ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 605/QĐ-UBND
|
Nam Định, ngày 29
tháng 3 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM
2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị
ngày 17 tháng 06 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18
tháng 06 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số
44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số
nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số
117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ
nước sạch;
Căn cứ Nghị định số
124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về Sửa đổi bổ sung một số điều Nghị
định số 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Quyết định số
2084/QĐ-TTg ngày 22/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh
Quy hoạch chung xây dựng thành phố Nam Định đến năm 2025;
Xét đề nghị tại Tờ trình số
33/TTr-CNNĐ ngày 20/3/2017 của Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch
Nam Định, Tờ trình số 28/TTr-SXD ngày 20/3/2017 của Sở Xây dựng về việc phê duyệt
Quy hoạch cấp nước cho thành phố Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm
2025,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch cấp nước thành phố Nam Định đến
năm 2020, định hướng đến năm 2025 với các nội dung sau:
1. Phạm
vi quy hoạch:
Toàn bộ phạm vi thành phố Nam Định
theo điều chỉnh quy hoạch chung đã được phê duyệt tại Quyết định số 2084/QĐ-TTg
ngày 22/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể: Toàn bộ ranh giới hành chính
thành phố Nam Định hiện hữu, huyện Mỹ Lộc, 03 xã của huyện Vụ Bản gồm Đại An,
Thành Lợi và Tân Thành, 05 xã của huyện Nam Trực gồm Nam Mỹ, Nam Toàn, Hồng
Quang, Điền Xá và Nghĩa An.
2. Quan
điểm quy hoạch:
Phù hợp với quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây dựng
thành phố Nam Định và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan của tỉnh; Hướng
tới phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn lực, đáp
ứng nhu cầu sử dụng nước sạch với chất lượng bảo đảm, đáp ứng các yêu cầu phát
triển kinh tế, xã hội của tỉnh; Sử dụng công nghệ xử lý nước mới cùng với các
biện pháp chống thất thoát, thất thu nước sạch một cách hợp lý và phù hợp với
điều kiện của địa phương để nâng cao khả năng cấp nước an toàn và vệ sinh cho
đô thị và khu công nghiệp trong phạm vi lập quy hoạch.
3. Mục
tiêu quy hoạch:
- Xác lập một chương trình phát
triển hệ thống cấp nước sạch cho khu vực quy hoạch một cách hợp lý, đồng bộ đến
năm 2025.
- Xác định nhu cầu sử dụng nước
sạch, phương án cấp nước, phát triển hệ thống cấp nước và nhu cầu đầu tư trong
từng giai đoạn. Khai thác hợp lý các nguồn nước.
- Không ngừng nâng cao chất lượng
dịch vụ cấp nước, đảm bảo an toàn cấp nước. Từng bước hiện đại hóa hệ thống quản
lý, sản xuất và kinh doanh nước sạch.
- Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước
sạch đến năm 2020 đạt 100%;
- Giảm tỷ lệ thất thoát, thất
thu nước sạch đến năm 2020 đạt 18%; đến năm 2025 đạt dưới 15%.
4. Nội dung
quy hoạch:
4.1. Dự báo nhu cầu sử dụng
nước tổng thể:
Tổng nhu cầu dùng nước của toàn
thành phố trong phạm vi quy hoạch đến năm 2020 là 124.863 m3/ngđ.
Tổng nhu cầu dùng nước của toàn
thành phố trong phạm vi quy hoạch đến năm 2025 là 153.663 m3/ngđ.
4.2. Dự báo nhu cầu tiêu
thụ nước từ các nhà máy nước:
Dự báo nhu cầu dùng nước của
các nhà máy nước:
TT
|
Tên nhà máy nước
|
Công suất nhà máy hiện trạng (m3/ngđ)
|
Nhu cầu tiêu thụ nước (m3/ngđ)
|
Năm 2020
|
Năm 2025
|
1
|
Nhà máy nước TP NĐ
|
75.000
|
105.059
|
131.010
|
2
|
Nhà máy nước Nghĩa An
|
7.000
|
5.240
|
5.950
|
3
|
Nhà máy nước Điền Xá
|
2.000
|
2.248
|
2.757
|
4
|
Nhà máy nước Nam Vân
|
1.000
|
870
|
914
|
5
|
Nhà máy nước Nam Phong
|
1.500
|
1.135
|
1.193
|
6
|
Nhà máy nước Mỹ Lộc
|
4.000
|
5.986
|
6.535
|
7
|
HTX Lê Lợi; HTX Cốc Thành;
HTX Mỹ Trung
|
2.450
|
2.898
|
3.554
|
8
|
Nhà máy nước Liên Bảo (cấp
cho xã Đại An)
|
3.200
|
1.427
|
1.750
|
Tổng
|
|
124.863
|
153.663
|
Phạm vi cấp nước của các nhà
máy:
Căn cứ vào hiện trạng cấp nước,
khả năng cấp nước của các nhà máy nước và các quy hoạch có liên quan gồm: Điều
chỉnh quy hoạch phân khu hai bên đường Lê Đức Thọ - Thành phố Nam Định; Quy hoạch
phân khu tỷ lệ 1/5000 hai bên tuyến đường bộ mới Nam Định - Phủ Lý (QL21B - Đoạn
qua địa phận Nam Định đến năm 2025); Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 hai bên
tuyến đường dẫn lên cầu Tân Phong. Có 11 xã thuộc phạm vi của ba quy hoạch nêu
trên có hai nguồn cấp nước là nhà máy nước hiện tại và nguồn bổ sung mới là nhà
máy nước thành phố Nam Định (của công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Nam Định).
Xác định phạm vi cấp nước các nhà máy nước như sau:
* Phạm vi cấp nước nhà máy
nước thành phố Nam Định:
Cấp cho toàn bộ phường Hạ Long;
Phường Trần Tế Xương; Phường Vị Hoàng; Phường Vị Xuyên; Phường Quang Trung; Phường
Cửa Bắc; Phường Nguyễn Du; Phường Bà Triệu; Phường Trường Thi; Phường Phan Đình
Phùng; Phường Ngô Quyền; Phường Trần Hưng Đạo; Phường Trần Đăng Ninh; Phường
Năng Tĩnh; Phường Văn Miếu; Phường Trần Quang Khải; Phường Thống Nhất; Phường Lộc
Hạ; Phường Lộc Vượng; Phường Cửa Nam; Xã Lộc Hòa; Xã Mỹ Xá; Xã Lộc An; Xã Mỹ
Trung; Xã Mỹ Tân; Xã Mỹ Phúc; Xã Mỹ Thành; Xã Tân Thành; KCN Hòa Xá; KCN Mỹ
Trung; KCN Mỹ Thuận; CCN An Xá;
Các xã trong phạm vi ranh giới
điều chỉnh quy hoạch phân khu hai bên đường Lê Đức Thọ - Thành phố Nam Định;
Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 hai bên tuyến đường bộ mới Nam Định - Phủ Lý
(QL21B - Đoạn qua địa phận Nam Định đến năm 2025); Quy hoạch phân khu tỷ lệ
1/2000 hai bên tuyến đường dẫn lên cầu Tân Phong; gồm: Xã Nam Phong; Xã Nam
Vân; Thị trấn Mỹ Lộc; Xã Mỹ Tiến; Xã Mỹ Thắng; Xã Mỹ Hưng; Xã Mỹ Thuận; Xã Mỹ
Thịnh; Xã Nam Mỹ; Xã Nghĩa An; Xã Nam Toàn. Tỷ lệ cấp nước của nhà máy nước thành
phố cấp đến năm 2020 là 30% (70% còn lại được cấp từ nhà máy nước hiện tại đang
cấp cho các xã) và đến năm 2025 là 40% (60% còn lại được cấp từ nhà máy nước hiện
tại đang cấp cho các xã).
* Phạm vi cấp nước nhà máy
nước Nghĩa An:
Cấp cho toàn bộ xã Hồng Quang.
Còn các xã Nam Mỹ, xã Nam Toàn, xã Nghĩa An trong ranh giới điều chỉnh quy hoạch
phân khu hai bên đường Lê Đức Thọ - Thành phố Nam Định và Quy hoạch phân khu tỷ
lệ 1/2000 hai bên tuyến đường dẫn lên cầu Tân Phong thì tỷ lệ cấp nước của nhà
máy nước Nghĩa An đến năm 2020 là 70% (NMN thành phố cấp 30%) và đến năm 2025
là 60% (NMN thành phố cấp 40%).
* Phạm vi cấp nước nhà máy
nước Mỹ Lộc:
Cấp cho toàn bộ xã Mỹ Hà. Còn
thị trấn Mỹ Lộc; Xã Mỹ Tiến; Xã Mỹ Thắng; Xã Mỹ Hưng; Xã Mỹ Thuận; Xã Mỹ Thịnh
trong phạm vi ranh giới Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 hai bên tuyến đường bộ
mới Nam Định - Phủ Lý (QL21B - Đoạn qua địa phận Nam Định đến năm 2025) thì tỷ
lệ cấp nước của nhà máy nước Mỹ Lộc đến năm 2020 là 70% (NMN thành phố cấp 30%)
và đến năm 2025 là 60% (NMN thành phố cấp 40%).
* Phạm vi cấp nước nhà máy
nước Nam Phong:
Tỷ lệ cấp nước của nhà máy nước
Nam Phong đến năm 2020 là 70% (NMN thành phố cấp 30%) và đến năm 2025 là 60%
(NMN thành phố cấp 40%) tổng nhu cầu dùng nước của xã Nam Phong.
* Phạm vi cấp nước nhà máy
nước Điền Xá:
Cấp nước cho toàn bộ xã Điền
Xá.
* Phạm vi cấp nước nhà máy
nước Nam Vân:
Tỷ lệ cấp nước của nhà máy nước
Nam Vân đến năm 2020 là 70% (NMN thành phố cấp 30%) và đến năm 2025 là 60% tổng
nhu cầu dùng nước của xã Nam Vân (NMN thành phố cấp 40%).
* Phạm vi cấp nước nhà máy
nước Liên Bảo:
Cấp nước cho toàn bộ xã Đại An.
* Phạm vi cấp nước nhà máy
nước HTX Lê Lợi; HTX Cốc Thành; HTX Mỹ Trung.
Cấp nước cho toàn bộ xã Thành Lợi.
4.3. Nguồn nước:
- Lấy nguồn nước mặt từ sông
Đào và sông Hồng.
4.4. Phương án quy hoạch
cấp nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- Nhà máy nước thành phố Nam Định
nâng công suất 75.000 m3/ngđ thành 105.000 m3/ngđ đến năm
2020 và xây dựng hệ thống xử lý bùn cặn của toàn bộ nhà máy với công suất
105.000 m3/ngđ.
- Xây dựng mới 01 nhà máy nước
mặt bên phía Bắc sông Đào tại xã Mỹ Tân (gần cầu Thái Bình) với công suất là
26.000 m3/ngđ ở giai đoạn đến năm 2025.
- Phát triển mạng lưới đường ống
cấp nước phù hợp phương án phát triển công suất các nhà máy nước và nhu cầu cấp
nước.
4.5. Công nghệ xử lý nước:
- Các nhà máy nước xây dựng mới
cần lựa chọn công nghệ và thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo môi
trường.
- Đối với nguồn nước mặt: Áp dụng
công nghệ trộn - phản ứng - lắng - lọc nhanh - khử trùng.
4.6. Mạng lưới đường ống
cấp nước và các công trình trong quy hoạch:
Khối lượng các công việc trong
quy hoạch cấp nước gồm:
STT
|
Tên công việc
|
Khối lượng
|
I
|
Phần tuyến ống
|
|
|
1
|
Ống xây mới DN200
|
11.827
|
m
|
2
|
Ống xây mới DN250
|
4.129
|
m
|
3
|
Ống xây mới DN300
|
11.363
|
m
|
4
|
Ống xây mới DN400
|
12.250
|
m
|
5
|
Ống cải tạo thay thế DN400
|
640
|
m
|
6
|
Ống xây mới DN600
|
1.409
|
m
|
7
|
Ống cải tạo thay thế DN600
|
2.230
|
m
|
8
|
Ống xây mới DN800
|
11.810
|
m
|
II
|
Xây dựng và lắp đặt thiết
bị các NMN và trạm bơm
|
|
|
1
|
Công trình xử lý bùn cặn của
nhà máy hiện tại
|
105.000
|
m3/ngđ
|
2
|
Công trình thu và trạm bơm nước
mặt (mở rộng)
|
30.000
|
m3/ngđ
|
3
|
Nhà máy xử lý nước mặt nâng
công suất tăng từ 75.000 m3/ngđ thành 105.000 m3/ngđ
|
30.000
|
m3/ngđ
|
4
|
Trạm bơm nước sạch nâng công suất
|
30.000
|
m3/ngđ
|
5
|
Công trình thu và trạm bơm nước
mặt (xây mới)
|
26.000
|
m3/ngđ
|
6
|
Trạm bơm nước sạch xây mới
|
26.000
|
m3/ngđ
|
7
|
Nhà máy xử lý nước mặt xây mới
|
26.000
|
m3/ngđ
|
5. Các giải
pháp chủ yếu thực hiện Quy hoạch:
- Tăng cường công tác truyền thông,
tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích của việc sử dụng nước sạch.
- Phổ biến kiến thức, áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật trong việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn nước sinh
hoạt.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm
trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ các công trình cấp
nước đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Đầu tư thích đáng cho công
tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu quản lý và vận
hành có hiệu quả các công trình cấp nước.
- Có chính sách ưu đãi để khuyến
khích, thu hút các nhà đầu tư là các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bỏ vốn đầu
tư xây dựng công trình cấp nước.
- Phổ biến các quy chế về xử lý
nguồn nước thải, xử lý các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong nông -
lâm nghiệp và xử lý nghiêm đối với mọi trường hợp vi phạm, nhằm bảo vệ nguồn nước.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật
tiên tiến, đổi mới công nghệ, lựa chọn công nghệ phù hợp;
6. Các dự
án ưu tiên thực hiện
- Nâng công suất nhà máy nước
TP hiện tại lên 105.000 m3/ngđ.
- Xử lý bùn thải nhà máy hiện tại
công suất 105.000 m3/ngđ.
- Thay thế tuyến ống D600 trên
đường Lê Hồng Phong, tuyến ống D400 trên đường Hàng Tiện.
- Làm các tuyến ống truyền tải
từ D300 - D800.
- Xây dựng nhà máy mới công suất
26.000 m3/ngđ.
7. Khái
toán kinh phí và nguồn vốn đầu tư:
7.1. Khái toán kinh phí đầu
tư:
Tổng kinh phí để thực hiện Quy
hoạch cấp nước thành phố Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 là
775.081 triệu đồng.
7.2. Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn tự có của công ty TNHH
MTV kinh doanh nước sạch Nam Định;
- Vốn ODA, vốn tài trợ nước
ngoài;
- Vốn tín dụng đầu tư;
- Vốn từ các nhà đầu tư trong,
ngoài nước;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
1. Sở Xây dựng
- Tổ chức công bố quy hoạch và hướng
dẫn các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có
liên quan triển khai thực hiện quy hoạch đảm bảo tiến độ, mục tiêu đề ra.
- Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân
dân tỉnh chỉ đạo thực hiện quy hoạch và là đầu mối phối hợp với các Sở, ngành địa
phương xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện quy hoạch này.
- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Khoa
học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi
trường, các đơn vị, địa phương liên quan hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra, giám sát
việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước, chất lượng nước sạch trên địa bàn
tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Định kỳ tổng hợp tình hình cấp
nước trên địa bàn, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng theo quy định.
2. Các sở ban ngành có liên
quan
Theo chức năng nhiệm vụ được
giao có trách nhiệm tham gia, phối hợp, tạo điều kiện thực hiện quy hoạch, góp
phần thúc đẩy phát triển nước sạch của thành phố phù hợp với quy hoạch.
3. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố có liên quan
UBND thành phố Nam Định, UBND
huyện Mỹ Lộc, UBND huyện Nam Trực, UBND huyện Vụ Bản phối hợp tích cực với các
Sở, ngành của tỉnh trong việc triển khai thực hiện quy hoạch; tạo điều kiện thuận
lợi cho việc triển khai xây dựng các công trình cấp nước sạch trên địa bàn theo
quy hoạch;
4. Các tổ chức, doanh nghiệp
được giao quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung
Chịu trách nhiệm về đầu tư, quản
lý, sử dụng và khai thác công trình theo quy định, đảm bảo cung cấp nước cho
khách hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng dịch vụ
theo quy định.
Điều 3.
- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
- Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ
trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố, Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Nam Định và các tổ chức, cá nhân
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Ngô Gia Tự
|