Quyết định 636/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch phát triển tre luồng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 636/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/02/2016
Ngày có hiệu lực 24/02/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 636/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 24 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRE LUỒNG TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tchức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 2378/QĐ-TTg ngày 06/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục Dự án hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu ở rừng và đồng bằng Việt Nam;

Căn cứ Công thư số VFD-COP/2014/21JULY/06 ngày 21/07/2014 của Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam về việc hỗ trợ kinh phí xây dựng chiến lược phát triển tre luồng tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 3088/QĐ-UBND ngày 22/9/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc thành lập Tổ công tác Hợp tác quốc tế phát triển tre luồng tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 2659/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề cương Kế hoạch phát triển tre luồng Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thanh Hóa tại Tờ trình số 02/TTr-SNgV ngày 22/01/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này là Kế hoạch phát triển tre luồng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Ngoại vụ, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ; Thủ trưởng các ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 2 QĐ;
- TTr TU, HĐND, UBND tỉnh (để b/c);
- Chánh VP, các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, THKH (Hà 02).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Đức Quyền

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN TRE LUỒNG TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 636/QĐ-UBND ngày 24/02/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Hiện nay trên thế giới, dưới áp lực tăng dân số và mức sống được nâng lên, đặc biệt với xu hướng đóng cửa rừng, hạn chế khai thác gỗ diễn ra ngày càng phổ biến, nhu cầu sử dụng tre luồng ngày càng tăng và được xem là loài cây quan trọng nhất thay thế cho gỗ. Hàng năm, doanh thu từ sản phẩm tre luồng trên thế giới ước đạt 13 tỷ USD và có khả năng tăng lên 15 - 20 tỷ USD vào năm 2017.

Việt Nam là quốc gia có nguồn nguyên liệu tre dồi dào, đa dạng và phong phú, tổng diện tích tre luồng của cả nước là khoảng 1,4 triệu ha (chiếm khoảng 10,5% diện tích rừng của cả nước), trữ lượng khoảng 6,2 tỷ cây. Hàng năm, Việt Nam tiêu thụ khoảng 400 - 500 triệu cây tre luồng, tuy nhiên tính chung doanh thu xuất khẩu của cả ngành mây tre năm 2013 mới đạt khoảng 225 triệu USD, chiếm chưa tới 3% thị phần thế giới.

Tỉnh Thanh Hóa có diện tích tre luồng lớn nhất cả nước và phần lớn diện tích tre luồng tập trung tại các huyện nghèo miền núi phía Tây của tỉnh. Thu nhập từ tre luồng chiếm hơn 50% tổng thu nhập của người dân, thậm chí một số nơi chiếm tới 70 - 80% tổng thu nhập. Vì vậy, tre luồng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của người dân vùng núi tỉnh Thanh Hóa và được xem là loài cây xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Trong những năm gần đây, các cơ quan, tổ chức quốc tế dành cho tnh Thanh Hóa nhiều quan tâm trong lĩnh vực tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu và phát triển tre luồng.

Vì vậy, xây dựng kế hoạch có tính chiến lược phát triển tre luồng tnh Thanh Hóa với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế giúp cho tỉnh Thanh Hóa xác định tiềm năng, mục tiêu, các chương trình hành động tổng quát, kế hoạch triển khai, hoạt động và phân bổ nguồn lực cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững tre luồng tỉnh Thanh Hóa.

II. THỰC TRẠNG TRE LUỒNG TỈNH THANH HÓA

1. Thực trạng rừng tre luồng

Tính đến hết năm 2014, Thanh Hóa có tổng diện tích tre luồng là 152.659 ha chiếm 13.72% tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn tỉnh, trong đó diện tích rừng tre nứa thuần loài là 79.492 ha, rừng tre hỗn giao với gỗ (tre nứa là chính) là 1.761 ha và diện tích rừng luồng (Dendrocalamus barbatus) trng hơn 71.375 ha (theo Quyết định 04/QĐ-UBND ngày 05/01/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa). (theo Quyết định 04/QĐ-UBND ngày 05/01/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa). Theo ước tính, mỗi năm sản lượng có thể cho khai thác tối đa gần 94 triệu cây bao gồm 42 triệu cây luồng và gần 52 triệu cây các loài tre khác.

Tre luồng được xem là loại cây xóa đói giảm nghèo, có thể mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương, đặc biệt là cho người nghèo. Đây là nguồn thu nhập chính cho nhiều nông dân vùng cao ở một số huyện nghèo nhất của tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp chế biến tre luồng hiện đang sử dụng luồng làm nguyên liệu chính để sản xuất thành phẩm. Tuy nhiên, giá trị của cây luồng hiện nay vẫn còn rất thấp, đời sống người dân còn gặp rất nhiều khó khăn khi gắn bó với cây luồng, giá bán luồng trung bình hiện nay chỉ đạt 1.100đ/kg, thấp hơn rất nhiều so với giá bán tầm vông tại Lâm Đồng là 4.500đ/kg, cây mao trúc (moso) tại Trung Quốc là 2.800đ/kg.

[...]