THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 615/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ NƯỚC THẨM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18
tháng 6 năm 2014;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định
Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu
quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây viết tắt là Chương
trình) gồm các thành viên sau:
- Chủ tịch Hội đồng: Ông Bùi Quang
Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Ông Nguyễn
Văn Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Các ủy viên:
+ Lãnh đạo Bộ Tài chính.
+ Lãnh đạo Bộ Tư pháp.
+ Lãnh đạo Bộ Công Thương.
+ Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải.
+ Lãnh đạo Bộ Y tế.
+ Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch.
+ Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền
thông.
+ Lãnh đạo Bộ Quốc phòng.
+ Lãnh đạo Bộ Công an.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường
trực của Hội đồng thẩm định.
Hội đồng thẩm định có Tổ chuyên gia
thẩm định liên ngành thực hiện các công việc thẩm định; Tổ thường trực và thư
ký tổng hợp.
Điều 2. Hội đồng thẩm định Nhà nước có nhiệm vụ và quyền
hạn như sau:
- Tổ chức thẩm định báo cáo đề xuất
chủ trương đầu tư Chương trình để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và trình
Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
- Tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu
khả thi Chương trình, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Yêu cầu cơ quan được giao chuẩn bị
đầu tư chương trình cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến Chương
trình để phục vụ công tác thẩm định, khi cần thiết yêu cầu cơ quan được giao
chuẩn bị đầu tư chương trình sửa đổi, bổ sung hồ sơ để đáp ứng các yêu cầu thẩm
định.
- Xem xét, quyết định kế hoạch thẩm định
và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình thẩm định Chương trình.
- Hội đồng được sử dụng con dấu và
tài khoản (nếu cần) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phục vụ cho hoạt động của Hội
đồng.
Điều 3. Kinh phí thẩm định
Kinh phí thẩm định Báo cáo đề xuất chủ
trương đầu tư và Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia Xây
dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững sử dụng
nguồn kinh phí sự nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định hiện hành.
Điều 4. Trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy
viên trong Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng
- Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính
phủ về tổ chức thẩm định và các hoạt động thẩm định theo nhiệm vụ được giao, những
ý kiến đánh giá kết quả thẩm định, kết luận và kiến nghị của Hội đồng về các nội
dung của Chương trình.
- Quyết định thành lập các Tổ chuyên
gia thẩm định liên ngành, Tổ thường trực và Thư ký tổng hợp theo yêu cầu công
tác thẩm định.
- Xem xét phê duyệt kế hoạch thẩm định
sau khi Hội đồng có ý kiến, quyết định triệu tập các cuộc họp Hội đồng, chủ trì
các phiên họp, phân công trách nhiệm Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng.
- Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch
Hội đồng có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì các
phiên họp Hội đồng hoặc báo cáo trước Chính phủ một số nội dung hoặc công việc
do Phó Chủ tịch trực tiếp phụ trách.
- Được mời đại diện của các Bộ, ngành
tham dự và đóng góp ý kiến tại một số phiên họp của Hội đồng về những vấn đề
liên quan đến nội dung thẩm định của Hội đồng.
- Yêu cầu cơ quan được giao chuẩn bị
đầu tư chương trình giải trình nội dung và các vấn đề liên quan đến Chương trình
bằng văn bản tại các phiên họp Hội đồng.
- Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội
đồng có thể yêu cầu các Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ có ý kiến thẩm định
mang tính chất chuyên sâu.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng
- Giúp Chủ tịch Hội đồng tổ chức bộ máy
làm việc, chỉ đạo các hoạt động của Hội đồng, theo dõi và thực hiện các nhiệm vụ
của Hội đồng được Chủ tịch ủy nhiệm (mời họp, chủ trì cuộc họp, báo cáo trước
Chính phủ), báo cáo thường xuyên về tình hình và kết quả thực hiện của Hội đồng.
Thay mặt Chủ tịch Hội đồng quyết định các vấn đề liên quan đến triển khai, điều
hành công việc của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.
- Giúp Chủ tịch Hội đồng xem xét,
đánh giá các báo cáo chuyên môn và các hoạt động khác của Hội đồng để trình Thủ
tướng Chính phủ.
- Trực tiếp chỉ đạo Tổ Chuyên gia thẩm
định liên ngành và Tổ Thường trực và Thư ký tổng hợp.
3. Các ủy viên Hội đồng
- Xem xét có ý kiến về các nội dung
thẩm định Chương trình trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ, cơ
quan và địa phương do ủy viên Hội đồng phụ trách và về những vấn đề chung của
Chương trình.
- Giúp Hội đồng tổ chức các lực lượng
chuyên gia, phương tiện làm việc, cơ sở nghiên cứu (Bộ, cơ quan) thuộc quyền quản
lý của ủy viên đó để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội
đồng, trao đổi đóng góp ý kiến về các nội dung xem xét, thẩm định và biểu quyết
các kết luận của Hội đồng khi cần thiết. Trường hợp đặc biệt không thể tham dự
được, ủy viên Hội đồng phải có ý kiến bằng văn bản, đồng thời ủy quyền cho đại
diện tham dự. Người được ủy quyền phải hiểu biết tổng thể về Chương trình để
đóng góp ý kiến về vấn đề Hội đồng xem xét thẩm định và tham gia biểu quyết
(khi cần thiết). Ý kiến của đại diện được ủy quyền là ý kiến của ủy viên đó
trong Hội đồng.
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan thường trực Hội đồng
- Huy động bộ máy giúp Chủ tịch Hội đồng
tổ chức công việc thẩm định Chương trình và các hoạt động chung của Hội đồng.
Phối hợp với các cơ quan, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành, Tổ thường trực và
thư ký tổng hợp để thực hiện các công việc thẩm định.
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Chương
trình, gửi hồ sơ Chương trình đến các thành viên Hội đồng, lập và trình kế hoạch
thẩm định Chương trình.
- Tổng hợp các ý kiến của thành viên
Hội đồng, đề xuất, trình Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định những vấn đề cần
xử lý trong quá trình thẩm định.
- Chuẩn bị các chương trình, nội
dung, dự kiến các nội dung kết luận và biểu quyết, mời họp, tài liệu và phương
tiện làm việc cho các phiên họp của Hội đồng.
- Chuẩn bị các nội dung yêu cầu bổ
sung, sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của các thành viên trong Hội đồng, các Tổ,
nhóm chuyên môn trong quá trình thẩm định, trình Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ
tịch Hội đồng) thông qua và ký văn bản yêu cầu khi được ủy quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ
tịch Hội đồng giao.
- Chuẩn bị báo cáo của Hội đồng,
trình Thủ tướng Chính phủ.
- Lập dự toán kinh phí liên quan đến
các hoạt động của Hội đồng trình Chủ tịch Hội đồng thông qua.
Điều 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội là cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư chương trình có
trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ liên quan đến quá trình thẩm định báo cáo đề
xuất chủ trương đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình, thanh toán
chi phí thẩm định theo yêu cầu của Hội đồng.
Điều 7. Hội đồng sẽ tự giải tán sau khi kết thúc nhiệm vụ.
Điều 8. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 9. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, các
đồng chí có tên tại Điều 1 và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bô Lao động
- Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 1;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KTN, HC, TH;
- Lưu: VT, KGVX (3b).
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Vũ Văn Ninh
|