Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 70/BXD/KT-QH phê duyệt Quy hoạch bảo vệ, tôn tạo và phát triển khu phố cổ Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Số hiệu 70/BXD/KT-QH
Ngày ban hành 30/03/1995
Ngày có hiệu lực 30/03/1995
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Xây dựng
Người ký Ngô Xuân Lộc
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Văn hóa - Xã hội

BỘ XÂY DỰNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 70/BXD/KT-QH

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 1995

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ, TÔN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI

(Thành phố Hà Nội)

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

- Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30/12/1992 và Nghị định 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ và cơ quan ngang Bộ;

- Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 3/4/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

- Căn cứ quyết định 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị;

- Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 37501/KTN ngày 5/7/1994 về việc uỷ nhiệm Bộ trưởng Bộ Xây dựng thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết một số khu vực quan trọng của Thủ đô Hà Nội;

Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Chủ tịch Hội đồng kiến trúc-Quy hoạch- Bộ Xây dựng.

QUYẾT ĐỊNH

ĐIỀU 1- Phê duyệt Định hướng Quy hoạch bảo vệ, tôn tạo và phát triển khu phố cổ Hà Nội do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội trình (tại Tờ trình số 51/UB ngày 8/12/1994), kèm theo hồ sơ quy hoạch bảo vệ, tôn tạo và phát triển Khu phố cổ Hà Nội do Viện Quy hoạch Đô thị- Nông thôn- Bộ Xây dựng lập với nội dung chủ yếu sau:

1/ Phạm vi nghiên cứu quy hoạch:

1.1- Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa phận 8 phường Quận Hoàn Kiếm có ranh giới được quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố Hà Nội xác định:

• Phía Bắc là đường Hàng Đậu;

• Phía Tây là đường Phùng Hưng;

• Phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng;

• Phía Đông là đường Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật.

1.2 Tổng diện tích quy hoạch khu phố cổ khoảng 100 ha

2/ Về quan điểm quy hoạch bảo vệ, tôn tạo và phát triển khu phố cổ Hà Nội

Việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển khu phố cổ Hà Nội phải đảm bảo các nguyên tắc đã quy định tại Điều 11 Điều lệ quản lý xây dựng Thành phố Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-ĐT ngày 20/6/1992; Thông báo số 72/UB-TW ngày 26/5/1994 của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam; Cụ thể không nhất thiết phải giữ gìn nguyên vẹn tất cả các công trình đã có, mà là giữ gìn cho được phong cách và tâm hồn đặc hữu của cả một khu phố cổ rộng lớn, đồng thời đáp ứng những yêu cầu về môi trường sinh sống của đô thị hiện đại.

3/ Về phân khu bảo vệ, tôn tạo và quy hoạch phát triển khu phố cổ Hà Nội

3.1. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch được phân chia hai khu vực bảo vệ, tôn tạo đặc trưng như sau:

a. Khu bảo vệ, tôn tạo cấp I, được giới hạn bởi đường phố Hàng Chiếu, Hàng Bạc, Trần Nhật Duật, Hàng Mắm và Hàng Đào có diện tích khoảng 19 ha;

b. Khu bảo vệ, tôn tạo cấp II, bao gồm phần còn lại trong khu phố cổ có diện tích khoảng 81 ha.

3.2. Để phục vụ cho việc cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tổ chức mạng lưới các công trình hạ tầng xã hội phục vụ sinh hoạt hàng ngày và định kỳ của nhân dân, khu phố cổ Hà Nội được chia thành ba cụm dân cư, trên cơ sở lấy các chợ hoặc đường phố thương mại hiện có làm trung tâm khu vực: cụm Đồng Xuân, chợ Hàng Da và Hàng Bè, với quy mô mỗi cụm khoảng 20.000 dân. Gắn kết các cụm dân cư trên là trục trung tâm thương mại- dịch vụ gồm: Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Lương Văn Can, Hàng Cân và Hàng Lược, phục vụ trực tiếp cho khu phố cổ và toàn thành phố.

4. Về nội dung định hướng bảo vệ tôn tạo và phát triển khu phố cổ Hà Nội.

4.1- Về định hướng bảo vệ tôn tạo khu phố cổ

Việc bảo vệ, tôn tạo khu phố cổ phải đảm bảo:

[...]