Quyết định 63/2010/QĐ-UBND ban hành chương trình công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Long An

Số hiệu 63/2010/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/12/2010
Ngày có hiệu lực 01/01/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Long An
Người ký Dương Quốc Xuân
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/2010/QĐ-UBND

Tân An, ngày 24 tháng 12 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Dân số và Nghị định số 104/2004/NĐ-CP ngày 19/6/2004 của Chính phủ về việc thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số; Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 18/8/2010 của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ giai đoạn 2010-2015 thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình”;

Căn cứ Nghị quyết số 159/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của HĐND tỉnh về việc thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn tỉnh Long An,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này chương trình công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Long An.

Điều 2. Giao Sở Y tế chỉ đạo Chi Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh chủ trì phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao chương trình công tác này.

Giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Sở Nội vụ và các cơ quan liên nghiên cứu xây dựng, trình UBND tỉnh sửa đổi bổ sung quyết định số 41/2009/QĐ-UBND ngày 29/7/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành một số chế độ chính sách DS - KHHGĐ giai đoạn 2009 - 2010 phù hợp với chương trình công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Y tế, Tài chính, Nội vụ và các sở ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2011./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế (Tổng Cục DS-KHHGĐ);
- Cục KTVBQPPL-Bộ Tư pháp;
- TT.Tỉnh ủy; TT.HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa VII;
- CT, PCT. UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Phòng NCVX;
- Lưu: VT, V.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Dương Quốc Xuân

 

CHƯƠNG TRÌNH

CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(ban hành kèm theo Quyết định số 24/2010 /QĐ-UBND ngày 12/12/2010 của UBND tỉnh)

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Thực trạng, thách thức đối với các mục tiêu dân số - kế hoạch hóa gia đình

Sau 2 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TU ngày 14/10/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình; Nghị quyết số 96/2008/NQ-HĐND ngày 05/12/2008 của HĐND tỉnh về thực hiện công tác DS - KHHGĐ giai đoạn 2009 - 2010 trên địa bàn tỉnh; Đề án công tác DS - KHHGĐ giai đoạn 2009 - 2010 của UBND tỉnh, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể tiến hành đồng bộ các giải pháp, công tác DS - KHHGĐ đạt được một số kết quả quan trọng. Tổ chức bộ máy làm công tác DS - KHHGĐ các cấp nhanh chóng ổn định, đi vào hoạt động có nền nếp. Phong trào xây dựng quy mô gia đình có từ 01 đến 02 con được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo nhân dân và có 86% cặp vợ chồng thực hiện. Công tác truyền thông và chính sách DS - KHHGĐ được triển khai thường xuyên và rộng khắp đến vùng sâu, vùng xa gây tác động mạnh, góp phần khống chế tăng sinh ở mức 15,8%o năm 2009 xuống còn 15,4%o năm 2010. Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên giảm từ 8,46% năm 2008 xuống còn 7,49% năm 2009 và 7% năm 2010. Các hoạt động nâng cao chất lượng dân số và đảm bảo cân bằng giới tính khi sinh được triển khai tích cực.

Tuy nhiên, công tác DS- KHHGĐ còn nhiều hạn chế và thách thức, thiếu tính bền vững. Xây dựng mô hình xã, phường, thị trấn không có người sinh con thứ ba trở lên không đạt mục tiêu đề ra (thực hiện 18/mục tiêu 30 xã, phường). Số người thực hiện các biện pháp tránh thai có hiệu quả như dụng cụ tử cung, đình sản giảm, kinh phí thực hiện (kể cả TW và địa phương) còn thấp so yêu cầu. Tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn cao (115 nam/100 nữ). Chất lượng dân số còn hạn chế. Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị mắc các bệnh, tật di truyền, tỷ suất chết trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em còn ở mức cao. Tình trạng phá thai và phá thai nhiều lần còn phổ biến, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên - thanh niên có xu hướng tăng. Nhiễm khuẩn đường sinh sản khá phổ biến, bệnh lây truyền qua đường tình dục, tỷ lệ nhiễm HIV và ung thư đường sinh sản có xu hướng tăng.

Nguyên nhân khách quan của tình hình trên là do cơ cấu dân số trẻ (độ tuổi bước vào tuổi sinh đẻ tăng 2%, trong khi đó bước ra chỉ 1%), làm tăng nhóm tuổi có điều kiện đẻ, tạo áp lực rất lớn trong việc kiềm hãm mức sinh; trình độ dân trí ở vùng sâu, vùng xa còn thấp; quan niệm năm tốt, năm xấu để sinh con, thích con trai vẫn còn phổ biến trong nhân dân; việc thích ứng với cơ chế tổ chức bộ máy mới của đội ngũ làm công tác DS - KHHGĐ các cấp còn chậm. Về chủ quan do sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền có lúc, có nơi thiếu tập trung, sâu sát và thiếu kiểm tra, có tình trạng giao khoán cho cơ quan chuyên môn. Sự phối hợp, tham gia của các ban, ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ, đồng bộ thường xuyên. Đội ngũ làm công tác DS - KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở trình độ chuyên môn còn hạn chế, công tác tham mưu chưa theo kịp yêu cầu, chế độ đãi ngộ chưa phù hợp. Cơ chế quản lý, phối hợp trong công tác DS - KHHGĐ còn bất cập. Chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình còn hạn chế, đặc biệt ở tuyến cơ sở thiếu nhân lực và trang thiết bị. Nội dung, hình thức truyền thông thiếu toàn diện và chưa thật sự phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, chưa theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội,...

Trước hạn chế, thách thức trên, cần thiết phải xây dựng chương trình về công tác DS - KHHGĐ để duy trì mức sinh thay thế, đảm bảo quy mô, cơ cấu dân số hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

2. Căn cứ xây dựng Chương trình

Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 18/8/2010 của Chính phủ về ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ giai đoạn 2010 - 2015 thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

Công tác DS - KHHGĐ là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển tỉnh nhà, là một trong những vấn đề kinh tế- xã hội hàng đầu của tỉnh, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng và phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà và nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và cộng đồng xã hội.

Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong thực hiện công tác DS - KHHGĐ, trong đó chú trọng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, xem đây là giải pháp có tính quyết định sự thành công của công tác DS - KHHGĐ.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ