Quyết định 70/2024/QĐ-UBND quy định về biện pháp tăng cường trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 70/2024/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 02/10/2024 |
Ngày có hiệu lực | 18/10/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Phan Văn Mãi |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70/2024/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng;
Căn cứ Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 48/2023/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 71/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 33/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung;
Căn cứ Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 6575/TTr-SNV ngày 29 tháng 8 năm 2024 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 5337/BC-STP-VB ngày 20 tháng 8 năm 2024; ý kiến thống nhất của các Thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố.
QUYẾT ĐỊNH:
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về các biện pháp tăng cường trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 10 năm 2024.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70/2024/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng;
Căn cứ Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 48/2023/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 71/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 33/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung;
Căn cứ Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 6575/TTr-SNV ngày 29 tháng 8 năm 2024 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 5337/BC-STP-VB ngày 20 tháng 8 năm 2024; ý kiến thống nhất của các Thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố.
QUYẾT ĐỊNH:
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về các biện pháp tăng cường trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 10 năm 2024.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 70/2024/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm
2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
Quy định này quy định về các biện pháp tăng cường trách nhiệm đối với người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị các cấp thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Quy định này áp dụng đối với các đối tượng đang công tác tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố và các cơ quan, đơn vị trực thuộc, bao gồm:
1. Cán bộ, công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019) và Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Cán bộ, công chức cấp xã.
3. Viên chức theo quy định của Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).
4. Người được tuyển dụng vào công chức, viên chức đang thực hiện chế độ tập sự.
5. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định của pháp luật.
6. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
7. Các đối tượng nêu từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
1. “Công vụ” là hoạt động của cán bộ, công chức và những người khác khi được trao quyền nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước được giao, phục vụ lợi ích chung của xã hội, cá nhân và tổ chức.
2. “Cơ quan, đơn vị” trong Quy định này bao gồm:
a) Tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố.
c) Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
d) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
đ) Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. “Giải pháp đột phá, sáng tạo vì lợi ích chung” là các ý tưởng, giải pháp, sáng kiến đột phá trong việc sáng tạo và vận dụng pháp luật để giải quyết những vướng mắc về pháp luật của Nhà nước, những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật bao gồm những nội dung chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không rõ ràng, còn chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn, mà hiện nay Thành phố đang gặp khó khăn về pháp lý cần phải tháo gỡ để tạo sự chuyển biến căn bản đối với nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung.
4. “Kỷ luật” trong Quy định này được hiểu là kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vi phạm pháp luật, quy định liên quan đến thực thi nhiệm vụ, công vụ được cấp có thẩm quyền giao; không bao gồm việc kỷ luật do vi phạm pháp luật, các quy định khác ngoài phạm vi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
1. Việc thực hiện các nội dung quy định phải bảo đảm thống nhất, đồng bộ, không trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và hệ thống pháp luật của Nhà nước.
2. Bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan, bình đẳng, đúng quy định trong công tác xây dựng, hoàn thiện quy định và trong tổ chức thực hiện.
3. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, xác định rõ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nghiêm cấm việc lợi dụng các biện pháp kỷ luật, chế tài trong quy định này để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
4. Việc thực hiện các nội dung quy định phải bảo đảm hợp lý, hài hòa và khuyến khích, phát huy được năng lực, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
TRÁCH NHIỆM VÀ CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 5. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị
1. Gương mẫu thực hiện nghiêm các quy định về quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Tuân thủ và chấp hành quy định pháp luật về chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành công vụ.
3. Chủ động và nghiêm túc triển khai thực hiện các nhiệm vụ:
a) Bảo đảm an ninh, trật tự, bảo đảm thực hiện tốt công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án tại cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định.
b) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về phòng, chống vi phạm pháp luật và nâng cao văn hóa công vụ.
c) Quản lý chặt chẽ tiến độ, chất lượng và kết quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.
d) Thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật.
đ) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định về trách nhiệm và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
e) Quản lý, sử dụng, bảo trì tài sản công của cơ quan, đơn vị đúng chế độ, chính sách, đúng quy định của pháp luật, đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, mất mát, thất thoát.
4. Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năng động, sáng tạo vì lợi ích chung
a) Thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị và ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, chỉ đạo nghiên cứu, rà soát, đề xuất các giải pháp đột phá, sáng tạo vì lợi ích chung trong ngành, lĩnh vực và phạm vi quản lý, hoạt động của cơ quan, đơn vị.
b) Thực hiện nghiêm chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu theo quy định pháp luật về khuyến khích năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.
c) Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hoàn thiện đề cương, đề án và thực hiện thành công đề án về giải pháp đột phá, sáng tạo vì lợi ích chung.
d) Chịu trách nhiệm cao nhất đối với kết quả thực hiện các giải pháp đột phá, sáng tạo vì lợi ích chung. Thực hiện nghiêm cơ chế bảo vệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năng động, sáng tạo vì lợi ích chung theo quy định pháp luật.
đ) Thực hiện khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia xây dựng và thực hiện thành công các giải pháp đột phá, sáng tạo vì lợi ích chung.
e) Kịp thời phát hiện, chỉ đạo khắc phục, chấn chỉnh và xem xét dừng thực hiện khi phát hiện dấu hiệu sai phạm, có khả năng xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
g) Xử lý nghiêm việc lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
5. Phát hiện, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có năng lực, tài năng trong hoạt động công vụ
a) Thường xuyên rà soát, kịp thời phát hiện cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có năng lực vượt trội, có tài năng trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
b) Chỉ đạo bộ phận phụ trách công tác tổ chức cán bộ lập danh sách và tham mưu kế hoạch bồi dưỡng, quy hoạch, đề bạt chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với các trường hợp có năng lực, có tài năng trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định và phù hợp với tình hình thực tiễn, điều kiện của cơ quan, đơn vị.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được xem xét, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm theo các tiêu chí như sau:
1. Thực hiện theo các quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của Chính phủ và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Thực hiện nghiêm quy định đối với trách nhiệm người đứng đầu nêu tại Điều 5 Quy định này.
Điều 7. Biện pháp xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công hoặc để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn thì bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Không xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong các trường hợp sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi phụ trách quản lý bị xử lý kỷ luật do vi phạm của các thời kỳ, giai đoạn trước hoặc có đủ cơ sở, bằng chứng xác định không liên quan người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có đủ cơ sở, bằng chứng chứng minh đã làm mọi biện pháp trong phạm vi thẩm quyền của mình để ngăn chặn hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi phụ trách quản lý.
c) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tự phát hiện, xử lý kỷ luật và khắc phục xong hậu quả đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi phụ trách quản lý.
3. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, xem xét xử lý kỷ luật ở hình thức khiển trách đối với người đứng đầu khi cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách có một trong các trường hợp sau:
a) Để xảy ra vụ việc tham nhũng được đánh giá là ít nghiêm trọng theo quy định tại Điều 78 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
b) Có từ 02 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi phụ trách quản lý trở lên bị kỷ luật ở hình thức giáng chức (đối với các trường hợp giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) hoặc hạ bậc lương (đối với các trường hợp không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) đối với các vụ việc có liên quan trực tiếp đến quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi, thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
c) Có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi phụ trách quản lý bị kỷ luật buộc thôi việc.
d) Có sai phạm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và đã được cấp có thẩm quyền kết luận phải khắc phục nhưng không thực hiện khắc phục và chưa đến mức xử lý kỷ luật cảnh cáo.
4. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, xem xét xử lý kỷ luật ở hình thức cảnh cáo đối với người đứng đầu khi cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách có một trong các trường hợp sau:
a) Để xảy ra vụ việc tham nhũng được đánh giá là nghiêm trọng hoặc có nhiều vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng theo quy định tại Điều 78 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP.
b) Có từ 02 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi phụ trách quản lý trở lên bị kỷ luật ở hình thức buộc thôi việc hoặc có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giữ, tạm giam để điều tra theo quy định pháp luật đối với các vụ việc có liên quan trực tiếp đến quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi, thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
c) Có sai phạm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và đã được cấp có thẩm quyền kết luận nghiêm trọng đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật cảnh cáo.
5. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, xem xét xử lý kỷ luật ở hình thức cách chức đối với người đứng đầu khi cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách có một trong các trường hợp sau:
a) Để xảy ra vụ việc tham nhũng được đánh giá là rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc có nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng theo quy định tại Điều 78 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP.
b) Có từ 03 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi phụ trách quản lý trở lên bị kỷ luật ở hình thức buộc thôi việc hoặc có từ 02 trường hợp trở lên bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giữ, tạm giam để điều tra theo quy định pháp luật đối với các vụ việc có liên quan trực tiếp đến quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi, thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
c) Có sai phạm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và đã được cấp có thẩm quyền kết luận nghiêm trọng đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật cách chức.
6. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị bị xử lý theo Điều 7 Quy định này thì cấp có thẩm quyền xem xét bố trí công tác khác phù hợp hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định.
1. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc quy định về quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức tại Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
2. Chấp hành nghiêm quy định và nội quy của cơ quan, đơn vị và sự phân công, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. Tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ.
3. Tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ, công việc được cấp có thẩm quyền giao. Áp dụng triệt để kiến thức chuyên môn và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để nâng cao hiệu quả, chất lượng và bảo đảm tiến độ công việc. Trường hợp đã áp dụng nhiều biện pháp, khả năng cần thiết nhưng vẫn không thể bảo đảm yêu cầu về tiến độ và chất lượng công việc thì phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, phân công, điều chỉnh cho phù hợp.
4. Giải quyết kịp thời yêu cầu chính đáng của cá nhân, tổ chức trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được phân công. Không được kéo dài thời gian giải quyết hoặc tự ý đặt ra quy định trái pháp luật, trái với quy định của cấp có thẩm quyền.
1. Tuân thủ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong và ngoài phạm vi công sở theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Chấp hành quy định về thời gian làm việc; không sử dụng thời gian làm việc để thực hiện các hoạt động ngoài mục đích công vụ, nhiệm vụ được giao.
3. Cung cấp đầy đủ thông tin và hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện đúng thủ tục quy định. Nghiêm cấm các hành vi gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc của cá nhân, tổ chức.
4. Chủ động phối hợp trong nội bộ và ngoài phạm vi cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
5. Bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan trong đóng góp ý kiến, trong nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
6. Chủ động, tự giác, thường xuyên học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ, năng lực công tác.
7. Tuân thủ quy định pháp luật về phát ngôn, an toàn thông tin mạng. Không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến hoạt động công vụ.
8. Tuân thủ và tuyên truyền về chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; không tổ chức, tham gia các hoạt động mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội.
1. Thường xuyên rà soát, tổng hợp, nghiên cứu, phát hiện những vấn đề nảy sinh, vướng mắc trong quy định pháp luật để kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp đột phá, sáng tạo vì lợi ích chung.
2. Tự giác, chủ động đề xuất cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng đề án, lộ trình thí điểm và dự báo kết quả thực hiện.
3. Tập trung hoàn thành nhiệm vụ được giao về triển khai thực hiện giải pháp đột phá, sáng tạo vì lợi ích chung. Kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền về tiến độ, chất lượng, các vấn đề phát sinh trong triển khai thực hiện.
4. Chịu trách nhiệm trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao đối với các vấn đề khó khăn, vướng mắc hoặc sai phạm do lỗi chủ quan gây ra.
1. Chấp hành sự phân công của cấp có thẩm quyền trong phối hợp, phân công công việc với đồng nghiệp, chia sẻ trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Có ý kiến đóng góp công khai, khách quan, chuẩn xác đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị đang công tác. Không được có hành vi lôi kéo, bè phái, trù dập, tác động làm sai lệch kết quả bầu cử, bình chọn đối với người có năng lực, tài năng trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
3. Kịp thời phát hiện, báo cáo cấp có thẩm quyền về các trường hợp có năng lực, tài năng trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ để tuyển chọn, bồi dưỡng, tạo điều kiện phát huy năng lực, sở trường công tác.
4. Có tinh thần, thái độ cầu thị, lắng nghe và áp dụng các kiến thức, kinh nghiệm đã được chia sẻ của người có chuyên môn, năng lực, tài năng trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ vào thực tế công tác của cá nhân.
Điều 12. Biện pháp xử lý vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải chấp hành nghiêm Quy định này.
2. Tùy theo mức độ, hành vi, thực hiện xử lý vi phạm theo quy định pháp luật đối với từng đối tượng cụ thể:
a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức: xử lý theo quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
b) Đối với người lao động: xử lý theo quy định pháp luật về lao động và nội quy của cơ quan, đơn vị.
c) Trường hợp người vi phạm đang là đảng viên thì xử lý kỷ luật tương ứng theo quy định của Đảng.
d) Xem xét trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có liên quan đối với những vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo thẩm quyền quản lý.
KHEN THƯỞNG, KHUYẾN KHÍCH PHÁT HUY TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 13. Khen thưởng, khuyến khích phát huy trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị
1. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thực hiện tốt trách nhiệm được phân công theo Quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ, phạm vi được cấp có thẩm quyền trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định.
2. Việc khen thưởng đối với các giải pháp đột phá, sáng tạo vì lợi ích chung:
a) Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với người đứng đầu không cao hơn so với người trực tiếp đề xuất, tham gia xây dựng và triển khai thực hiện thành công đề án về giải pháp đột phá, sáng tạo vì lợi ích chung.
b) Ưu tiên khen thưởng người trực tiếp đề xuất, tham gia xây dựng và triển khai thực hiện thành công đề án về giải pháp đột phá, sáng tạo vì lợi ích chung.
1. Ngoài các hình thức tôn vinh, khen thưởng theo quy định pháp luật, các trường hợp có nhiều đóng góp, thành tích đặc biệt xuất sắc, có ảnh hưởng tích cực và rộng rãi đối với ngành, lĩnh vực và toàn Thành phố thì được xem xét, trao tặng các giải thưởng, bằng khen và các hình thức ghi nhận, tôn vinh xứng đáng với kết quả cống hiến.
2. Thành phố xây dựng các chính sách khen thưởng đặc thù để tôn vinh những trường hợp có giải pháp đột phá, sáng tạo vì lợi ích chung theo đúng quy định pháp luật về xây dựng tiêu chí, công bố, thẩm định và trao tặng giải thưởng.
a) Khen thưởng vượt cấp, vượt bậc, đột xuất (không phụ thuộc trình tự, thời gian, các tiêu chí của hình thức khen thưởng đó theo quy định) đối với những giải pháp thực hiện thành công.
b) Khen thưởng đặc biệt, vượt trội so với quy định hiện hành đối với những giải pháp đột phá, sáng tạo tiêu biểu trong các lĩnh vực, vấn đề cấp bách, trọng điểm của Thành phố.
3. Các chính sách khuyến khích khác:
a) Cấp có thẩm quyền xem xét đề bạt, đưa vào quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với những cá nhân trực tiếp tham mưu, xây dựng các giải pháp đột phá, sáng tạo được thực hiện thành công.
b) Cấp có thẩm quyền xem xét, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn đối với các cá nhân trực tiếp tham mưu, xây dựng các giải pháp đột phá, sáng tạo thực sự tiêu biểu, xuất sắc của ngành, lĩnh vực và Thành phố.
Điều 15. Phân công, tổ chức thực hiện
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị:
a) Chịu trách nhiệm thực hiện và triển khai Quy định này đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý. Tùy đặc thù, điều kiện của cơ quan, đơn vị, trong trường hợp cần thiết, người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định việc xây dựng và ban hành Quy định về các biện pháp tăng cường trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị.
b) Thường xuyên kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện Quy định; kịp thời xử lý khiếu nại, tố cáo và xem xét, xử lý kỷ luật theo đúng quy định đối v ới các trường hợp vi phạm.
c) Định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất của cấp có thẩm quyền, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện Quy định của cơ quan, đơn vị gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Nội vụ).
2. Sở Nội vụ:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Quy định này.
b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện Quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
c) Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Quy định của các cơ quan, đơn vị trình Ủy ban nhân dân Thành phố.
3. Thanh tra Thành phố:
a) Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Quy định này.
b) Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy định tại các cơ quan, đơn vị.
c) Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, giải quyết khiếu nại, tố cáo về các vấn đề liên quan đến Quy định này, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp
1. Những trường hợp đã hoàn thành xử lý hoặc đã có kết luận của cấp có thẩm quyền về phương án xử lý trước thời điểm Quy định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng theo quy định pháp luật tại thời điểm xử lý hoặc theo kết luận của cấp có thẩm quyền. Trường hợp đang trong quá trình xử lý chưa có kết luận của cấp có thẩm quyền thì thực hiện theo Quy định này.
2. Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố được áp dụng theo Quy định này để tăng cường trách nhiệm đối với người đứng đầu và người làm việc thuộc phạm vi quản lý.
1. Trường hợp các quy định được viện dẫn trong Quy định này có bổ sung, sửa đổi hoặc được thay thế thì áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị gửi văn bản về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Nội vụ) để được hướng dẫn, giải quyết hoặc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.