Quyết định 73/QĐ-UBND năm 2023 về Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn 2022-2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 73/QĐ-UBND
Ngày ban hành 05/01/2023
Ngày có hiệu lực 05/01/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 73/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, b sung một số điều của Luật Tchức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thtướng Chính phphê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, trong đó có Dự án 8 về “Thực hiện bình đng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đi với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiu s và min núi”;

Căn cứ Kế hoạch số 43/KH-ĐCT ngày 03/6/2022 của Đoàn Chtịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nViệt Nam về triển khai Dự án 8 giai đoạn I: 2021-2025;

Theo đề nghị của Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tại Tờ trình s 23/TTr-BTV ngày 07/11/2022 và Báo cáo số 217/BC-BTV ngày 12/12/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn 2022 - 2025” trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Trưởng Ban Dân tộc Thành phố, Chủ tịch UBND các huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ba Vì, Thạch Thất và Quốc Oai; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT Thành ủy. TT HĐND
TP;
- Ch
tịch, các PCT UBND TP;
- Ủy ban MTT
Q Thành phố;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban Dân tộc; Hội LHPN Việt Nam;
- Các Sở
, ban, ngành Thành phố;
- Báo
: HNM, KT-ĐT; Đài PTTH Hà Nội;
- VPUB: CVP
, các Phó CVP, KTTH, TH;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- Lưu: VT, KGXH (59104)
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Sơn

 

ĐỀ ÁN

TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2022-2025 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(kèm theo Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 05/01/2023 của UBND Thành phố Hà Nội)

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN

1. Cơ sở pháp lý

- Căn cứ Dự án 8 về “Thực hiện bình đng giới và giải quyết nhng vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi” (gọi tt là Dự án 8) thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tt là Chương trình Mục tiêu Quc gia dân tộc thiểu svà miền núi);

- Căn cứ Kế hoạch số 43/KH-ĐCT ngày 03/6/2022 của Đoàn Chtịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (đơn vị được giao chủ trì) về triển khai Dự án 8 giai đoạn I: 2021-2025;

- Căn cứ Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND thành phố Hà Nội thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thđô Hà Nội giai đoạn 2021-2030;

- Căn cứ Kế hoạch số 257/KH-UBND ngày 03/10/2022 của UBND Thành phố về việc triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đng giới và gii quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiu svà miền núi giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn thành phố Hà Nội (Giai đoạn I: cuối năm 2022 - 2025).

2. Cơ sở thực tiễn

Những năm vừa qua, thành phố Hà Nội đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và huy động nguồn lực hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thông qua đó góp phần thúc đy việc nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật và thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu bình đng giới khu vực dân tộc thiu số và miền núi. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức bình đng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số cũng đã được cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp quan tâm, tạo điều kiện đphụ ncó cơ hội phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tuy nhiên, hiu biết và ý thức chấp hành pháp luật cũng như nhận thức về bình đng giới của một số phụ ndân tộc thiu số vẫn còn hạn chế; Tỷ lệ phụ nữ làm công tác lãnh đạo, quản lý là người dân tộc thiểu số tại khu vực các xã miền núi còn thấp; Tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nvà trẻ em gái din biến phức tạp; vẫn còn hiện tượng tảo hôn hay trẻ em gái phi nghhọc ở nhà đtham gia lao động hoặc làm các công việc nhà. Phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiu số thường bị hạn chế trong việc tiếp cận với các cơ hội, nguồn lực về giáo dục, việc làm, khả năng chuyn đi nơi ở, chlàm, tiếp cận các dịch vụ tài chính, các nguồn lực sản xuất như đất đai, tiếp cận thị trường... Điều này hạn chế cơ hội phát triển của phụ nữ dân tộc thiểu số, kéo theo sự chậm phát triển về kinh tế - xã hội của địa phương. Mặt khác, cũng do hiu biết và ý thức chấp hành pháp luật của phụ ndân tộc thiu số chưa cao, nên một số người dbị kích động, lôi kéo tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật.

3. Một số kết quả hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố trong tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ thành phố Hà Nội đã chđộng, tích cực triển khai hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đng giới và kiến thức pháp luật cho phụ ndân tộc thiểu số; vận động cán bộ, hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc; tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đng giới, về vai trò, vị trí của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiu số và min núi; trin khai các chương trình truyền thông hành động vì bình đng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; nâng cao nhận thức về giới, bình đng giới, phòng chống buôn bán phụ n, trem, di cư tự do, tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống... gắn với triển khai các Đề án, Dự án, các hoạt động của Trung ương, Thành phố về công tác dân tộc và việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua và nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội như:

- Đề án 939 của Chính phủ “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”;

[...]