ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
73/2014/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 01 tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết
định số 18/2011/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
Căn cứ Quyết
định số 56/2013/QĐ-TTg ngày 07 tháng 10 năm 2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
18/2011/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số
01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài
chính Quy định chi tiết và hướng dẫn chính sách đối với người có uy tín trong đồng
bào dân tộc thiểu số;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tại
Tờ trình số 40/TTr-BDT ngày 12 tháng 9 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định chính sách đối với
người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay
thế Quyết định số 1006/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc Quy định mức hỗ trợ chế độ đối với người có uy tín trong đồng bào
dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh,
Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã có đồng bào dân tộc thiểu số và Thủ trưởng các sở, ban, ngành
liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Cao
|
QUY ĐỊNH
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2014/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2014 của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này hướng dẫn về mức hỗ trợ áp dụng đối
với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (sau đây gọi là người có uy
tín) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thực hiện theo Điều 2 của Thông tư Liên tịch số
01/2014/TTLT-UBDT-BTC, ngày 10/01/2014 của Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài chính Quy định
chi tiết và hướng dẫn chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc
thiểu số.
Điều 3. Nhiệm vụ người có
uy tín
1. Phải phát huy vai trò cá nhân trong việc
tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước đã được tiếp thu cho cộng đồng dân cư, bà con trong dòng tộc.
2. Cùng với gia đình phải luôn luôn gương mẫu; đồng
thời vận động bà con trong dòng tộc, cộng đồng dân cư chấp hành chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương
nơi cư trú.
3. Phải thường xuyên liên hệ, phối hợp với Ban
công tác Mặt trận địa bàn dân cư và các tổ chức đoàn thể nơi cư trú để thực hiện
các nhiệm vụ vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư, bài
trừ hủ tục lạc hậu, chung sức phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và củng cố
quốc phòng, an ninh.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Một số chế độ cụ thể
1. Cung cấp thông tin:
a) Người có
uy tín được cấp: 01 tờ báo Dân tộc và Phát triển của Ủy ban Dân tộc; 01
bản tin Dân tộc và miền núi ra hàng quý do Ban Dân tộc xuất bản và phát hành.
- Hình thức cấp phát thông qua Bưu điện tỉnh Thừa
Thiên Huế chuyển về đến tận xã giao cho từng cá nhân.
- Kinh phí thực hiện được bố trí trong dự toán giao
hàng năm của Ban Dân tộc tỉnh để cấp báo trực tiếp cho người có uy tín.
b) Người có uy tín được Ban Dân tộc chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức; tham quan
học tập kinh nghiệm.
- Tổ chức tập huấn: Bảo đảm tất cả người có uy
tín đều được tham gia lớp tập huấn tối đa 06 lớp/1 năm; 01 lớp: Từ 25 - 30 học
viên;
- Tổ chức
tham quan học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh: 1 năm/1lần/1 đoàn. 01 đoàn: từ 35 -
40 người.
- Tổ chức hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện tổ chức
tham quan học tập kinh nghiệm trong tỉnh: 01 năm/1lần/2 đoàn. 01 đoàn: từ 35 -
40 người.
2. Hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần:
a) Ủy ban nhân dân xã, thị trấn (sau đây gọi
chung là xã) tổ chức thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán: 400.000 đồng/người/năm.
b) Ủy ban nhân dân xã tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ vật
chất khi người có uy tín ốm đau, cụ thể:
- Thăm hỏi, hỗ trợ vật chất khi người có uy tín ốm
đau nằm tại bệnh viện tuyến huyện: 300.000 đồng/người/năm;
- Thăm hỏi, hỗ trợ vật chất khi người có uy tín ốm
đau phải nằm tại bệnh viện tuyến tỉnh: 400.000 đồng/người/năm.
c) Thăm hỏi hộ gia đình người có uy tín gặp khó khăn do hậu quả thiên tai, cụ thể:
- UBND tỉnh thăm hoặc uỷ quyền cho Ban Dân tộc,
các cơ quan cấp tỉnh thăm: 1.000.000 đồng/hộ gia đình/năm.
- UBND huyện, thị xã (sau đây gọi chung là huyện)
thăm hoặc uỷ quyền cho Phòng Dân tộc, các cơ quan cấp huyện thăm: 500.000 đồng/hộ
gia đình/năm.
d) Thăm viếng bố (bố đẻ, bố chồng hoặc bố vợ, bố
nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật), mẹ (mẹ đẻ, mẹ chồng hoặc mẹ vợ, mẹ
nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật), vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con
nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật), bản thân người có uy tín qua đời, cụ
thể:
- Ban Dân tộc thăm khi người có uy tín qua đời:
1.000.000 đồng (bao gồm cả vòng hoa)/người/năm;
- Ủy ban nhân dân huyện thăm các đối tượng còn lại:
500.000 đồng (bao gồm cả vòng hoa)/người/năm.
3. Đón tiếp, tặng quà các đoàn đại biểu người có
uy tín đến thăm, làm việc với cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý, đón tiếp người
có uy tín:
- Ban Dân tộc, Công an, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc,
Bộ đội Biên phòng và cơ quan giúp cấp uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, huyện tổ chức đón tiếp người có uy tín.
- Kinh phí thực hiện được bố trí trong dự toán
chi ngân sách nhà nước hằng năm của các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý, đón
tiếp người có uy tín. Nội dung, mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư
01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về chế độ
chi tiếp khách trong nước và Quyết định số 76/2013/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm
2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ chi đón tiếp, thăm hỏi, chúc mừng
đối với một số đối tượng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp thực hiện.
Điều 5. Kinh phí thực hiện
chính sách
Kinh phí thực hiện chính sách hàng năm được bố
trí, cân đối từ ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện và giao cho Ban Dân tộc tỉnh và
cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện thực hiện.
Điều 6. Các chế độ khác
Ngoài những chế độ quy định cụ thể tại Điều 4,
các quy định khác thực hiện theo Thông tư số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày
10/01/2014 của Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài chính về Quy định chi tiết và hướng dẫn
chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Tổ chức thực hiện
Ban Dân tộc tỉnh đơn vị thường trực:
1. Là đơn vị đầu mối, tham mưu giúp Ủy ban nhân
dân tỉnh tổ chức thực hiện các chế độ đối với người có uy tín trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ trì,
phối hợp với Sở Tài chính, các sở ngành liên quan cấp tỉnh, các Ủy ban nhân
dân huyện hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người
có uy tín tại địa phương.
Điều 8. Điều khoản chuyển tiếp
Các chế độ, chính sách đối với người có uy tín
quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC
ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài chính được tính hưởng
kể từ ngày có Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg và Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành.
Điều 9. Điều khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề
nghị các sở, ban ngành, địa phương phản ánh kịp thời về cơ quan thường trực
(Ban Dân tộc tỉnh) để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.