Quyết định 66/2018/QĐ-UBND quy định về nội dung, mức chi kinh phí bảo đảm hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 66/2018/QĐ-UBND
Ngày ban hành 03/08/2018
Ngày có hiệu lực 13/08/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lưu Xuân Vĩnh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/2018/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 03 tháng 8 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH NỘI DUNG, MỨC CHI KINH PHÍ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Thông tư số 337/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội;

Căn cứ Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nội dung, mức chi kinh phí bảo đảm hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh tại Tờ trình số 1958/TTr- STC ngày 26 tháng 7 năm 2018 và Báo cáo kết quả thẩm định số 699/BC-STP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Sở Tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định nội dung, mức chi kinh phí bảo đảm hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

2. Đối tượng áp dụng: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Điều 2. Nội dung, mức chi cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội

1. Chi công tác phí cho các đoàn công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, khảo sát và chi tổ chức hội nghị:

a) Thực hiện theo Quyết định số 143/2017/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

b) Đối với chi hội nghị đối thoại, tọa đàm, hội thảo, ngoài các khoản chi theo quy định tại Quyết định số 143/2017/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh, còn được chi một số khoản sau:

STT

Nội dung

Mức chi

(Việt Nam đồng)

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

1

Chủ trì cuộc họp (người/cuộc họp)

150.000

100.000

80.000

2

Thành viên tham dự cuộc họp (người/cuộc họp)

100.000

80.000

50.000

3

Chi báo cáo tham luận theo đơn đặt hàng (bài viết)

400.000

300.000

200.000

2. Chi thuê chuyên gia thẩm định, chuyên gia tư vấn độc lập:

Trường hợp thực hiện hoạt động giám sát, phản biện xã hội có nội dung phức tạp, thuộc lĩnh vực chuyên môn sâu, cần lấy ý kiến tư vấn, phản biện của các chuyên gia độc lập, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh quyết định việc thuê chuyên gia thẩm định, chuyên gia tư vấn độc lập nhưng phải có hợp đồng công việc, có sản phẩm chất lượng được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt, số lượng chuyên gia do cơ quan chủ trì quyết định, nhưng tối đa không quá 03 chuyên gia cho nội dung cần thẩm định hoặc tư vấn trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội. Mức chi:

- Cấp tỉnh: 800.000 đồng/báo cáo kết quả thẩm định hoặc tư vấn.

3. Chi bồi dưỡng thành viên tham gia đoàn giám sát, phản biện xã hội ngoài chế độ thanh toán công tác phí theo quy định:

STT

Nội dung

Mức chi/người/ngày

(Việt Nam đồng)

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

1

Thành viên chính thức tham gia đoàn

100.000

80.000

50.000

2

Các thành viên khác

70.000

50.000

30.000

4. Chi xây dựng báo cáo kết quả giám sát, phản biện xã hội (báo cáo theo định kỳ, báo cáo kết quả giám sát, phản biện xã hội theo chuyên đề được giao); văn bản kiến nghị:

a) Cấp tỉnh: 1.500.000 đồng/báo cáo hoặc văn bản (tính cho sản phẩm cuối cùng, bao gồm cả tiếp thu, chỉnh lý);

b) Cấp huyện: 1.000.000 đồng/báo cáo hoặc văn bản (tính cho sản phẩm cuối cùng, bao gồm cả tiếp thu, chỉnh lý);

c) Cấp xã: 500.000 đồng/báo cáo hoặc văn bản (tính cho sản phẩm cuối cùng, bao gồm cả tiếp thu, chỉnh lý).

5. Các khoản chi khác: Trong phạm vi kinh phí phục vụ công tác giám sát, phản biện xã hội được cơ quan có thẩm quyền giao, căn cứ tình hình thực tế triển khai công việc, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quyết định việc chi tiêu cho các nội dung công việc thực tế phát sinh, đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành và đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

[...]