Quyết định 600/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận 585-KL/TU về tiếp tục thực hiện Đề án 04-ĐA/TU về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
Số hiệu | 600/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 21/03/2023 |
Ngày có hiệu lực | 21/03/2023 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Người ký | Nguyễn Công Vinh |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 600/QĐ-UBND |
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 21 tháng 3 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030;
Căn cứ Đề án số 04-ĐA/TU ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025;
Căn cứ Kết luận số 1212-TB/TU ngày 16/8/2022 về việc kết luận kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện Thông báo số 1612-TB/TU, ngày 24/01/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kết luận số 585-KL/TU ngày 19/7/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc tiếp tục thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU ngày 28/7/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2022-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 349/TTr-SNN ngày 27 tháng 12 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THỰC
HIỆN KẾT LUẬN SỐ 585-KL/TU NGÀY 19/7/2022 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH ỦY VỀ
VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN SỐ 04-ĐA/TU NGÀY 28/7/2017 VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2025.
(Kèm theo Quyết định số: 600/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2023 của UBND tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu)
Thực hiện Kết luận số 585-KL/TU ngày 19/7/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc tiếp tục thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU ngày 28/7/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án 04-ĐA/TU đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh với nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án số 04 ĐA/TU ngày 28/7/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2025 phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của từng địa phương trong tỉnh; để các cấp, các ngành, các địa phương xây dựng và triển khai các giải pháp cụ thể thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Yêu cầu
- Các cấp, các ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực được giao tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Kế hoạch của UBND tỉnh.
- Đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương đối với những nhiệm vụ trọng tâm theo đúng Kế hoạch đã đề ra.
1. Mục tiêu chung
Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao góp phần xây dựng ngành nông nghiệp của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, thực hiện mục tiêu tăng trưởng nông lâm, thủy sản của tỉnh bình quân giai đoạn 2021-2025 là 4,3%.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 600/QĐ-UBND |
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 21 tháng 3 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030;
Căn cứ Đề án số 04-ĐA/TU ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025;
Căn cứ Kết luận số 1212-TB/TU ngày 16/8/2022 về việc kết luận kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện Thông báo số 1612-TB/TU, ngày 24/01/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kết luận số 585-KL/TU ngày 19/7/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc tiếp tục thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU ngày 28/7/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2022-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 349/TTr-SNN ngày 27 tháng 12 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THỰC
HIỆN KẾT LUẬN SỐ 585-KL/TU NGÀY 19/7/2022 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH ỦY VỀ
VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN SỐ 04-ĐA/TU NGÀY 28/7/2017 VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2025.
(Kèm theo Quyết định số: 600/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2023 của UBND tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu)
Thực hiện Kết luận số 585-KL/TU ngày 19/7/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc tiếp tục thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU ngày 28/7/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án 04-ĐA/TU đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh với nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án số 04 ĐA/TU ngày 28/7/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2025 phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của từng địa phương trong tỉnh; để các cấp, các ngành, các địa phương xây dựng và triển khai các giải pháp cụ thể thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Yêu cầu
- Các cấp, các ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực được giao tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Kế hoạch của UBND tỉnh.
- Đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương đối với những nhiệm vụ trọng tâm theo đúng Kế hoạch đã đề ra.
1. Mục tiêu chung
Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao góp phần xây dựng ngành nông nghiệp của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, thực hiện mục tiêu tăng trưởng nông lâm, thủy sản của tỉnh bình quân giai đoạn 2021-2025 là 4,3%.
Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh theo chuỗi giá trị, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống vật chất, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Hình thành Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh.
- Tăng giá trị sản xuất và thu nhập trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2021, đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 chiếm trên 50% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản).
- Đến năm 2025, các diện tích đất quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thu hồi để triển khai thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Quy hoạch và xây dựng 05 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: vùng sản xuất hồ tiêu, vùng chăn nuôi, vùng cây ăn quả và vùng thủy sản gắn với liên kết sản xuất nâng cao chuỗi giá trị, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, khuyến khích đầu tư đối với các sản phẩm chủ lực.
- Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn về khoa học kỹ thuật cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nông nghiệp, các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất nhằm tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Tập huấn tuyên truyền về lợi ích, hiệu quả mà nông nghiệp công nghệ cao đem lại cho các hộ sản xuất, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
a) Lĩnh vực trồng trọt:
- Sản xuất giống và ứng dụng rộng rãi các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt, tập trung vào các đối tượng chủ lực như giống rau, củ, quả các loại, hồ tiêu, nấm, cây dược liệu... phục vụ cho người dân, xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.
- Đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp thông minh 4.0, cơ giới hóa, tự động hóa, và các quy trình canh tác tiên tiến ICM, IPM, IHPM, VietGAP... trong sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được giám sát chặt chẽ trên các cây trồng chủ lực của tỉnh.
- Thúc đẩy các mô hình sản xuất rau an toàn theo GAP, hữu cơ, hoa cao cấp trong nhà màng, nhà lưới, nhà kính.
- Thúc đẩy ứng dụng hệ thống nhà lạnh, hệ thống điều chỉnh ẩm độ nhiệt độ tự động trong sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu quy mô tập trung.
b) Lĩnh vực chăn nuôi:
- Sản xuất giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, tập trung vào một số loại vật nuôi chủ lực như: Bò, heo (lợn), gia cầm.
- Chăn nuôi gia cầm, lợn, bò quy mô công nghiệp ứng dụng công nghệ chuồng kín, công nghệ sinh học, công nghệ 4.0 gắn với xử lý môi trường để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại công nghiệp tập trung.
- Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý trang trại chăn nuôi gà, lợn, thủy sản, bò... và các vùng sản xuất giống. Áp dụng quy trình chăn nuôi tốt (VietGAHP), hữu cơ trong phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, để tạo ra sản phẩm chất lượng, có giá trị cao và an toàn vệ sinh thực phẩm.
c) Lĩnh vực thủy sản:
- Nhân nhanh và sản xuất giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao, tập trung vào một số đối tượng thủy sản chủ yếu như: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, các loại cá nước ngọt, cá biển có giá trị cao, nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
- Nuôi thâm canh, siêu thâm canh, tự động kiểm soát và xử lý môi trường bằng các công nghệ tiên tiến (chemicalfog, biofloc, lọc sinh học) trong nuôi trồng một số loài thủy sản như: Cá, tôm.
- Ứng dụng công nghệ 4.0, cơ giới hóa, công nghệ sinh học, các quy trình nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP để giám sát nâng cao hiệu quả trong phát triển nuôi trồng thủy sản và quản lý môi trường nuôi.
d) Lĩnh vực chế biến, bảo quản nông sản:
- Áp dụng rộng rãi phương pháp bảo quản lạnh và lạnh đông, công nghệ chiếu xạ, công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh trong bảo quản nông sản, thực phẩm.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ mới trong bảo quản và chế biến nông sản như: Công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát, công nghệ bảo quản nhanh kết hợp chất hấp thụ etylen trong bảo quản rau, hoa, quả tươi; công nghệ tạo màng trong bảo quản rau, quả, thịt, trứng....
3.2. Quản lý phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh để tập trung chỉ đạo, xây dựng phương án, kế hoạch và lộ trình để thực hiện có hiệu quả Đề án đến năm 2025. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo quyết định thành lập các tổ công tác tham mưu giúp việc cho Ban Chỉ đạo bao gồm: công tác quy hoạch, đất đai; trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản; tiêu thụ và chế biến. Mỗi tổ xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện.
3.3. Hình thành Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Thu hút, kêu gọi đầu tư Trung tâm ứng dụng nông nghiệp phát triển công nghệ cao tại khu đất xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức với diện tích 10 ha để thực hiện các chức năng của Khu nông nghiệp công nghệ cao (bao gồm nghiên cứu, sản xuất giống và lai tạo giống, đào tạo, chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật, liên kết và tiêu thụ sản phẩm) theo hình thức xã hội hóa.
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn các xã nhằm đáp ứng các tiêu chí công nhận xã nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.
- Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng tập trung, quy mô lớn trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, phù hợp với điều kiện tự nhiên và lợi thế của từng vùng.
- Tại các vùng quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhà nước ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng (đường, điện, nước) để thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Vận động các tổ chức đầu mối liên kết sản xuất đăng ký công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi đáp ứng các tiêu chí theo quy định.
- Khuyến khích các công ty cao su trên địa bàn tỉnh chuyển đổi sang phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Tổ chức thẩm định công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi đáp ứng các tiêu chí tại Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng chính phủ Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Triển khai dự án cơ giới hóa nông nghiệp và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai dự án xây dựng hệ thống thông tin của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Xây dựng Đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Phối hợp triển khai Đề án “Triển khai, áp dụng, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Triển khai các dự án hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Phối hợp với các Viện, Trường Đại học trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho đội ngũ cán bộ nông nghiệp của tỉnh, huyện, xã, các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ cơ sở sản xuất, các trang trại trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm giúp người sản xuất nông nghiệp tiếp cận kịp thời những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới để áp dụng vào sản xuất.
- Tổ chức tham quan, học tập, nghiên cứu mô hình về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước cho đội ngũ cán bộ nông nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân tiêu biểu của tỉnh.
3.7. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến thương mại
- Tuyên truyền, quán triệt, phổ biến chủ trương, quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp trong việc ứng dụng nghệ cao vào sản xuất, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và những mô hình điển hình trong nông nghiệp.
- Xây dựng chuyên mục với chủ đề “Tăng cường liên kết, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản trong và ngoài nước.
- Thúc đẩy hình thành các liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua ký kết hợp đồng; hình thành các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm liên kết,... với sự tham gia của người dân, doanh nghiệp.
- Xây dựng và phát triển thương hiệu, sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý đối với nông sản.
Tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao của trung ương, của tỉnh như:
- Triển khai chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Triển khai thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị Quyết số 21/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung; chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP của Chính phủ và hướng dẫn thực hiện theo Quyết định 813/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam.
- Rà soát các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách tín dụng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Chính sách hỗ trợ khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp tỉnh giai đoạn 2022-2026 và các chính sách hỗ trợ khác nhằm bổ sung, sửa đổi kịp thời các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho phù hợp khả thi, đảm bảo cho người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận chính sách, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát đối chiếu các cơ sở pháp luật hiện hành về các quy định trong việc phối hợp thực hiện các dự án đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 2678/QĐ-UBND ngày 25/09/2018 của UBND tỉnh
- Rà soát đối chiếu với các quy định hiện hành và tình hình thực tế hiện nay, làm rõ các nội dung không còn phù hợp, đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các nội dung quy định tại các Quyết định: số 165/QĐ-UBND ngày 22/01/2019; số 1844/QĐ-UBND ngày 08/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.9. Thu hút, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm để kêu gọi đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
- Thu hồi đất của Công ty cổ phần Cao su Bà Rịa để thực hiện kêu gọi đầu tư các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, tập trung 02 khu đất:
+ Khu đất 326 ha tại xã Xuân Sơn-huyện Châu Đức: tiếp tục tham mưu thống nhất phương án bồi thường hỗ trợ cho công ty Cổ phần Cao su Bà Rịa khi thực hiện thu hồi.
+ Khu đất 383,22 ha tại xã Quảng Thành - huyện Châu Đức: Lập các thủ tục liên quan đến công tác kiểm đếm, đo đạc, thu hồi và phương án bồi thường hỗ trợ.
- Lựa chọn nhà đầu tư có năng lực để đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các khu đất đã thu hồi.
- Thực hiện các thủ tục liên quan về đấu giá đất, giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, hướng dẫn quy định về môi trường tại các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao.
- Vận động các doanh nghiệp đăng ký công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi đáp ứng các điều kiện theo quy định; Tổ chức thẩm định công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện theo quy định.
IV. KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch bao gồm:
- Nguồn ngân sách nhà nước: Hỗ trợ theo các chính sách hiện hành của Trung ương, của tỉnh. Hàng năm, các đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
- Nguồn xã hội hóa hợp pháp theo quy định của pháp luật.
V. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch hành động của UBND tỉnh và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện, tổ chức sơ kết hằng năm, tổng kết kết quả thực hiện đến năm 2025 tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh theo quy định.
- Tổng hợp đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương theo quy định.
2. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu, trình UBND tỉnh phê duyệt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp theo quy định hiện hành; chuyển giao kết quả nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao cho các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp.
- Hỗ trợ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, đăng ký mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hướng dẫn thực hiện lập hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý) cho các sản phẩm nông sản đặc trưng.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan cân đối, phân bổ nguồn vốn đầu tư công thực hiện Kế hoạch theo từng năm.
- Tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo thẩm quyền.
4. Sở Tài chính
Hằng năm, căn cứ vào chế độ, chính sách hiện hành và khả năng cân đối ngân sách của tỉnh; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát các chương trình, dự án, mô hình được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch, tổng hợp dự toán trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện theo quy định về phân cấp ngân sách của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các trình tự, thủ tục về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp lâu dài và thế chấp vay vốn đầu tư, mở rộng sản xuất.
- Chủ trì, phối hợp với UBND huyện Châu Đức và các sở, ngành liên quan tham mưu phương án bồi thường hỗ trợ nhằm sớm thu hồi 02 khu đất của Công ty Cổ phần Cao su Bà Rịa tại xã Xuân Sơn và xã Quảng Thành; hướng dẫn UBND huyện Châu Đức tiếp nhận bàn giao 02 khu đất trên để thực hiện kêu gọi đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao.
6. Sở Xây dựng
Chủ trì, tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng của các dự án tại các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định hiện hành.
7. Sở Công thương
- Thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp kịp thời nắm bắt các chính sách thương mại, hàng rào kỹ thuật liên quan đến nông sản, thực phẩm của các quốc gia đối tác; hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.
- Ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia chuỗi cung ứng thương mại điện tử, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong nước cũng như xuất khẩu.
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa trên địa bàn.
- Tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết về đất đai, giải phóng mặt bằng kịp thời cho các dự án đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chủ động cân đối, bố trí ngân sách địa phương có chính sách bổ sung khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định.
9. Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng Kế hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hội nghị, hội thảo để đông đảo người dân biết và hưởng ứng thực hiện.
Yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ Kế hoạch hành động của UBND tỉnh để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh các khó khăn, vướng mắc, đề xuất (nếu có) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xử lý theo quy định. Hàng năm, chậm nhất ngày 05/11 báo cáo kết quả về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp báo cáo theo quy định./.
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN
KẾT LUẬN SỐ 1212-TB/TU NGÀY 16/8/2022 VÀ KẾT LUẬN SỐ 585-KL/TU NGÀY 19/7/2022 CỦA
TỈNH ỦY VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN SỐ 04-ĐA/TU NGÀY 28/7/2017 VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 600/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2023 của
UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Tt |
Nội dung |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện/hoàn thành |
1 |
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất nông nghiệp |
|
|
|
|
Thúc đẩy việc ứng dụng một số công nghệ cao vào sản xuất trong các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và chế biến bảo quản nông sản |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thực hiện thường xuyên giai đoạn 2023-2025 |
2 |
Quản lý phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao |
|
|
|
|
Thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh để tập trung chỉ đạo, xây dựng phương án, kế hoạch và lộ trình để thực hiện có hiệu quả Đề án 04 đến năm 2025. Trong đó. thành lập các tổ công tác tham mưu giúp việc cho Ban Chỉ đạo bao gồm: công tác quy hoạch, đất đai; trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản; tiêu thụ và chế biến. Mỗi tổ xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Hoàn thành Quý II/2023 |
3 |
Hình thành Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao |
|
|
|
|
Thu hút, kêu gọi đầu tư Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại khu đất xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức với diện tích 10 ha |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Hoàn thành năm 2025 (thực hiện sau khi hoàn thành thu hồi đất tại xã Xuân Sơn) |
4 |
Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới |
|
|
|
4.1 |
Hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn các xã nhằm đáp ứng các tiêu chí xã nông thôn mới |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành liên quan |
Thực hiện thường xuyên giai đoạn 2023-2025 |
4.2 |
Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng tập trung, quy mô lớn trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, phù hợp với điều kiện tự nhiên và lợi thế của từng vùng. |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành liên quan |
Hàng năm, dự kiến công nhận từ 01 đến 02 vùng. Hoàn thành công nhận 5 vùng vào năm 2025 |
4.3 |
Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng (đường, điện, nước...) tại các vùng quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các sở ngành liên quan |
Thực hiện thường xuyên 2023-2025 |
4.4 |
Vận động các tổ chức đầu mối liên kết sản xuất đăng ký công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi đáp ứng các tiêu chí theo quy định |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thực hiện thường xuyên 2023-2025 |
4.5 |
Khuyến khích các công ty cao su trên địa bàn tỉnh chuyển đổi các diện tích cao su kém hiệu quả sang phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thực hiện thường xuyên 2023-2025 |
4.6 |
Tổ chức thẩm định công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi đáp ứng các tiêu chí tại Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng chính phủ Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thực hiện thường xuyên 2023-2025 |
5 |
Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến nông sản |
|
|
|
5.1 |
Triển khai dự án cơ giới hóa nông nghiệp và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch trên địa bàn tỉnh. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các Sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thực hiện thường xuyên giai đoạn 2023-2025 |
5.2 |
Xây dựng Đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các Sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thực hiện thường xuyên giai đoạn 2023-2025 |
5.3 |
Tiếp tục triển khai Đề án áp dụng, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thực hiện thường xuyên giai đoạn 2023-2025 |
5.4 |
Triển khai các dự án hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các Sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thực hiện hàng năm |
6 |
Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao |
|
|
|
6.1 |
Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm giúp người sản xuất nông nghiệp tiếp cận kịp thời những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới để áp dụng vào sản xuất. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thực hiện thường xuyên giai đoạn 2023-2025 |
6.2 |
Tổ chức tham quan, học tập, nghiên cứu mô hình về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước cho đội ngũ cán bộ nông nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân tiêu biểu của tỉnh. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Hàng năm |
7 |
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến thương mại |
|
|
|
7.1 |
Tuyên truyền, quán triệt, phổ biến chủ trương, quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp trong việc ứng dụng nghệ cao vào sản xuất, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và những mô hình điển hình trong nông nghiệp. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thực hiện thường xuyên giai đoạn 2023-2025 |
7.2 |
Xây dựng chuyên mục với chủ đề “Tăng cường liên kết, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” |
Đài phát thanh và truyền hình tỉnh |
Các Sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Hàng năm |
7.3 |
Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản trong và ngoài nước. |
Sở Công thương |
Các Sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thực hiện thường xuyên giai đoạn 2023-2025 |
7.4 |
Thúc đẩy hình thành các liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua ký kết hợp đồng; hình thành các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm liên kết,... với sự tham gia của người dân, doanh nghiệp. |
Sở Công thương |
Các Sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Hàng năm |
7.5 |
Xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý đối với nông sản. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các Sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thực hiện thường xuyên giai đoạn 2023-2025 |
8 |
Xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách; rà soát các chính sách hỗ trợ hiện hành và các quy định liên quan đến việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao |
|
|
|
8.1 |
Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Triển khai thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị Quyết số 21/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thực hiện thường xuyên giai đoạn 2023-2025 |
8.2 |
Triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung; chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP của Chính phủ và hướng dẫn thực hiện theo Quyết định 813/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam. |
Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh |
Các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thực hiện thường xuyên giai đoạn 2023-2025 |
8.3 |
Rà soát các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách tín dụng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm đảm bảo tính khả thi trong việc tiếp cận của người dân, doanh nghiệp. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Hoàn thành năm 2023 |
8.4 |
Triển khai chính sách hỗ trợ khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp tỉnh giai đoạn 2022-2026. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Hoàn thành năm 2023 |
8.5 |
Rà soát đối chiếu các cơ sở pháp luật hiện hành về các quy định trong việc phối hợp thực hiện các dự án đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 2678/QĐ-UBND ngày 25/09/2018 của UBND tỉnh. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Hoàn thành Quý III/2023 |
8.6 |
Rà soát đối chiếu với các quy định hiện hành và tình hình thực tế hiện nay, làm rõ các nội dung không còn phù hợp, đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các nội dung quy định tại các Quyết định: số 165/QĐ-UBND ngày 22/01/2019; số 1844/QĐ-UBND ngày 08/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Hoàn thành Quý III/2023 |
8.7 |
Rà soát cơ sở pháp lý về đối tượng thu hồi đất theo Quyết định số 2239/QĐ-UBND ngày 29/8/2019 của UBND tỉnh để thực hiện các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại khu đất xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức và việc áp dụng các chính sách pháp luật để tính bồi thường, hỗ trợ cây cao su của Công ty Cổ phần Cao su Bà Rịa. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Hoàn thành Quý II/2023 |
9 |
Thu hút, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao |
|
|
|
9.1 |
Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm để kêu gọi đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở ngành liên quan |
Giai đoạn 2023-2025 |
9.2 |
Thu hồi đất của Công ty cổ phần Cao su Bà Rịa để thực hiện kêu gọi đầu tư các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao |
UBND huyện Châu Đức |
Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở ngành liên quan |
|
|
Khu đất 326 ha tại xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức |
|
|
|
|
Tham mưu UBND tỉnh thống nhất phương án bồi thường hỗ trợ cho công ty Cổ phần Cao su Bà Rịa khi thực hiện thu hồi. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành liên quan, UBND huyện Châu Đức |
Hoàn thành Quý II/2023 |
|
Thực hiện các thủ tục có liên quan để nhận bàn giao khu đất. |
UBND huyện Châu Đức |
Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở ngành liên quan |
Hoàn thành Quý II/2023 |
|
Khu đất 383,22 ha tại xã Quảng Thành, huyện Châu Đức |
|
|
|
|
Lập các thủ tục liên quan đến công tác kiểm đếm, đo đạc, lập phương án bồi thường hỗ trợ |
UBND huyện Châu Đức |
Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở ngành liên quan |
Hoàn thành Quý II/2023 |
|
Tham mưu UBND tỉnh Quyết định thu hồi khu đất, Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (Sau khi UBND huyện Châu Đức hoàn chỉnh hồ sơ và đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu trình UBND tỉnh Quyết định thu hồi khu đất và Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi khu đất) |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các sở ngành liên quan, UBND huyện Châu Đức |
Hoàn thành: 03 ngày làm việc sau khi Sở TNMT nhận đủ hồ sơ đề nghị của UBND huyện Châu Đức |
9.3 |
Lựa chọn nhà đầu tư có năng lực để đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các khu đất đã thu hồi. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các Sở ngành có liên quan, UBND huyện Châu Đức |
Giai đoạn 2023-2025 |
9.4 |
Thực hiện các thủ tục liên quan về đấu giá đất, giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, hướng dẫn quy định về môi trường tại các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thực hiện thường xuyên 2023-2025 |
9.5 |
Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các Sở ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thực hiện thường xuyên 2023-2025 |
9.6 |
Vận động các doanh nghiệp đăng ký công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi đáp ứng các điều kiện theo quy định; Tổ chức thẩm định công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện theo quy định. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các Sở ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thực hiện thường xuyên 2023-2025 |
QUY HOẠCH CÁC VÙNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ CAO GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 600/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2023 của
UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)
Tt |
Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao |
Địa điểm |
Quy mô |
Dự kiến thời gian công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao |
I |
|
Huyện Châu Đức |
|
|
1 |
Vùng sản xuất trồng trọt |
|
|
|
|
Vùng sản xuất hồ tiêu |
Xã Kim Long, Xà Bang, Nghĩa Thành, Quảng Thành, Bàu Chinh, Láng Lớn, Bình Giã, Bình Trung,... |
1500 ha |
2023 |
|
Vùng sản xuất cacao xen cây ăn quả (sầu riêng, chuối, mít, bơ, …) |
Xã Kim Long, Xà Bang, Nghĩa Thành, Quảng Thành, Bàu Chinh, Láng Lớn, Bình Giã, Bình Trung,... |
1000 ha |
|
2 |
Vùng chăn nuôi |
|
|
|
|
Vùng chăn nuôi heo |
Xã Suối Rao, Xuân Sơn |
50000 con/năm |
2024 |
|
Vùng chăn nuôi gà |
Xã Suối Rao, Đá Bạc |
500000 con/lứa |
|
II |
|
Huyện Xuyên Mộc |
|
|
1 |
Vùng sản xuất trồng trọt |
|
|
|
|
Vùng sản xuất hồ tiêu |
Xã Hòa Hiệp, Hòa Hội, Hòa Bình, Hòa Hưng, Bàu Lâm, Xuyên Mộc |
1.240 ha |
2022 |
|
Vùng sản xuất nhãn |
Xã Bình Châu, Hòa Hiệp, Hòa Hội, Xuyên Mộc, Phước Tân, Bông Trang |
660 ha |
|
|
Vùng sản xuất Thanh Long |
Xã Bưng Riềng, Bông Trang |
390 ha |
|
|
Vùng sản xuất chuối |
Xã Tân Lâm |
300 ha |
|
|
Vùng sản xuất lúa chất lượng cao |
Xã Phước Thuận |
600 ha |
|
|
Vùng sản xuất cây dược liệu |
Xã Hòa Hiệp |
70 ha |
|
2 |
Vùng chăn nuôi |
|
|
|
|
Vùng chăn nuôi heo |
Xã Bưng Riềng, Hòa Hiệp, Hòa Hội, Xuyên Mộc, Phước Tân, Tân Lâm, Hòa Bình, Bông Trang |
110.900 con/năm |
|
|
Vùng chăn nuôi gia cầm |
Xã Bưng Riềng, Hòa Hội, Xuyên Mộc, Phước Tân, Bông Trang, Phước Thuận |
800.000 con/lứa |
|
III |
|
Thị xã Phú Mỹ |
|
|
1 |
Vùng sản xuất trồng trọt |
|
|
|
|
Vùng sản xuất rau |
Xã Châu Pha, Tân Hải, |
400 ha |
|
|
Vùng sản xuất cây ăn quả |
Xã Hắc Dịch, Sông Xoài |
500 ha |
2025 |
2 |
Vùng chăn nuôi |
|
|
|
|
Vùng chăn nuôi heo |
|
|
|
IV |
|
Huyện Đất Đỏ |
|
|
1 |
Vùng sản xuất trồng trọt |
|
|
|
|
Vùng sản xuất rau |
Xã Long Mỹ, Phước Long Thọ, Long Tân, Phước Hội, Láng Dài và thị trấn Đất Đỏ. |
50 ha |
|
|
Vùng sản xuất cây ăn quả |
Xã Láng Dài, Lộc An, Long Mỹ, Phước Hội, Long Tân, Phước Long Thọ, thị trấn Đất Đỏ |
200 ha |
|
2 |
Vùng chăn nuôi |
|
|
|
|
Vùng chăn nuôi heo |
Xã Phước Hội |
40000 con/năm |
|
|
Vùng chăn nuôi gà |
Xã Phước Hội |
150.000 con/lứa |
|
3 |
Vùng nuôi trồng thủy sản |
|
|
|
|
Vùng nuôi tôm |
Xã Lộc An |
382 ha |
|
4 |
Vùng NNUDCNC xã Phước Hội |
Xã Phước Hội |
252 ha |
|