ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 609/QĐ-UBND
|
Kon Tum, ngày 07 tháng 6 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THỊ TRẤN HUYỆN
LỴ HUYỆN IA H'DRAI, TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch Đô thị năm
2009;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP
ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch
đô thị;
Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ
Xây dựng về Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 01/2011/TT-BXD
ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược
trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định số 827/QĐ-UBND ngày 23/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đồ
án Quy hoạch chung đô thị mới, huyện lỵ huyện mới Mô Rai, tỉnh Kon Tum đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 49/TTr-UBND ngày
22/4/2016 của Ủy ban
nhân dân huyện Ia
H’Drai tại và Báo cáo kết quả thẩm định nhiệm vụ quy hoạch số 104/BC-SXD ngày 23/5/2016 của Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung
xây dựng thị trấn huyện lỵ huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đến năm 2030 với những
nội dung chính như sau:
1. Phạm vi ranh giới, diện tích khu vực
lập quy hoạch:
a) Phạm vi ranh giới, cụ thể:
- Phía Bắc giáp: Khe suối và hợp thủy.
- Phía Nam giáp: Đất lâm nghiệp.
- Phía Đông giáp: Đất lâm nghiệp, khe
suối và đất trồng cao su công ty cổ phần cao su Sa Thầy.
- Phía Tây giáp: Đất lâm nghiệp và đất
trồng cao su công ty cổ phần cao su Sa Thầy.
b) Quy mô diện tích: Khoảng 600ha.
2. Tính chất, chức năng:
- Là trung tâm hành chính, chính trị,
kinh tế, thương mại, dịch vụ, văn hóa giáo dục và các khu dân cư đô thị tập
trung của huyện.
- Là đô thị mang bản sắc dân tộc, văn
hóa và đặc điểm tự nhiên đặc trưng của vùng Tây Nguyên, đầu mối giao thông, dịch
vụ khu vực phía Tây - Nam tỉnh Kon Tum.
- Là đô thị có vị trí an ninh quốc
phòng quan trọng của tỉnh.
3. Quy mô dân số:
- Dự báo đến năm 2020: Dân số toàn đô
thị khoảng 5.000 người.
- Dự báo đến năm 2030: Dân số toàn đô
thị khoảng 12.000 người.
4. Các nội dung nghiên cứu:
4.1. Yêu cầu chung:
- Đồ án phải thể hiện đầy đủ các yêu cầu về nội dung cần nghiên cứu được quy định tại Nghị định số
37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản
lý quy hoạch đô thị; phải đảm bảo kế thừa, cải tạo, nâng cấp đô thị hiện hữu.
- Khu vực lập quy hoạch phải nghiên cứu
thiết kế theo hướng đô thị xanh, tăng diện tích cây xanh cho đô thị. Đề xuất giải pháp phát triển đô thị theo hướng bền vững về môi trường, tôn trọng cảnh quan thiên nhiên; gắn kết hài hòa các yếu tố tự nhiên - xã hội - con người.
4.2. Yêu cầu cụ thể:
a) Các chỉ tiêu đất đai và hạ tầng kỹ
thuật: Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về quy hoạch xây dựng hiện hành và hệ thống hạ tầng kỹ thuật được áp dụng
theo chỉ tiêu của đô thị loại V.
b) Hướng phát triển đô thị: Yêu cầu
xác định hướng phát triển không gian trên cơ sở cấu trúc phát triển đô thị lựa
chọn (làm rõ hệ khung giao thông chính đô thị và các liên kết với các khu vực khác).
c) Cơ cấu tổ chức không gian:
- Xác định cấu trúc không gian đô thị,
ranh giới phát triển khu trung tâm và các phân khu của đô thị, có sự so sánh giữa
quy hoạch cũ và quy hoạch điều chỉnh mới để thể hiện tính ưu việt của việc điều
chỉnh quy hoạch.
- Xác định các vùng kiến trúc cảnh
quan trong khu đô thị, đề xuất tổ chức
không gian cho các khu trung tâm, cửa ngõ đô thị, các tuyến phố chính, trục
không gian chính, quãng trường, không gian cây xanh mặt nước và các điểm nhấn
đô thị.
- Xác định các nội dung cần thực hiện
để kiểm soát phát triển, như: Khu hiện trạng chỉnh trang, cải tạo;
khu vực bảo tồn, tôn tạo; khu vực chuyển đổi chức năng; khu phát triển mới; khu
dự trữ phát triển; khu vực dọc trục và hành lang phát triển đô thị; các khu vực
trung tâm; khu công viên - cây xanh; khu chức năng đặc biệt (khu di tích lịch
sử, khu cảnh quan tự nhiên đặc thù...), công trình đầu mối kỹ hạ tầng - kỹ thuật
và các khu vực khác...
d) Quy hoạch sử dụng đất:
- Trên cơ sở đánh giá tình hình sử dụng
đất tại khu vực lập quy hoạch đề xuất các phương án điều chỉnh sử dụng đất phù
hợp theo tình hình phát triển kinh
tế tại địa phương.
- Đề xuất phương án quy hoạch sử đất
trên cơ sở phù hợp với định hướng
phân khu chức năng theo nguyên tắc khai thác triệt để quỹ đất, tận dụng cảnh quan, thuận lợi cho đầu tư xây dựng và phân kỳ đầu
tư.
- Xác định ranh giới các khu vực
trong phạm vi lập quy hoạch theo tính chất và chức năng sử dụng đất.
- Xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng
đất: Diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao, chỉ giới xây dựng công trình; xác định quy mô và
chỉ tiêu sử dụng đất của các công trình ngầm (nếu có).
- Xác định ranh giới, quy mô diện
tích các khu chức năng; quy định về mật độ dân cư; chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch
đô thị: Mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa và tối thiểu của công trình; nguyên tắc
phát triển, yêu cầu hạ tầng kỹ thuật
và bảo vệ môi trường đối với từng khu vực và các khu chức năng sử dụng đất khác
nhau.
đ) Các yêu cầu về giải pháp tổ chức hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật:
- Cập nhật các công trình hạ tầng kỹ
thuật: Giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước bẩn... đã được triển
khai xây dựng và các dự án đầu tư đang tổ chức lập.
- Tổ chức khớp nối đảm bảo tính đồng bộ, kế thừa với mạng lưới hạ tầng kỹ
thuật đã xác định tại Đồ án Quy hoạch
chung được phê duyệt.
- Xác định cos xây dựng khống chế tại
các khu vực cần thiết và các trục giao thông chính đô thị đảm bảo kiểm soát và
khớp nối giữa các khu chức năng trong đô thị.
- Xác định mạng lưới giao thông khung
bao gồm: Giao thông đối ngoại, các trục giao thông chính đô thị, các công trình
đầu mối giao thông, xác định chỉ giới đường đỏ các trục giao thông đô thị và hệ
thống hào, tuy nen kỹ thuật.
- Xác định nhu cầu và nguồn cung cấp
nước, năng lượng; tổng lượng nước thải, rác thải; vị trí, quy mô công trình đầu
mối và mạng lưới truyền tải, phân phối chính của hệ thống cấp nước, năng lượng
và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, thoát nước và công trình xử lý nước
thải; vị trí, quy mô khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang và các công trình
khác.
- Thiết kế quy hoạch hệ thống giao
thông cần bám theo địa hình tự nhiên; hạn chế tối đa công tác đào, đắp lớn phải
gia cố kè mái taluy, gây khả năng sạt lở đất, không khai thác được quỹ đất.
e) Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện:
Xác định cụ thể danh mục các công trình đầu tư xây dựng thứ tự
ưu tiên đầu tư thực hiện theo các nhóm sau:
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật:
Chuẩn bị kỹ thuật (san nền, thoát nước); các tuyến giao thông
chính; công trình cấp điện, cấp nước...
- Các công trình hạ tầng xã hội như:
Các công trình chợ, giáo dục, y tế...
- Cập nhật các công trình đã được Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất tại Văn bản số
1682/UBND-KTN ngày 05/8/2015 về vị
trí quy hoạch trụ sở làm việc một số cơ quan tại trung tâm huyện Ia H’Drai.
5. Thiết kế đô thị:
Thực hiện theo quy định hướng dẫn tại
Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/05/2013 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn về nội
dung Thiết kế đô thị.
6. Đánh giá môi trường chiến lược:
Thực hiện theo quy định tại Thông tư
số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn đánh giá môi trường
chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
7. Thành phần hồ sơ:
Thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định 37/NĐ-CP ngày
30/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định và quản lý quy hoạch đô thị; Điều 10
Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của
từng loại quy hoạch đô thị. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu thiết kế đồ án
quy hoạch lập phối cảnh thể hiện rõ địa hình tự nhiên và thiết kế quy hoạch
giao thông để khai thác hiệu quả
quy đất xây dựng và hạn chế tối đa việc đào đắp cục bộ gây khả năng sạt lở đất.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
- Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung
xây dựng thị trấn huyện lỵ huyện Ia
H’Drai, tỉnh Kon Tum đến năm 2030 được phê duyệt là cơ sở pháp lý để lập, thẩm định, phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung.
- Ủy ban nhân dân huyện Ia
H’Drai có trách nhiệm:
+ Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban
ngành liên quan trong quá trình tổ chức lập Đồ án Quy hoạch chi tiết.
+ Tổ chức triển khai thực hiện
theo các quy định hiện hành.
2. Sở Xây dựng: Có trách nhiệm theo
dõi, hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện
la H’Drai triển khai thực hiện các nội dung theo Quyết định này.
Điều 3. Giám đốc: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường;
Thủ trưởng các Sở, ban ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ia
H’Drai chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Chủ tịch, các PCT
UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh (CVP, PVPHTKT);
- Lưu: VT, HTKT4.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Tuy
|