Kết cấu chuồng trại chăn nuôi |
Khoản g cách với nhà ở gần nhất (m) |
Cách thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi |
Ghi chú |
|||
Loài |
Số lượng (Con) |
Loài |
Số lượng (Con) |
Bê tông, cốt thép |
Bán kiên cố |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
I |
Ấp ………………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
Heo |
|
Gà |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
Heo |
|
Vịt |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
Bò |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
Bò |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Ấp ………………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Ấp ………………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú:
+ Đối với các cột số (7), (8) cán bộ điều tra sẽ đánh dấu X theo đúng thực trạng của hộ chăn nuôi.
+ Đối với các cột số (10) ghi nhận cách thức xử lý chất thải chăn nuôi khác đảm bảo vệ sinh môi trường. Ví dụ đối với Gia súc: Hầm tự hoại, Hầm Biogas, Bồn Biogas bằng vật liệu Composite, Ủ phân bằng chế phẩm Trichoderma, …; Đối với gia cầm: Đệm lót sinh học, Ủ phân bằng chế phẩm Trichoderma, ….
NGƯỜI LẬP |
…………..., ngày ____
tháng _____năm 2020 |
DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH CHĂN NUÔI CÓ CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI CHƯA ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH CHĂN NUÔI CÓ CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI CHƯA ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Cập nhật tháng /2020
STT |
Hộ chăn nuôi (phân theo từng Ấp) |
Gia súc |
Gia cầm |
Chuồng trại chăn nuôi |
Khoảng cách với nhà ở gần nhất (m) |
Hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi |
Ghi chú |
|||
Loài |
Số lượng (Con) |
Loài |
Số lượng (Con) |
Tre gỗ tạm bợ |
Không có chuồng trại |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
I |
Ấp ………………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
Heo |
|
Gà |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
Heo |
|
Vịt |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
Bò |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
Bò |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Ấp ………………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Ấp ………………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú:
+ Đối với các cột số (7), (8) cán bộ điều tra sẽ đánh dấu X theo đúng thực trạng của hộ chăn nuôi.
+ Đối với các cột số (10) ghi rõ hiện trạng quản lý chất thải chưa hợp vệ sinh của hộ chăn nuôi. Ví dụ: phân và nước thải xả tràn ra môi trường xung quanh, phát sinh mùi hôi, vệ sinh chuồng trại kém, vật nuôi nuôi nhốt dưới sàn nhà hoặc sát vách nhà, ...
NGƯỜI LẬP |
…………..., ngày ____
tháng _____năm 2020 |
PHỤ LỤC 5
BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ HỘ CHĂN NUÔI CÓ CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU 7.6 .TỶ LỆ HỘ CHĂN NUÔI CÓ CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG THUỘC BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
Cập nhật tháng /2020
TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CHĂN NUÔI QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH |
|
Tổng số hộ chăn nuôi quy mô hộ gia đình trên toàn xã |
hộ |
Số hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường |
hộ |
Tỷ lệ % hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường |
% |
Đánh giá kết quả thực hiện |
|
TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH CHĂN NUÔI TRONG KHU DÂN CƯ |
|
Tổng số cơ sở |
cơ sở |
Số cơ sở đảm bảo vệ sinh môi trường |
cơ sở |
Tỷ lệ % cơ sở đảm bảo vệ sinh môi trường |
% |
Đánh giá kết quả thực hiện |
|
TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH CHĂN NUÔI NGOÀI KHU DÂN CƯ |
|
Tổng số cơ sở |
cơ sở |
Số cơ sở đảm bảo vệ sinh môi trường |
cơ sở |
Tỷ lệ % cơ sở đảm bảo vệ sinh môi trường |
% |
Đánh giá kết quả thực hiện |
|
NGƯỜI LẬP |
…………..., ngày ____
tháng _____năm 2020 |
PHỤ LỤC 6
DANH SÁCH CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH TẬP TRUNG CÓ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH TẬP TRUNG CÓ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI
Cập nhật tháng /2020
TT |
Tên cơ sở (phân theo từng Ấp) |
Gia súc |
Gia cầm |
Kết cấu chuồng trại chăn nuôi |
Khoản g cách với nhà ở gần nhất (m) |
Hồ sơ, thủ tục về bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh |
Công trình xử lý chất thải chăn nuôi |
Đánh giá mức độ đảm bảo vệ sinh môi trường |
Ghi chú |
|||||
Loài |
Số lượng (Con) |
Loài |
Số lượng (Con) |
Bê tông, cốt thép |
Bán kiên cố |
Có |
Không |
Đạt |
Chưa |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
A |
Trong Khu dân cư |
|||||||||||||
I |
Ấp ……………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
Heo |
|
Gà |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tình trạng các hồ sơ, thủ tục về BVMT |
2 |
|
Heo |
|
Vịt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
Bò |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
Bò |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Ấp ……………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Ấp ……………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
Ngoài Khu dân cư |
|||||||||||||
I |
Ấp …………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
Heo |
|
Gà |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
Heo |
|
Vịt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
Bò |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
Bò |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Ấp …………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Ấp …………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú:
+ Đối với các cột số (7), (8) cán bộ điều tra sẽ đánh dấu X theo đúng thực trạng của cơ sở.
+ Đối với các cột số (12) ghi đúng công trình xử lý chất thải chăn nuôi. Ví dụ đối với Gia súc: Hầm tự hoại, Hầm Biogas, Bồn Biogas bằng vật liệu Composite, Ủ phân bằng chế phẩm Trichoderma, …; Đối với gia cầm: Đệm lót sinh học, Ủ phân bằng chế phẩm Trichoderma, ….
NGƯỜI LẬP |
…………..., ngày ____
tháng _____năm 2020 |