ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 6046/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng, ngày 27
tháng 07 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG TAXI TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 465/QĐ-TTg ngày 17/6/2002
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố
Đà Nẵng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 524/QĐ-UB ngày 21/01/2005
của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê
duyệt quy hoạch phát triển giao thông công chính thành phố Đà Nẵng đến năm 2010
và định hướng đến 2020;
Căn cứ Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 24/01/2007
của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê
duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống giao thông tĩnh thành phố Đà Nẵng đến năm
2020;
Căn cứ Quyết định số 5398/QĐ-UBND ngày 11/7/2007 của UBND thành phố Đà Nẵng
về việc phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng
taxi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải
tại Tờ trình số 1434/TTr-SGTVT ngày 09/7/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển vận tải hành khách công
cộng (VTHKCC) bằng taxi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 (kèm theo Đề án do Sở Giao thông vận tải lập tháng 7 năm 2012) với
nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu của đề án
- Định hướng phát triển về số lượng phương tiện,
doanh nghiệp vận tải khách bằng taxi có quy mô phù hợp với sự phát triển chung
của thành phố.
- Xây dựng giải pháp quản lý hoạt động vận tải
khách bằng taxi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
2. Quan điểm phát triển vận tải taxi đến năm 2030
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển vận tải taxi bảo
đảm nguyên tắc có tính kế thừa của quy hoạch đã được phê duyệt, phù hợp với các quy hoạch tổng thể, quy hoạch giao
thông vận tải, định hướng phát triển không gian đô thị, mở rộng vành đai đô
thị, đảm bảo tính thống nhất; quy hoạch phát triển
vận tải phải cụ thể hóa các nội dung
trong quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của
thành phố.
- Tạo ra một lực lượng vận tải taxi có đủ khả năng
đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong thành phố với độ tin cậy cao, chất
lượng phục vụ ở mức tốt nhất trong khu vực để có thể thay thế xe đạp, xe máy và
phần lớn các phương tiện vận tải cá nhân khác.
- Phấn đấu đến năm 2020 củng cố và từng bước phát
triển VTHKCC, giai đoạn 2012-2020 phương tiện vận tải taxi cần phải đảm nhận
thị phần 14% đến 16% so với tổng nhu cầu đi lại của người dân và khách vãng lai trên địa bàn thành phố. Đến năm 2030 mục
tiêu là xây dựng hệ thống VTHKCC bằng taxi đảm nhận từ 10% đến 12% tổng nhu cầu
đi lại của người dân và khách vãng lai trên
địa bàn thành phố.
3. Định hướng phát triển vận tải taxi đến năm
2030
- Đảm bảo tính hợp lý và đầy đủ về cơ cấu phương
tiện đi lại trong đô thị với một số loại hình vận tải chủ lực như tàu điện
ngầm, xe buýt, máy bay, tàu hỏa... để tạo thành một hệ thống vận tải thống
nhất, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và du khách một cách tốt nhất.
- Tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, khuyến khích mọi thành phần kinh
tế tham gia kinh doanh.
3.1. Định hướng
điều chỉnh số lượng phương tiện vận tải taxi đến 2030
Tổng số phương tiện vận tải taxi tính đến thời điểm
cuối năm 2011 là 1030 xe, giai đoạn cần bổ sung cần dự báo theo nhu cầu phát
triển của xã hội dựa trên những cơ sở mục tiêu, chiến lược quy hoạch phát triển
của thành phố. Trong thời gian từ năm 2012-2030 số xe dự báo bổ sung mới theo
phân tích nguyên tắc cung cầu của thị trường có thể chia làm 3 giai đoạn như
sau:
- Giai đoạn 1 (từ năm 2012 đến 2015): giai đoạn nhu
cầu tăng cao, bình quân tăng số đầu phương tiện là 15%/năm; đến 2015 số lượng
xe khoảng 1.700 chiếc.
- Giai đoạn 2 (từ năm 2015 đến 2020): giai đoạn
phát triển bình thường bình quân tăng số đầu phương tiện là 5%/năm; đến 2020 số
lượng xe khoảng 2.000 chiếc.
- Giai đoạn cuối (từ năm 2020 đến 2030): tăng bình
quân 2,5%/năm; đến 2030 số lượng xe khoảng 2.500 chiếc (do giai đoạn này thành
phố đã có các loại hình vận tải chủ lực như tàu điện, xe buýt khối lượng lớn…).
3.2. Định hướng điều chỉnh số lượng doanh nghiệp
taxi đến 2030
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Đà
Nẵng, từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 cần có sự phát triển cả về
quy mô của từng doanh nghiệp và số lượng doanh nghiệp nhằm phục vụ một cách đa
dạng hơn về phương tiện taxi cả số lượng và chất lượng. Tăng cường tính cạnh
tranh lành mạnh của từng doanh nghiệp cả về chất lượng phương tiện và chất
lượng phục vụ để thúc đẩy kinh tế phát triển, thực hiện văn minh đô thị ngày
càng tốt hơn.
Căn cứ vào mức độ hoàn thiện của đô thị và tốc độ
đô thị hóa của thành phố Đà Nẵng, từ nay
đến năm 2030, dự báo phát triển số lượng doanh nghiệp qua các năm như sau:
Dự báo số doanh
nghiệp phát triển đến năm 2030
Số lượng doanh
nghiệp phát triển
|
Năm
|
2011
|
2012
|
2015
|
2020
|
2030
|
Số lượng
|
06
|
07
|
10
|
13
|
17
|
3.3. Định hướng quy hoạch bãi đậu đỗ xe taxi đến
2030
Quy hoạch bãi đậu đỗ xe taxi dựa theo Quy hoạch
tổng thể hệ thống giao thông tĩnh của thành phố đến năm 2020, mục tiêu quỹ đất
dành cho giao thông tĩnh khoảng 2-3%, và được bố trí gồm 19 bãi đỗ với tổng
diện tích 122.257 m2 đất được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết
định số 713/QĐ-UBND ngày 24/01/2007 của
UBND thành phố Đà Nẵng.
Ngoài diện tích đỗ xe đã được thành phố phê duyệt,
Sở Giao thông vận tải khảo sát những đoạn đường thông thoáng, không ảnh hưởng đến an toàn giao thông để kẻ vạch cắm biển
dừng đỗ cho xe taxi thuận lợi trong việc đón khách.
4. Tiêu chí quy hoạch phát triển doanh nghiệp mới
- Đầu tư phương tiện ban đầu ít nhất là 100 xe, nếu
quá 06 tháng mà không hoạt động thì thu hồi giấy phép. Xe phải có một màu sơn
thống nhất (duy nhất) không được trùng màu sơn xe của các doanh nghiệp khác đã
đăng ký, có lôgô riêng.
- Phải có mặt bằng đỗ xe theo quy định và bố trí đủ
diện tích đỗ xe theo phương án kinh doanh. Nơi đỗ xe bảo đảm các yêu cầu về trật
tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường.
- Phương tiện taxi đầu tư ban đầu phải mới 100% (xe
chưa qua sử dụng).
- Doanh nghiệp phải có trung tâm điều hành, đăng ký
tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe.
- Lái xe taxi phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm
lái xe ô tô và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh;
lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định
của pháp luật; lái xe taxi phải được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải
khách, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
5. Chính sách phát triển vận tải taxi
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế (doanh
nghiệp, hợp tác xã) tham gia kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải một cách
bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật.
- Các phương tiện tham gia kinh doanh vận tải taxi
của các thành phần kinh tế phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo
an toàn.
- Việc phát triển số lượng xe taxi phải thực hiện
theo đúng chấp thuận phê duyệt, thời hạn cho phép không quá 01 năm, nếu quá
thời hạn cho phép đầu tư (cấp chỉ tiêu) mà doanh nghiệp không đầu tư đủ số chỉ
tiêu cho phép thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực, nhằm hạn chế xin đầu tư ảo.
- Xe taxi phải mang biển số 43 (biển số xe Đà Nẵng).
6. Các biện pháp khuyến khích
và hỗ trợ cho vận chuyển xe taxi
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận
các nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
- Thúc đẩy việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho
các doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thuê, mua
đất dài hạn sử dụng vào mục đích tập trung xe taxi.
7. Phân công tổ chức thực hiện
7.1. Sở Giao thông vận tải
- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về VTHKCC
nói chung và vận tải taxi nói riêng, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo
đúng quy hoạch phát triển vận tải theo từng giai đoạn của quy hoạch về phát triển phương tiện đã được thành phố phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành việc thực hiện
quy hoạch. Căn cứ lộ trình quy hoạch, Sở chủ động giải quyết tăng, giảm số
lượng doanh nghiệp, số lượng xe taxi nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.
- Xây dựng Quy chế quản lý hoạt động vận tải khách
bằng taxi trên địa bàn thành phố.
- Xây dựng quy hoạch các điểm đỗ taxi kể cả trên
một số đoạn đường trong thành phố một cách hợp lý, tạo điều kiện các phương
tiện đậu đỗ đúng quy định, đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.
- Phối hợp với
Hiệp hội vận tải taxi của thành phố tổ chức tập huấn đội ngũ lái xe taxi, giám
sát kỹ thuật, mỹ thuật của phương tiện của các doanh nghiệp
- Phối hợp với
các sở, ngành liên quan đến quản lý chuyên ngành về hoạt động vận tải taxi theo
chỉ đạo của UBND thành phố, công khai đề
án điều chỉnh quy hoạch.
- Không cấp phù hiệu cho các xe taxi đầu tư mới,
đầu tư thay thế có biển số đăng ký ở địa phương khác (trừ những xe taxi đã đầu
tư trước đây).
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát về hoạt động kinh
doanh vận chuyển taxi đúng pháp luật.
7.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Cấp đăng ký kinh doanh, quản lý hệ thống thông
tin về doanh nghiệp theo quy định, định kỳ báo cáo UBND thành phố.
- Phát hành thông tin về doanh nghiệp công bố thành
lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp, các thông tin về pháp luật trong đăng ký
kinh doanh.
- Thẩm định năng lực đầu tư của doanh nghiệp để đề
xuất định hướng về các chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho loại hình vận
chuyển khách bằng taxi.
7.3. Sở Tài chính
- Hướng dẫn cho các doanh nghiệp tham gia vận tải
taxi về phương án xây dựng giá cước; đăng ký giá cước do các doanh nghiệp taxi
xây dựng theo quy định.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây
dựng, đề xuất những vấn đề liên quan đến thuế đối với doanh nghiệp tham gia vận
tải taxi.
7.4. Công an thành phố
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trong
công tác giữ gìn trận tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.
- Chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông, các bộ phận có
liên quan cấp đăng ký, biển số cho xe taxi sau khi được Sở Giao thông vận tải
cấp phép.
7.5. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải xây dựng phương
án quản lý và đào tạo đội ngũ lái xe taxi và nhân viên điều hành nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách du lịch, đặc biệt là các khu di
tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tại Đà Nẵng.
7.6. Hiệp hội vận tải Taxi
thành phố
- Có trách nhiệm giáo dục đạo đức người lái xe,
thường xuyên tuyên truyền luật Giao thông đường bộ cho người lái xe hiểu và
chấp hành.
- Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ lái xe theo
quy định của Luật Giao thông đường bộ, tập huấn đội ngũ lái xe về kỹ năng giao
tiếp, thái độ phục vụ, trình độ ngoại ngữ.
- Xây dựng Quy chế quản lý, điều hành, có nghĩa
vụ-trách nhiệm và thưởng phạt nghiêm minh, nhằm xây dựng thương hiệu Taxi Đà
Nẵng văn minh, uy tín và thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động vận tải taxi
với Sở Giao thông vận tải và UBND thành phố.
- Khảo sát các đoạn đường cho xe taxi dừng đỗ để Sở
Giao thông vận tải đề xuất UBND thành phố giải quyết.
7.7. Đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách bằng
taxi
- Chấp hành nghiêm túc các quy định về VTHKCC nói
chung và vận tải taxi nói riêng, thực hiện các chỉ thị, thông tư, văn bản hướng
dẫn của các ngành chức năng quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động vận tải
taxi.
- Xây dựng quy chế xử lý kỷ luật, chế độ khen
thưởng đối với người lái xe taxi.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo bồi dưỡng và đào tạo
lại những đội ngũ lái xe đủ tiêu chuẩn, nâng cao trình độ giao tiếp, trình độ
ngoại ngữ theo yêu cầu.
- Tuyển dụng lái xe taxi phải có ít nhất 02 năm
kinh nghiệm lái xe ô tô.
Điều 2. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm
chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành
liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức thực hiện Đề án. Các sở, ban, ngành, Hiệp hội Taxi Đà
Nẵng theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp và triển khai thực hiện quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định
số 5398/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở:
Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư,
Tài chính, Xây dựng; Công an thành phố; Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công Nghệ, Viện Quy hoạch xây dựng; Hiệp hội
Taxi Đà Nẵng và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Giao thông vận tải (để báo cáo);
- Thường trực HĐND TP;
- CT và các PCT UBND TP;
- CVP và các PVP (A.Ít, A.Bằng);
- Lưu: VT, QLĐTh (A.Nghĩa).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Tuấn
|