Quyết định 63/2000/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2010

Số hiệu 63/2000/QĐ-UB
Ngày ban hành 02/08/2000
Ngày có hiệu lực 02/08/2000
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Nguyễn Tấn Hưng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/2000/QĐ-UB

Bình Phước, ngày 02 tháng 08 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994.

Căn cứ chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23/09/1998 của Thủ tướng chính phủ về công tác quy hoạch tổng thể KT-XH đến năm 2010.

Căn cứ công văn số : 8553/BKH/CLPT ngày 30/12/1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc góp ý cho quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Tỉnh Bình Phước.

Căn cứ vào nghị quyết số: 103/2000/NQ-HĐ của HĐND Tỉnh Bình Phước tại kỳ họp thứ 2 – Khoá VI ngày 07/07/2000 về việc thông qua dự án quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội Tỉnh Bình Phước đến năm 2010.

Theo đề nghị của Giám độc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bình Phước.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Bình Phước đến năm 2010 với những nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN:

1. Thực hiện chiến lược phát triển con người một cách toàn diện. Đặc biệt chú trọng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ quản lý, lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật tay nghề, đội ngũ doanh nhân giỏi, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo các điều kiện để hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới.

2. Tăng cường việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Khuyến khích đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ trong các đơn vị sản xuất công nghiệp. Áp dụng công nghệ sinh học - các loại giống mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất và sản lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường.

3. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ phù hợp với điều kiện của Tỉnh Bình Phước.

4. Tập trung khai thác và phát huy có hiệu quả những lợi thế của Tỉnh về sản xuất nông nghiệp, nhất là cây công nghiệp dài ngày, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:

- Phấn đấu tăng GDP bình quân đầu người đạt: 300USD vào năm 2005 và đạt khoảng 400 - 450USD vào năm 2010 (theo giá thực tế).

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 9,5 - 10% từ nay đến năm 2005 vào đạt 10,6% giai đoạn 2006 – 2010.

- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Giai đoạn 2001 – 2005 nhịp độ tăng bình quân ngành công nghiệp – xây dựng là 25% và giai đoạn 2006 – 2010 là 19,7%. Tương ứng với cơ cấu kinh tế vào giai đoạn như sau:

· Năm 2005 là: Công nghiệp – xây dựng: 20%, Nông - lâm nghiệp: 54%, Dịch vụ: 26%.

· Năm 2010 là: Công nghiệp – xây dựng: 30%, Nông - lâm nghiệp: 43%, Dịch vụ: 27%.

- Tăng tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP: từ 10% năm 2000 lên 15% vào năm 2005 và khoảng 19 – 20% vào năm 2010.

- Tăng tỷ lệ tích lũy đầu tư từ nội bộ nền kinh tế từ 10,5% năm 1998 lên 12% vào năm 2005 và khoảng 15% vào năm 2010.

- thực hiện tốt các chương trình quốc gia và của Tỉnh trên các lĩnh vực văn hóa xã hội, y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và đặc biệt về giáo dục – đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực, mặt bằng dân trí và các chính sách xã hội khác.

III. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:

1. Về phát triển ngành nông, lâm nghiệp:

Thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi. Phấn đấu nâng tỷ trọng chăn nuôi trong kinh tế nông nghiệp từ 12% năm 2000 lên 17% năm 2005 và 20% vào năm 2010. Phát triển mạnh các dịch vụ nông nghiệp, nâng cao tỷ lệ và trình độ sử dụng máy móc và công nghệ mới trong các khâu sản xuất nông nghiệp. Hướng phát triển chủ yếu của ngành trồng trọt là chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa có khối lượng lớn và giá trị cao. Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn, phù hợp với điều kiện sinh thái và nhất là phục vụ tích cực cho chương trình xuất khẩu. Tiếp tục giữ vững và phát huy thế mạnh các loại cây công nghiệp dài ngày như: cao su, cà phê, điều, tiêu và cây ăn trái. Phát triển mạnh chăn nuôi vừa tạo thêm việc làm cho nông dân, nâng cao kinh tế nông thôn, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho thị trường xã hội, nhất là đối với khu vực đô thị và công nghiệp chế biến thực phẩm. Phát triển mạnh lâm sinh, trồng mới và bảo vệ vốn rừng. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình 5 triệu ha rừng của Chính Phủ nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc, chặn đứng nạn phá rừng bừa bãi. Bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện cho phát triển lâu bền. Phấn đấu tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp thời kỳ từ nay đến năm 2005 là 5,5% vào giai đoạn 2001 – 2010 là 5,9%.

2. Về phát triển công nghiệp xây dựng

[...]