Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 70/2009/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình giám sát dịch tễ gia súc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 70/2009/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/09/2009
Ngày có hiệu lực 08/10/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Trung Tín
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 70/2009/QĐ-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT DỊCH TỄ GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm  2003;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;
Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến  năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1079/TTr-SNN-NN ngày 20 tháng 8 năm 2009 về việc phê duyệt Chương trình giám sát dịch tễ gia súc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt Chương trình giám sát dịch tễ gia súc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên chương trình:

Chương trình giám sát dịch tễ gia súc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

2. Mục tiêu chương trình: 

2.1. Mục tiêu đến năm 2010:

+ Đảm bảo an toàn dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm; phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững, hiệu quả; không để phát sinh dịch; khống chế, không để xảy ra dịch bệnh trên diện rộng tại hộ, cơ sở chăn nuôi (CSCN) đối với dịch cúm gia cầm, Hội chứng Rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), Lở mồm long móng (LMLM) gia súc trên địa bàn thành phố;

+ Tập trung xây dựng vùng và cơ sở an toàn dịch bệnh, phường - xã an toàn bệnh Dại, cụ thể như sau:

- Xây dựng xã an toàn dịch bệnh: xã Phú Mỹ Hưng, xã An Phú huyện Củ Chi an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM, Dịch tả heo (DTH) để được công nhận sau năm 2010;

- Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh và được công nhận 10 cơ sở chăn nuôi heo an toàn LMLM và DTH; 03 cơ sở chăn nuôi bò an toàn LMLM; 05 CSCN heo an toàn bệnh PRRS, Sẩy thai truyền nhiễm (Brucellosis), Xoắn khuẩn (Leptospirosis), Giả dại (Aujeszky), Cúm gia cầm;

- Xây dựng 05 phường, xã an toàn bệnh Dại: phường Phạm Ngũ Lão, quận 1; phường 2, quận 5; phường 7, quận 3; phường 7, quận Tân Bình; phường 12, quận Tân Bình.

2.2. Mục tiêu đến năm 2020:

+ Đảm bảo an toàn dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm; phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững, hiệu quả.

+ Công nhận xã Phú Mỹ Hưng, xã An Phú, huyện Củ Chi an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng, Dịch tả heo; mở rộng phạm vi vùng an toàn dịch bệnh qua liên kết các tỉnh giáp ranh thành phố. Ít nhất có 2 quận, huyện được Cục Thú y công nhận an toàn bệnh Dại. Sau năm 2015, huyện Củ Chi được công nhận vùng an toàn dịch bệnh.

+ Bảo vệ sức khỏe cộng đồng đối với các bệnh truyền nhiễm lây giữa gia súc và con người, đặc biệt là bệnh Cúm gia cầm và bệnh Dại.

+ Cung cấp sản phẩm động vật vệ sinh, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

3. Nhiệm vụ trọng tâm:

- Kiểm soát được dịch bệnh trong chương trình quốc gia (bệnh Cúm gia cầm, LMLM, Dại) và từng bước thanh toán các bệnh trên thông qua xây dựng liên kết vùng an toàn dịch bệnh với các tỉnh giáp ranh thành phố.

- Tầm soát một số bệnh mới BSE (bò điên); PED (dịch tiêu chảy cấp trên heo); Cúm A H1N1, PCV2 trên heo để phòng ngừa từ xa và khống chế các bệnh mang tính chất địa phương (DTH, PRRS, Tụ huyết trùng trâu bò, Newcastle,...).

- Nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch bệnh cho người chăn nuôi, cán bộ chính quyền, đoàn thể, các ban ngành liên quan.

- Củng cố hệ thống thú y cơ sở qua việc đào tạo, đào tạo lại nâng cao trình độ chuyên môn về dịch tễ, phòng, chống dịch bệnh để thực hiện chương trình có hiệu quả.

- Hoàn thiện hệ thống giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm, thông tin tình hình dịch bệnh kịp thời và khống chế, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

- Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật của Chi cục Thú y thành phố.

4. Nội dung công tác tập trung thực hiện:

[...]