ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 625/QĐ-UBND
|
Đà Lạt, ngày 08 tháng 02 năm 2007
|
QUYẾT
ĐỊNH
V/V BAN HÀNH
CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 07-NQ/TU NGÀY 03/10/2006 CỦA TỈNH ỦY LÂM ĐỒNG
VỀ ĐỔI MỚI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐỂ THU HÚT ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2006-2010 CỦA TỈNH LÂM
ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/1l/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 03/10/2006 của Tỉnh ủy
Lâm Đồng về đổi mới môi trường đầu tư để thu hút đầu tư giai đoạn 2006-2010 của
tỉnh Lâm Đồng;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số
100/KHĐT ngày 19/01/2007
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này
Chương trình thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 03/10/2006 của Tỉnh ủy Lâm Đồng
về đổi mới môi trường đầu tư để thu hút đầu tư giai đoạn 2006-2010 của tỉnh Lâm
Đồng.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
Thủ trưởng các Sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà
Lạt chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./-
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Đức Hòa
|
CHƯƠNG
TRÌNH
THỰC HIỆN NGHỊ
QUYẾT SỐ 07-NQ/TU NGÀY 03/10/2006 CỦA TỈNH ỦY LÂM ĐỒNG VỀ ĐỔI MỚI MÔI TRƯỜNG ĐẦU
TƯ ĐỂ THU HÚT ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2006-2010 CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 625 /QĐ-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2007của
UBND tỉnh Lâm Đồng)
I. Mục đích, yêu cầu
Quán triệt và cụ thể hoá các quan điểm mục tiêu và giải
pháp của Nghị quyết 07-NQ/TU để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo tinh thần
đột phá, tăng tốc.
Xây dựng các nội dung, bước đi cụ thể để thực hiện các mục
tiêu thu hút đầu tư giai đoạn 2006-2010.
II. Những nội dung chính của chương trình hành động
1. Công tác thông tin tuyên truyền
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo nội dung tuyên truyền Luật
Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Nghị quyết 07-NQ/TU của Tỉnh uỷ về đổi mới môi trường
đầu tư để thu hút đầu tư.
b) Các sở, ngành, địa phương có trách nhiệm nghiên cứu kỹ
các nội dung về Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, các Luật, Nghị định có liên
quan và Nghị quyết số 07-NQ/TU liên quan đến sở, ngành mình, trên cơ sở đó tập
trung tổ chức giới thiệu, hướng dẫn cụ thể cho các tổ chức, đơn vị trong ngành,
địa phương nắm bắt và tổ chức thực hiện.
c) Các địa phương tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới môi trường đầu tư trong
các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân và đặc biệt là
trong các doanh nghiệp thuộc địa bàn mình quản lý.
d) Các cơ quan thông tin đại chúng dành thời lượng thỏa
đáng để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
về Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Nghị quyết số 07-NQ/TU và các thông tin, kiến
thức về đổi mới môi trường đầu tư nhằm tạo điều kiện cho nhân dân và các doanh
nghiệp trong tỉnh hiểu để tham gia đầu tư hoặc hỗ trợ cho các nhà đầu tư.
Các sở ngành, địa phương, đoàn thể, các cơ quan thông tin đại
chúng khi triển khai quán triệt, phổ biến, tuyên truyền những nội dung trên cần lồng ghép với nội dung, thời cơ và
thách thức khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
2. Xây dựng cơ chế và cải cách thủ tục hành chính trong đầu
tư
- Thay thế Quyết định số 209/2005/QĐ-UBND ngày 11/11/2005 của
UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định về cơ chế chính sách thu hút đầu tư trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Bổ sung, sửa đổi một số quy định tại Quyết định số
107/2005/UBND ngày 18/5/2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Quy định về
thủ tục hành chính theo cơ chế "Một cửa" tại UBND tỉnh Lâm Đồng.
- Hoàn chỉnh bổ sung một số quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng
thể cần thiết và có giải pháp công bố công khai quy hoạch để thu hút vốn đầu
tư. Tiếp tục quy hoạch một số lĩnh vực có lợi thế như du lịch, dịch vụ du lịch,
sản xuất rau, hoa theo hướng nông nghiệp công nghệ cao... để thu hút đầu tư.
Cân đối một khoản kinh phí nhất định trong kế hoạch chi ngân sách hàng năm để
thực hiện công tác này.
- Ban hành các chỉ tiêu định hướng về kiến trúc tại các khu
trung tâm đô thị chưa có quy hoạch chung hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng.
- Lược giảm một số thủ tục đầu tư mà luật pháp cho phép như
các quy định về thiết kế cơ sở, kiểm kê tài nguyên rừng, đánh giá tác động môi
trường... trong dự án đầu tư khi nhà đầu tư đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư.
III. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong thu
hút và quản lý đầu tư
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng
quy định về thu hút đầu tư để thay thế Quyết định 209/2005/QĐ-UBND ngày
11/11/2005 của UBND tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt trong tháng 02/2007.
- Chủ trì phối hợp cùng các ngành, địa phương rà soát, điều
chỉnh bổ sung các quy hoạch tổng thể ngành và địa phương làm cơ sở để lập, thẩm
tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư.
- Đề xuất danh mục quy hoạch một số khu vực, lĩnh vực có lợi
thế để thu hút đầu tư. Trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm cân đối
nguồn vốn nhất định để thực hiện công tác này.
- Theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định số
108/2006/NĐ-CP, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành,
yêu cầu về hồ sơ của các ngành có liên quan; Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu
mối tiếp nhận hồ sơ đăng ký đầu tư hoặc xin cấp giấy chứng nhận đầu tư có trách
nhiệm niêm yết công khai thủ tục lập và tiếp nhận hồ sơ đầu tư tại văn phòng "Một cửa"
của cơ quan mình
b) Các sở: Xây dựng, Công nghiệp, Giao thông Vận tải, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản yêu cầu về nội dung thiết kế cơ
sở của dự án đầu tư không sử dụng vốn ngân sách nhà nước: loại bản đồ, bản vẽ,
tỉ lệ và số lượng... theo yêu cầu của Nghị định số l08/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006,
Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày
29/9/2006 theo hướng tinh giản thiết kế cơ sở của các dự án này nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và phù hợp với quy định quản lý nhà nước về quy
hoạch kiến trúc.
Quy định về thủ tục hồ sơ liên quan do ngành mình quản lý ở
bước thực hiện dầu tư để niêm yết công khai cho các tổ chức và nhân dân biết thực
hiện.
c) Sở Xây dựng
Tham mưu với UBND tỉnh ban hành các chỉ tiêu định hướng về
quản lý kiến trúc chủ yếu cho các trung tâm huyện lỵ, thị trấn, thị tứ làm cơ sở
cho việc lập, phê duyệt và quản lý các dự án đầu tư.
d) Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành, địa phương tham mưu
với UBND tỉnh ban hành chính sách, đơn giá bồi thường thiệt hại về đất và tài sản
trên đất; đề xuất UBND tỉnh bổ sung, điều chỉnh Quyết định số 95/2005/QĐ-UBND
ngày 05/9/2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc quy định một số nội dung về bồi
thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (hoặc Nhà nước thuê đất)
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Xây dựng cơ chế tài chính tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng
từ quỹ đất.
- Công bố hoặc hướng dẫn các ban quản lý khu du lịch, khu
công nghiệp, UBND cấp huyện xây dựng trình duyệt và công bố giá giao đất, giá
cho thuê đất cụ thể của từng khu du lịch, khu công nghiệp, cụm và điểm công
nghiệp hoặc khu quy hoạch thu hút đầu tư.
e) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quy định thủ tục kiểm kê đánh giá hiện trạng rừng ở bước
xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và bước triển khai thực hiện đầu tư.
g) Sở Nội vụ
Đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh Quyết định số l07/2005/UBND
ngày 18/5/2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Quy định về thủ tục hành
chính theo cơ chế "một cửa" tại UBND tỉnh Lâm Đồng.
h) Sở Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hoá -Thông tin, Thể dục
Thể thao xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực, ngành mình
theo hướng xã hội hoá.
i) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đề án và kế
hoạch đào tạo lao động phù hợp nhằm cung cấp cho thị trường nguồn lao động có
chất lượng đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của các ngành, nghề, giải quyết việc
làm cho người lao động một cách ổn định.
k) Các sở, ngành, địa phương niêm yết công khai các bản đồ
quy hoạch do cơ quan mình quản lý, theo dõi tại văn phòng cơ quan, đồng thời
phân công cán bộ chuyên môn chỉ dẫn và trích lục cung cấp hồ sơ cho nhà đầu lư
khi có nhu cầu và được thu phí dịch vụ công theo quy định.
l ) Trách nhiệm của UBND huyện, thị xã, thành phố
- Giải quyết yêu cầu của các sở, ngành về những nội dung có
liên quan đến dự án đầu tư và kiến nghị của chủ đầu tư về những nội dung có
liên quan đến thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn.
- Chỉ đạo cơ quan thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư cấp mình thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định đối với
các dự án đầu tư trên địa bàn thuộc đối tượng nhà nước chịu trách nhiệm bồi thường,
giải phóng mặt bằng; phê duyệt phương án theo thẩm quyền hoặc trình UBND tỉnh
phê duyệt. Chịu trách nhiệm phối hợp cùng chủ đầu tư trong công tác bồi thường,
giải phóng mặt bằng đối với những dự án do chủ đầu tư tự thỏa thuận chi trả bồi
thường.
- Sau khi phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt
bằng được xét duyệt; UBND cấp huyện có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng
đất biết về lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án bồi thường,
giải phóng mặt bằng.
- Xác định quá trình sử dụng đất làm cơ sở cho các cơ quan
chức năng xác định đền bù thiệt hại, giá cho thuê hoặc giao quyền sử dụng đất
cho chủ đầu tư thực hiện dự án.
- Tổ chức thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để
giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan xác định vị từ dự
án, bàn giao đất dự án tại thực địa, thông báo quy hoạch sử dụng đất, thông báo
thu hồi quyền sử dụng đất và phương án đền bù, giải phóng mặt bằng sau khi được
UBND tỉnh phê duyệt.
- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, nắm tình hình và
báo cáo kết quả triển khai thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn.
- Chỉ đạo UBND xã, phường quản lý đất dự án bị thu hồi.
m) Các sở, ngành, địa phương căn cứ vào Nghị quyết 07-NQ/TU
và Chương trình hành động này để xây dựng chương trình kế hoạch thu hút đầu tư
của sở, ngành và địa phương mình.
2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư
Xuất phát từ đặc điểm của tỉnh Lâm Đồng có nhiều tiềm năng
nhưng còn không ít những khó khăn, khả năng huy động nguồn lực từ nội lực còn rất
hạn chế... Do vậy, công tác xúc tiến đầu tư để tập trung mọi nguồn lực để đầu
tư phát triển kinh tế xã hội cần triển khai theo hướng sau :
- Xã hội hoá mạnh mẽ công tác xúc tiến đầu tư. Đổi mới và
tăng cường vận động xúc tiến đầu tư với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả.
Hàng năm xem xét điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh
và các địa phương. Các dự án trong danh mục thu hút đầu tư phải được quy hoạch
địa điểm cụ thể và có khả năng giải quyết được quỹ đất.
- Đẩy mạnh hợp tác với những trung tâm kinh tế lớn và có điều
kiện phát triển trên một số lĩnh vực, như: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ chí
Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hoà... để xúc tiến đầu tư. Mở rộng quan hệ hợp
tác kinh tế trong và ngoài nước, mạnh dạn tổ chức hoạt động xúc tiến và kêu gọi
đầu tư ngoài nước.
- Nghiên cứu thành lập tổ chức xúc tiến đầu tư cho phù hợp
với yêu cầu khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Tổ chức này thực hiện
các nhiệm vụ xúc tiến đầu tư theo chương trình, kế hoạch được giao và thực hiện
các dịch vụ tư vấn đầu tư cho nhà đầu tư.
- Công tác rà soát các dự án đã có chủ trương lập dự án đầu
tư, thỏa thuận đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư là công việc thường xuyên phải
làm hàng tháng, hàng quý của các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện trên cơ
sở đó tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi và đôn đốc các
chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án, nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động của các dự án đầu tư; đồng thời kiên quyết thu hồi các dự án
không thực hiện đúng tiến độ triển khai và thực hiện đầu tư.
3. Công tác quản lý đầu tư ở bước thực hiện đầu tư
a) Sở kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm
quản lý nhà nước các dự án đầu tư, có trách nhiệm thanh tra, giám sát các nhà đầu
tư thực hiện dự án đúng tiến độ và nội dung đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận
đầu tư. Phối hợp cùng các ngành giúp các nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn vướng
mắc trong quá trình thực hiện, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý các trường
hợp vi phạm theo đúng thẩm quyền. Định kỳ theo dõi và ra thông báo hoặc kiến
nghị UBND tỉnh ra thông báo thu hồi giấy chứng nhận đầu tư hoặc nội dung đăng
ký đầu tư hết hiệu lực.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng các ngành
liên quan tham mưu với UBND tỉnh ban hành các quy định chi tiết về thu hồi giấy
chứng nhận đầu tư và thông báo nội dung đăng ký đầu tư hết hiệu lực./-