UỶ
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
71/1998/QĐ-UB
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 12 năm 1998
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TRỢ
GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy
ban nhân dân;
Căn cứ Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 52/TTLT-TP-TC-TCCP-LĐTBXH ngày 14/01/1998 của liên
Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Ban tổ chức cán bộ Chính phủ, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Quyết định 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng
Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1914/QĐ-UB ngày 13/5/1998 của UBND Thành phố Hà Nội về việc
thành lập Trung tâm trợ giúp Pháp lý Nhà nước Thành phố Hà Nội;
Theo đề nghị của Trưởng ban tổ chức Chính quyền thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp
Thành phố Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết
định này "Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý của
Nhà nước Thành phố Hà Nội".
Điều 2: Bản quy chế này gồm 4
chương 23 điều và có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND
thành phố, Trưởng ban Tổ chức Chính phủ quyền Thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp,
Giám đốc các Sở, Ngành liên quan, Chủ tịch UBND các quận huyện, Giám đốc Trung
tâm trợ giúp Pháp lý Nhà nước Thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này.
Nơi nhận:
- Như điều 3
- V1, V2, Vx
- Lưu VT
|
TM/ ỦY BAN
NHÂN DÂN TP HÀ NỘI
KT/ CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Hạnh
|
QUY CHẾ
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ
NƯỚC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 71/1998/QĐ-UB ngày 15 tháng 12 năm 1998 của
UBND thành phố Hà Nội)
Chương 1:
CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY
Điều 1: Vị trí Trung tâm
trợ giúp Pháp lý Nhà nước thành phố Hà Nội
Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố Hà
Nội (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp, tương đương cấp phòng,
thuộc Sở Tư pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trung
tâm chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên
môn, nghiệp vụ của Cục Trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp.
Điều 2: Chức năng của
Trung tâm
Trung tâm có chức năng trợ giúp pháp lý miễn phí
cho người nghèo, đối tượng chính sách và tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật
cho các đối tượng này theo quy định tại Thông tư liên tịch số
52/TTLT/TP-TC-TCCP-LĐTBXH ngày 14/01/1998.
Điều 3: Nhiệm vụ, quyền hạn
của Trung tâm
Trung tâm có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Trợ giúp pháp lý cho các đối tượng trong các
vụ việc có liên quan đến pháp luật về: Hình sự, tố tụng hình sự; Dân sự - Hôn
nhân và gia đình; Hành chính, khiếu nại, tố cáo; Lao động và việc làm; Đất đai
và nhà ở và các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp
và nghĩa vụ của công dân không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại;
2. Tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho các
đối tượng được trợ giúp pháp lý;
3. Quản lý, theo dõi hoạt động trợ giúp pháp lý
của chuyên viên trợ giúp pháp lý và cộng tác viên của Trung tâm;
4. Đề xuất, kiến nghị để Sở Tư pháp trình UBND
thành phố, Bộ Tư pháp và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi, bổ
sung, thay thế các văn bản pháp luật không phù hợp với thực tế trong qúa trình
thực hiện trợ giúp pháp lý;
5. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và
trao đổi kinh nghiệm về công tác trợ giúp pháp lý cho chuyên viên và cộng tác
viên của Trung tâm;
6. Đề nghị khen thưởng tập thể, cá nhân của
Trung tâm có thành tích.
7. Quản lý cán bộ, công chức, tài chính và cơ sở
vật chất của Trung tâm theo phân cấp của Giám đốc Sở Tư pháp và các quy định
khác của pháp luật.
Điều 4. Tổ chức Trung tâm.
Tổ chức của Trung tâm gồm có: Giám đốc, Phó Giám
đốc, các chuyên viên trợ giúp pháp lý và kế toán.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của Giám đốc Trung tâm
Giám đốc Trung tâm là người quản lý điều hành
Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tư pháp về toàn bộ hoạt động của
Trung tâm, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Quyết định các biện pháp công tác để thực hiện
kế hoạch hoạt động của Trung tâm đã được Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt;
2. Quản lý, bố trí cán bộ, công chức thực hiện
các nhiệm vụ của Trung tâm theo sự phân công của Giám đốc;
3. Đại diện cho Trung tâm trong quan hệ với các
cơ quan, tổ chức, cá nhân về những vấn đề có liên quan đến hoạt động trợ giúp
pháp lý;
4. Định kỳ hàng qúy, 6 tháng, hàng năm, báo cáo
kết qủa về tổ chức và hoạt động của Trung tâm với Giám đốc Sở Tư pháp và Cục
trưởng Cục trợ giúp pháp lý.
5. Quản lý tài chính và cơ sở vật chất của Trung
tâm;
Điều 6: Nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của Phó Giám đốc Trung tâm
Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp Giám đốc
Trung tâm về một số mặt công tác được Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc Trung tâm về kết qủa thực hiện các mặt công tác đó.
Khi được Giám đốc Trung tâm ủy quyền giải quyết
công việc của Trung tâm, Phó Giám đốc phải chịu trách nhiệm và báo cáo với Giám
đốc về việc thực hiện công việc được ủy quyền.
Điều 7: Nhiệm vụ và quyền hạn
của chuyên viên trợ giúp pháp lý
Khi thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm, chuyên
viên trợ giúp pháp lý có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người
nghèo, đối tượng chính sách theo sự phân công và phải chịu trách nhiệm về kết qủa
thực hiện nhiệm vụ đó;
2. Nghiên cứu, đề xuất, báo cáo lãnh đạo Trung
tâm về những vấn đề phát sinh trong qúa trình giải quyết công việc cụ thể và kiến
nghị biện pháp giải quyết các vấn đề đó;
3. Được yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu cần
thiết phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
4. Ghi chép nội dung nhiệm vụ đã thực hiện, lập
hồ sơ về các vụ việc; lưu trữ văn bản, hồ sơ theo quy định;
5. Tuân thủ Quy chế, nội quy của Trung tâm, quy
định nghiệp vụ và các quy định của pháp luật có liên quan;
6. Trong trường hợp chuyên viên trợ giúp pháp lý
được phân công kiêm nhiệm hoạt động thủ qũy hoặc văn thư của Trung tâm, phải
tuân theo các quy định về nghiệp vụ kiêm nhiệm.
Điều 8: Kế toán
Kế toán của Trung tâm có nhiệm vụ thực hiện việc
dự toán kinh phí hoạt động của Trung tâm để Giám đốc Trung tâm gửi Giám đốc Sở
Tư pháp.
Điều 9: Cộng tác viên
Trung tâm được sử dụng cộng tác viên trong hoạt
động trợ giúp pháp lý theo quy định tại Quy chế cộng tác viên ban hành kèm theo
Quyết định số 459/1998/QĐBTP ngày 30/3/1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Điều 10: Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của Trung tâm hàng năm được lập
dự toán và quyết toán bao gồm:
- Kinh phí cho nhu cầu chi tiêu của đơn vị hành
chính sự nghiệp được dự toán cấp phát theo quy định chung, thuộc các mục ngân
sách của Sở Tư pháp.
- Kinh phí bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, chi trả
thù lao cho cộng tác viên.
- Kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Chương 2:
CHẾ
ĐỘ LÀM VIỆC CỦA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Điều 11: Xây dựng kế hoạch
1. Xây dựng kế hoạch công tác năm phải phù hợp với
quy định chung của Sở Tư pháp. Kế hoạch công tác năm do Giám đốc Trung tâm
trình Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt trên cơ sở chương trình, kế hoạch công tác
năm của Sở Tư pháp.
2. Kế hoạch công tác tháng xây dựng phù hợp với
tình hình thực tế của Trung tâm.
Điều 12: Phương thức làm việc
của Trung tâm
1. Trung tâm thực hiện chế độ trực tại cơ quan
trong các ngày làm việc theo giờ hành chính trừ những trường hợp đặc biệt cần
trợ giúp ngoài giờ hành chính.
2. Trung tâm trợ giúp theo các phương thức chính
như sau:
2.1. Trợ giúp pháp lý bằng miệng, bằng văn bản,
bằng thư tín, điện thoại;
2.2. Trợ giúp pháp lý lưu động ở các vùng xa
Trung tâm;
2.3. Mời Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp trước Tòa cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của
pháp luật;
2.4. Kiến nghị hoặc chuyển các yêu cầu trợ giúp
pháp lý đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến
nhiều lĩnh vực pháp luật, Trung tâm cần tổ chức thảo luận nhóm chuyên viên trợ
giúp pháp lý trước khi trợ giúp cho đối tượng.
Điều 13: Hội họp
1. Hàng tháng, 6 tháng, một năm, Trung tâm tổ chức
họp toàn thể cán bộ, công chức một lần để đánh giá việc thực hiện kế hoạch công
tác hàng tháng, 6 tháng, một năm; phổ biến kinh nghiệm trợ giúp pháp lý và triển
khai kế hoạch công tác trong thời gian tiếp theo. Thời gian họp do lãnh đạo
Trung tâm quyết định.
2. Trong trường hợp cần thiết, lãnh đạo Trung
tâm triệu tập họp đột xuất.
Điều 14: Thông tin
Hàng tháng, Giám đốc Trung tâm hoặc Phó Giám đốc
Trung tâm được Giám đốc ủy quyền phải phổ biến chương trình, kế hoạch công tác
của Trung tâm; truyền đạt các thông tin có liên quan đến tổ chức và hoạt động
trợ giúp pháp lý; nghe ý kiến đề xuất, phản ánh của cán bộ, công chức có liên
quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.
Trong qúa trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công
chức tiếp nhận những thông tin có liên quan đến công tác của Trung tâm, phải
báo cáo kịp thời với lãnh đạo Trung tâm về những thông tin đó để xin ý kiến chỉ
đạo; cán bộ, công chức không được tự ý công bố những thông tin mà lãnh đạo
Trung tâm hoặc lãnh đạo Sở Tư pháp chưa có ý kiến chỉ đạo cụ thể.
Điều 15 : Quản lý, lưu trữ
hồ sơ văn bản
1. Quản lý, lưu trữ công văn, văn bản
Công văn đến, công văn đi phải được đăng ký vào
"sổ công văn đến" "sổ công văn đi" theo mẫu sổ đã quy định,
kịp thời chuyển cho lãnh đạo Trung tâm để xử lý.
Theo phân công của lãnh đạo Trung tâm, công văn
được chuyển đến cán bộ, công chức; cán bộ, công chức được phân công có trách
nhiệm xem xét, giải quyết kịp thời theo tính chất, yêu cầu của nội dung công
văn.
Văn bản, công văn phải được lưu trữ và sắp xếp
theo từng loại, cấp ban hành, thứ tự theo thời gian, có danh mục kèm theo. Việc
lưu trữ văn bản, công văn, tài liệu phải tuân theo quy định bảo mật chung của
Nhà nước.
2. Quản lý, lưu trữ hồ sơ
Khi được phân công trợ giúp pháp lý, cán bộ thực
hiện phải ghi vào sổ trợ giúp, lập thành hồ sơ và quản lý, lưu trữ theo quy định
chung.
Điều 16: Quản lý lao động
1. Việc quản lý lao động phải tuân theo quy định
của Bộ luật lao động, Pháp lệnh cán bộ, công chức Nhà nước và các văn bản hướng
dẫn hiện hành.
2. Cán bộ, công chức được mời tham gia những hoạt
động chung của Sở Tư pháp hoặc của các đơn vị thuộc Sở không thuộc phạm vi nhiệm
vụ của Trung tâm phải báo cáo và chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của
lãnh đạo Trung tâm.
Chương 3:
QUAN
HỆ CÔNG TÁC CỦA TRUNG TÂM
Điều 17: Quan hệ với đối tượng
được trợ giúp pháp lý
1. Trung tâm phải có Nội quy, Quy chế bảo đảm thực
hiện đầy đủ các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để trợ giúp
pháp lý cho các đối tượng được quy định tại phần I (Đối tượng được hưởng trợ
giúp pháp lý) theo Thông tư liên tịch số 52/TP-TC-TCCP-LĐTBXH ngày 14/01/1998
cho các đối tượng được quy định tại phần I (Đối tượng được hưởng trợ giúp pháp
lý) theo Thông tư liên tịch số 52/TP-TC-TCCP-LĐTBXH ngày 14/01/1998.
2. Các đối tượng được trợ giúp pháp lý khi quan
hệ với Trung tâm phải thực hiện Nội quy, Quy chế của Trung tâm và các quy định
của pháp luật; có căn cứ xác nhận thuộc đối tượng được Trung tâm trợ giúp pháp
lý.
Điều 18: Quan hệ với Sở Tư
pháp
1. Là đơn vị thuộc Sở, chịu sự quản lý, chỉ đạo
và kiểm tra của Giám đốc Sở Tư pháp.
2. Tổ chức triển khai ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo
Sở Tư pháp về công tác trợ giúp pháp lý.
3. Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của
Trung tâm với lãnh đạo Sở Tư pháp theo định kỳ.
4. Phản ánh đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo Sở
Tư pháp về các vấn đề tổ chức, cán bộ, chế độ chính sách và các vấn đề có liên
quan đến tổ chức và hoạt động của Trung tâm.
Điều 19: Quan hệ với Cục trợ
giúp pháp lý
1. Là đơn vị thuộc hệ thống cơ quan trợ giúp
pháp lý của Nhà nươc, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về nghiệp vụ trợ
giúp pháp lý của Cục trợ giúp pháp lý;
2. Báo cáo định kỳ về tình hình tổ chức và hoạt
động của Trung tâm với Cục trợ giúp pháp lý;
3. Kiến nghị, đề xuất ý kiến nhằm kiện toàn tổ
chức và nâng cao hiệu qủa hoạt động trợ giúp pháp lý.
Điều 20: Quan hệ với các cơ
quan, tổ chức ở địa phương
1. Trung tâm phối hợp với các cơ quan hữu quan ở
địa phương trong việc quản lý, sử dụng cộng tác viên, đồng thời thực hiện trợ
giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách.
2. Các cơ quan, tổ chức ở địa phương khi nhận
văn bản của Trung tâm phải nghiên cứu, xem xét và giải quyết theo quy định của
pháp luật.
Điều 21: Quan hệ với các
đơn vị thuộc Sở
Đối với các đơn vị thuộc Sở, Trung tâm có quan hệ
ngang cấp, phối hợp giải quyết các lĩnh vực có liên quan đến tổ chức và hoạt động
trợ giúp pháp lý.
Chương 4:
KHEN
THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22: Khen thưởng - Kỷ
luật
1. Cán bộ, công chức và cộng tác viên của Trung
tâm có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ được Bộ Tư pháp, UBND thành phố
Hà Nội, Sở Tư pháp khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng theo quy định chung của
Nhà nước.
2. Người nào vi phạm pháp luật trong khi thực hiện
nhiệm vụ của Trung tâm thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 23: Điều khoản thi
hành Trong qúa trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh, Quy
chế này sẽ được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế và quy định hiện hành
pháp luật.