ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 727/QĐ-UBND
|
Đắk Lắk, ngày 26
tháng 03 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
vỀ viỆc ban hành KẾ hoẠch triỂn khai xã
hỘi hÓa phÁt triỂn ThỂ dỤc ThỂ thao trên đỊa bàn tỈnh giai đoẠn 2015 - 2020.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND,
ngày 2611/2003;
Căn cứ Quyết định số 262/QĐ-UBND ngày
28/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, về việc Ban hành Kế hoạch hoạt
động và ngân sách dành cho cải cách hành chính nhà nước năm 2013; Quyết định số
541/QĐ-UBND ngày 18/3/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, về việc phân khai
nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA cho các đơn vị, để thực hiện Chương trình Cải
cách hành chính năm 2013 trên địa bàn tỉnh.
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tại Tờ trình số 353/TTr-SVHTTDL, ngày 27/02/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành theo Quyết định này, “Kế hoạch triển khai
xã hội hóa phát triển Thể dục Thể thao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 – 2020”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các
Sở: Văn hóa Thể thao và Du lịch; Tài chính; Nội vụ; Đài Phát Thanh và Truyền
hình tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ VH, TT&DL (b/c);
- Bộ Tài chính (b/c);
- Tổng cục thể dục thể thao;
- TTTU, TT HĐND (b/c);
- UBMTTQ VN tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVPUBND tỉnh;
- Báo Đắk Lắk;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh; TTTTCBtỉnh;
- Các Phòng: TH, TCTM;
- Lưu: VT, VHXH.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Hoan Niê Kdăm
|
KẾ HOẠCH
triỂn khai xã hỘi hÓa phÁt triỂn ThỂ dỤc
ThỂ thao trên đỊa bàn tỈnh giai đoẠn 2015 - 2020.
(Kèm theo Quyết định số 727/QĐ-UBND ngày 26/03/2015 của UBND tỉnh)
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN XÃ HỘI HÓA LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2013 - 2014:
Thực hiện Quyết định số 262/QĐ-UBND ngày
28/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, về việc Ban hành Kế hoạch hoạt
động và ngân sách dành cho cải cách hành chính nhà nước năm 2013; Quyết định số
541/QĐ-UBND ngày 18/3/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, về việc phân khai
nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA cho các đơn vị, để thực hiện Chương trình Cải
cách hành chính năm 2013 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 08/QĐ-BQLDA ngày
04/8/2013 của Ban Quản lý Dự án Cải cách hành chính tỉnh Đắk Lắk, về việc phê
duyệt Đề án xã hội hóa lĩnh vực thể dục thể thao tỉnh Đắk Lắk năm 2013 - 2014;
việc triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả
tốt: Sau khi triển khai Đề án, người dân tại 06 huyện, thị xã, thành phố được
tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác dụng và lợi ích của việc luyện tập thể
dục thể thao; được thụ hưởng dịch vụ thể dục thể thao có chất lượng; cơ sở vật
chất, phương tiện kỹ thuật, nguồn nhân lực phục vụ đáp ứng yêu cầu, giá cả hợp
lý; đồng thời được tham gia và thụ hưởng nhiều hoạt động thể dục thể thao do
các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tổ chức. Qua đó, góp phần thúc đẩy phong trào
thể dục thể thao quần chúng phát triển, hoạt động tập luyện và thi đấu thể dục
thể thao diễn ra sôi nổi từ vùng biên giới, nông thôn đến thành thị; số người
luyện tập thể dục thể thao thường xuyên của 6 huyện bình quân tăng từ 25,86%
năm 2013 lên 26,36%, số gia đình luyện tập thể dục thể thao thường xuyên bình
quân tăng từ 12,91% lên 14,31%; 06 huyện, thị xã, thành phố thực hiện thí điểm
Đề án đã tổ chức 19 hoạt động thể thao cấp huyện, hơn 30 hoạt động thể dục thể
thao bằng hình thức xã hội hóa với số tiền tài trợ hơn 130 triệu đồng; có 73%
người dân tại các địa phương này mong muốn phát triển nghề nghiệp trên lĩnh vực
thể dục thể thao như: đầu tư kinh doanh, tham gia huấn luyện, trở thành vận động
viên thể thao thành tích cao, vận động viên chuyên nghiệp...
Đề án xã hội hóa thể dục thể thao tỉnh
Đắk Lắk năm 2013 - 2014 hoàn thành hiệu quả đã góp phần phục vụ nhu cầu rèn
luyện sức khỏe, giải trí, nâng cao đời sống tinh thần trong nhân dân; đồng thời,
đóng góp tích cực vào nhiệm vụ phát triển thể dục thể thao nói riêng, nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tại các địa phương thực
hiện Đề án.
II. MỤC TIÊU: Phấn đấu đến năm 2020 đạt các chỉ tiêu cụ thể như sau:
1 - Có 70% tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp
hoạt động thể dục thể thao được tuyên truyền các quy định của Nhà nước về kinh
doanh dịch vụ hoạt động thể thao. Có 90% tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt
động thể dục thể thao đủ các tiêu chí để cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ
thể thao. Có 80% dân số được tuyên truyền về tác dụng và lợi ích của thể dục thể
thao.
2 - Có 35% dân số được tham gia thi đấu
và thụ hưởng các dịch vụ hoạt động thể thao, 70% dân số được xem, thụ hưởng các
hoạt động thể thao do Nhà nước và các nguồn lực xã hội tổ chức.
3 - Hàng năm duy trì 20 giải thể thao
cấp tỉnh được tổ chức bằng nguồn kinh phí xã hội hóa; trong đó có 10 giải do các
tổ chức xã hội về thể thao tổ chức, 10 giải được các doanh nghiệp, cá nhân, thành
phần kinh tế tài trợ tổ chức.
4 - Có từ 26 - 35% dân số tập luyện thể
dục thể thao thường xuyên và từ 15 - 20% gia đình thể thao.
5 - Hỗ trợ pháp lý, hướng dẫn thủ tục
thành lập các tổ chức xã hội về thể dục thể thao tỉnh Đắk Lắk lên 12 tổ chức.
6 - Đội tuyển Bóng đá tỉnh được chuyên
nghiệp hóa trở thành Câu lạc bộ Bóng đá hoạt động theo quy chế của Liên đoàn
Bóng đá Việt Nam thi đấu tại hạng nhất quốc gia; có đội Bóng chuyền nữ của doanh
nghiệp thi đấu hạng A1 quốc gia.
III. NHIỆM VỤ:
1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý
nhà nước lĩnh vực thể dục thể thao triển khai đến người dân, hộ kinh doanh và
doanh nghiệp thể dục thể thao.
2. Triển khai các cơ chế, chính sách ưu
đãi của nhà nước về lĩnh vực thể dục thể thao, thu hút các nguồn lực của xã hội
đầu tư cơ sở vật chất cho thể dục thể thao.
3. Tuyên truyền, phổ biến đến người dân
về lợi ích và tác dụng của luyện tập thể dục thể thao.
4. Hỗ trợ pháp lý, đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực quản lý nhà nước cho cán bộ ban văn hóa xã, các cơ sở dịch vụ hoạt
động về thể dục thể thao.
5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, khuyến
khích đầu tư các công trình thể dục thể thao có quy mô lớn, đảm bảo đủ tiêu
chuẩn tổ chức các sự kiện thể dục thể thao cấp tỉnh, khu vực và quốc gia.
6. Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể
thao hướng về cơ sở, khuyến khích các huyện, thị xã, thành phố đăng cai tổ chức
các giải thi đấu của tỉnh. Huy động nguồn lực xã hội hóa vào công tác tổ chức thi
đấu các giải thể thao quần chúng.
7. Củng cố và phát triển các tổ chức xã
hội về thể thao các cấp trong tỉnh; từng bước tạo lập và phát triển kinh tế thể
dục thể thao của tỉnh Đắk Lắk.
IV. KẾ HOẠCH TRIỂN
KHAI: (có phụ lục kèm theo)
V. GIẢI PHÁP TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:
1. Hoàn thiện hệ thống văn bản của
tỉnh về thực hiện cơ chế, chính sách xã hội hóa lĩnh vực thể dục thể thao:
Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành về chính sách xã hội hóa lĩnh vực thể dục thể thao; Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan xây dựng và tham mưu
cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quản lý Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý thực
hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách xã hội hóa lĩnh vực thể dục thể thao tại
tỉnh Đắk Lắk; các văn bản cần tham mưu ban hành gồm: Quy định quy hoạch đất cho
các công trình, điểm thể dục thể thao, tiêu chuẩn định mức sử dụng đất cho hoạt
động thể dục thể thao; quy định tiêu chuẩn công trình thể dục thể thao của tỉnh,
tiêu chuẩn chuyên môn (quản lý tập luyện, vệ sinh môi trường, ánh sáng), tiêu chuẩn
đảm bảo an toàn... trong các cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao; quy định về
thành lập, giải thể, chia tách và các quy chế tổ chức hoạt động thể dục thể thao;
quy định các chính sách ưu đãi về thuê đất, giảm thuế, tiếp cận với nguồn tín
dụng lãi suất thấp...
2. Tăng cường quản lý Nhà nước đối
với xã hội hóa lĩnh vực thể dục thể thao:
Đổi mới phương thức quản lý lĩnh vực thể
dục thể thao, Nhà nước tập trung nghiên cứu, hoạch định chính sách, ban hành kế
hoạch và các chế độ liên quan đến hoạt động thể dục thể thao; từng bước chuyển
giao công tác phát triển môn thể thao cho các tổ chức xã hội về thể thao thực
hiện. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế hoạch, chương trình
phát triển môn thể thao của các tổ chức xã hội về thể thao.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát
tham mưu cấp thẩm quyền bãi bỏ những thủ tục không cần thiết; xây dựng hệ thống
tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch, đảm bảo đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện trong
việc cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao. Tiếp tục
củng cố, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực thể dục thể thao từ cấp
tỉnh đến cấp cơ sở.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
chuyên ngành, chấn chỉnh và xử lý các cơ sở dịch vụ hoạt động thể dục thể thao
vi phạm các quy định của pháp luật; nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng
giữa cơ sở công lập và cơ sở ngoài công lập, đảm bảo lợi ích chung của xã hội.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ cho đội ngũ quản lý, công tác viên Thể dục thể thao, người lao động để có
trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động của các cơ sở dịch vụ hoạt
động thể dục thể thao.
Công khai, minh bạch quy hoạch phát triển
thể dục thể thao, các chính sách khuyến khích xã hội hóa lĩnh vực thể dục thể
thao, tài chính... để tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn lực cộng đồng tham
gia đầu tư phát triển thể dục thể thao.
3. Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm tăng
cường trách nhiệm của cộng đồng về xã hội hóa lĩnh vực thể dục thể thao:
Tổ chức quán triệt, phổ biến rộng rãi
các cơ chế, chính sách của Nhà nước về xã hội hóa lĩnh vực thể dục thể thao tại
các ban ngành, địa phương trong tỉnh.
Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo
chí tuyên truyền các cơ chế, chính sách của Nhà nước về xã hội hóa lĩnh vực thể
dục thể thao đến với đông đảo công chúng; kịp thời biểu dương, khen thưởng gương
điển hình tiên tiến trong công tác xã hội hóa thể dục thể thao.
4. Đổi mới chính sách đầu tư công để
thực hiện mục tiêu xã hội hóa lĩnh vực thể dục thể thao:
Bản chất của xã hội hóa lĩnh vực thể dục
thể thao là không cắt giảm nguồn lực của Nhà nước mà nguồn lực Nhà nước được
đầu tư có trọng điểm để khơi nguồn các nguồn lực cộng đồng, làm cho cơ cấu tài
chính lĩnh vực thể dục thể thao thay đổi, phù hợp với yêu cầu phát triển mới;
trong đó nguồn lực Nhà nước tập trung đầu tư vào những nội dung sau:
- Xây dựng các công trình thể dục thể
thao đạt tiêu chuẩn quốc gia, hỗ trợ các huyện, thị xã, thành phố quy hoạch và xây
dựng các công trình thể dục thể thao.
- Đầu tư cho các cơ sở dịch vụ hoạt động
thể thao công lập, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo giữ vai trò nòng cốt
trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ thể dục thể thao ngoài công lập.
- Đầu tư cho các cơ sở thể thao công cộng
có tính chất phúc lợi, đảm bảo cho các thành phần trong xã hội được thụ hưởng các
dịch vụ thể dục thể thao.
5. Tập trung nghiên cứu lý luận và
thực tiễn công tác xã hội hóa thể dục thể thao:
Tăng cường nghiên cứu lý luận về xã hội
hóa lĩnh vực thể dục thể thao phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh;
trong đó tập trung làm rõ lý luận về vai trò quản lý Nhà nước và phương thức
quản lý trong quá trình xã hội hóa thể dục thể thao, giải quyết các mâu thuẫn
giữa việc phục vụ có tính chất phúc lợi công cộng với định hướng hoạt động có
thu, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, lợi ích hài hòa giữa
cơ sở công lập và cơ sở ngoài công lập.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch:
Có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các
Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã thành phố triển khai thực hiện các nội dung
của kế hoạch này thành các chương trình, kế hoạch triển khai cụ thể, chỉ đạo,
hướng dẫn tổ chức thực hiện hàng năm. Định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực
hiện Kế hoạch UBND tỉnh.
2. Sở Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao
và Du lịch ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế quản lý đối
với các tổ chức xã hội về thể dục thể thao chính sách đối với tập thể, cá nhân
tham gia các hoạt động thể dục thể thao theo chủ trương xã hội hóa.
3. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao
và Du lịch xây dựng kế hoạch ngân sách cấp cho thể dục thể thao phù hợp với yêu
cầu phát triển của kinh tế xã hội của tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh các chính sách
về xã hội hóa khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư cho thể
dục thể thao.
4. Đài Phát thanh Truyền hình:
Phối kết hợp với sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch thông tin tuyên truyền các giải đấu trên truyền hình, các chính sách,
ưu tiên về đầu tư các công trình thể dục thể thao đến các tổ chức, cá nhân,
doanh nghiệp biết.
5. Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố:
Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, các
phòng chức năng tham mưu tăng nguồn ngân sách đầu tư cho thể dục thể thao, huy
động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, các công trình, trang thiết bị phục
vụ cho thể dục thể thao. Hướng dẫn các thành lập các câu lạc bộ thể dục thể
thao cơ sở.
Trên đây là Kế hoạch triển khai xã hội
hóa phát triển Thể dục Thể thao trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020.
Căn cứ nội dung Kế hoạch, các Sở, ban, ngành của tỉnh triển khai tổ chức thực
hiện theo đúng quy định. Trong quá trình thực hiện có những vấn đề vướng mắc,
phát sinh phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo, xử lý./.
NỘI DUNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN
KHAI XÃ HỘI HÓA PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN
2015-2020
(Kèm
theo Quyết định số 727/QĐ-UBND ngày 26/03/2015 của UBND tỉnh)
TT
|
Nội dung công
việc
|
Hình thức thực
hiện
|
Đơn vị chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
Thời gian thực
hiện
|
Ghi chú
|
1.
|
Tuyên truyền, phổ biến lợi ích và tác dụng tập
luyện thể dục thể thao đến người dân
|
1. Trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Băng rôn, Pano
3. Các giải thi đấu thể thao
|
Sở VH,TT&DL
|
Phòng VH&TT các huyện, TX, TP.
Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh.
|
2015 - 2020
|
|
2.
|
Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về
thể dục thể thao.
|
Thường xuyên rà soát cải cách hành chính trong
lĩnh vực Thể dục Thể thao
|
UBND tỉnh
|
Sở VH,TT&DL.
Sở Nội vụ
|
2015 - 2020
|
|
3.
|
Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đào tạo bồi dưỡng
lực lượng công tác viên thể dục thể thao xã phường, thị trấn
|
1. Mở rộng mạng lưới công tác viên thể dục thể
thao cơ sở.
2. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp
vụ thể dục thể thao.
3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hướng
dẫn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp
|
Sở VH,TT&DL
|
UBND các huyện, TX, TP.
|
2015 - 2020
|
|
4.
|
Xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút
nguồn lực của xã hội đầu tư cơ sở vật chất cho thể dục thể thao.
|
1. Tham mưu các chính sách ưu đãi, khuyến khích
các doanh nghiệp đầu tư các công trình thể dục thể thao.
2. Tham mưu ban hành các chính sách về cải cách
hành chính, Đơn giản hóa các thủ tục thu hút các nguồn lực đầu tư cho thể dục
thể thao.
|
UBND tỉnh
|
Sở VH,TT&DL.
Sở Tài chính.
Sở Nội vụ
|
2015 - 2020
|
|
5.
|
Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao hướng về
cơ sở
|
1. Cải tiến hệ thống thi đấu các giải thể thao
cấp tỉnh, hỗ trợ chuyên môn, cơ sở vật chất, kính phí để các tổ chức xã hội
tổ chức.
2. Đa dạng hóa các hình thức với nhiều thành
phần, lứa tuổi, quy môn, môn thể thao.
3. Khuyến khích các huyện, thị xã, thành phố đăng
cai tổ chức các giải mời, giải mở rộng của tỉnh
|
Sở VH,TT&DL
|
UBND các huyện, TX, TP.
|
2015 - 2020
|
|
6.
|
Hỗ trợ công tác chuyên môn cho các huyện, thị xã,
thành phố tổ chức các giải thể thao cấp cơ sở.
|
Cử cán bộ hỗ trợ chuyên môn, CSVC và công tác tổ
chức giải.
|
Sở VH,TT&DL
|
UBND các huyện, TX,TP.
|
2015 - 2017
|
|
7.
|
Củng cố và phát triển các tổ chức xã hội về thể
dục thể thao
|
1. Hỗ trợ pháp lý thành lập các tổ chức xã hội
mới về lĩnh vực thể dục thể thao.
2. Hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức xã hội đã được
thành lập thực hiện kế hoạch, chương trình phát triển thể dục thể thao.
|
UBND tỉnh
|
Sở VH,TT&DL. Sở Tài chính.
Sở Nội vụ
|
2015 - 2020
|
|
8.
|
Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban,
ngành, đoàn thể trong việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa Thể dục Thể thao
|
1. Triển khai ký kết các chương trình phối hợp
với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh.
2. Phối hợp tổ chức các giải, Hội thao cấp tỉnh.
|
Sở VH,TT&DL
|
Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tỉnh
|
2015 - 2020
|
|