Quyết định 66/2007/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu | 66/2007/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 08/03/2007 |
Ngày có hiệu lực | 18/03/2007 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký | Nguyễn Đức Thanh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/2007/QĐ-UBND |
Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 08 tháng 3 năm 2007 |
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Quyết định số 105/1998/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam do chiến tranh ở Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 222/1998/TCCP-TC ngày 23 tháng 7 năm 1998 của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ về việc chuẩn y bản Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam do chiến tranh ở Việt Nam;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Thuận tại Tờ trình số 62 TT/CTĐ ngày 16 tháng 11 năm 2006 và của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 46/TTr-SNV ngày 01 tháng 02 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 55/2001/QĐ-UB ngày 26 tháng 6 năm 2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em, đặc biệt trẻ em khuyết tật - nạn nhân chất độc da cam tỉnh Ninh Thuận.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể tại tỉnh Ninh Thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO TRỢ NẠN
NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 66/2007/QĐ-UBND ngày 08/3/2007 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Chương I
Điều 1. Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Ninh Thuận (sau đây gọi tắt là Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam) là quỹ nhân đạo phi lợi nhuận trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Thuận, nhằm bảo trợ những người bị tác hại của chất độc da cam do chiến tranh ở Việt Nam đang sinh sống cư trú tại tỉnh Ninh Thuận.
Quỹ được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động.
Điều 2. Mục đích hoạt động của Quỹ là huy động mọi nguồn viện trợ nhân đạo trong và ngoài tỉnh để bảo trợ nạn nhân chất độc da cam về tinh thần và vật chất, tạo điều kiện cho các nạn nhân và gia đình họ hoà nhập cộng đồng góp phần vào sự phát triển xã hội của đất nước.
Điều 3. Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn tỉnh, có tư cách pháp nhân, sử dụng con dấu để giao dịch, được mở tài khoản (kể cả tài khoản ngoại tệ) tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Trụ sở giao dịch của Quỹ đặt tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Thuận.
Điều 4. Quỹ hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản lý Quỹ gồm đại diện của lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Thuận, một số tổ chức chính trị - xã hội và một số cá nhân có uy tín trong tỉnh Ninh Thuận.
Chương II
Quỹ có chức năng xây dựng và phát triển nguồn tài chính, bảo trợ các nạn nhân chất độc da cam về tinh thần và vật chất, tạo điều kiện cho các nạn nhân chất độc da cam và gia đình họ hoà nhập cộng đồng, vươn lên trong đời sống và sản xuất.
1. Tổ chức tuyên truyền, vận động sự ủng hộ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần của các Chính phủ, các tổ chức kinh tế - xã hội – khoa học, cá nhân trong nước và quốc tế đối với nạn nhân chất độc da cam.
2. Phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, chính quyền các cấp, các đoàn thể quần chúng và tổ chức xã hội để tổ chức thực hiện giúp đỡ những nạn nhân chất độc da cam.
3. Tham gia kiến nghị với các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng các chế độ, chính sách đối với các nạn nhân chất độc da cam và các hình thức, biện pháp để bảo trợ các đối tượng này.
4. Tham gia với các cơ quan và tổ chức có liên quan trong việc khảo sát, điều tra nạn nhân chất độc da cam do chiến tranh ở Việt Nam.
1. Tiếp nhận mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ của Quỹ theo quy định của pháp luật.
2. Quy định các đối tượng, hình thức, phương thức và mức giúp đỡ.
3. Được tham gia các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế về chất độc da cam liên quan đến hoạt động của Quỹ khi xét thấy cần thiết và được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Chương III