Quyết định 597/QĐ-UBND về Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2021 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
Số hiệu | 597/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 16/03/2021 |
Ngày có hiệu lực | 16/03/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Long |
Người ký | Lê Quang Trung |
Lĩnh vực | Đầu tư |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 597/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 16 tháng 3 năm 2021 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2021
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg, ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư;
Căn cứ Công văn số 4936/BKHĐT-ĐTNN, ngày 31/7/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xây dựng chương trình Xúc tiến Đầu tư năm 2021 và Công văn số 545/BKHĐT-ĐTNN, ngày 01/02/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chương trình XTĐT năm 2021 tỉnh Vĩnh Long;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 387/TTr-SKHĐT-XTĐT, ngày 05/3/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2021.
1. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Đôn đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2021.
- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chương trình Xúc tiến đầu tư về Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Kinh phí Xúc tiến Đầu tư năm 2021 sử dụng từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn xã hội hóa. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng kinh phí theo chương trình Xúc tiến đầu tư được duyệt và theo quy định của Nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2021 CỦA TỈNH VĨNH LONG
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
1. Kết quả xúc tiến và mời gọi đầu tư
Vĩnh Long triển khai và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 trong bối cảnh vô cùng khó khăn. Tác động kép của hạn mặn và dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống, kinh tế của người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp và người dân nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản ổn định. Thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, các Sở, Ban, Ngành tỉnh và địa phương đã tiếp xúc và làm việc với 43 lượt nhà đầu tư đến tìm hiểu về môi trường đầu tư của tỉnh, trong đó có 09 lượt nhà đầu tư nước ngoài gồm: Hàn Quốc (03); Mỹ (01); Trung Quốc (01); Na Uy (01); Nhật Bản (01), Hồng Kông (01), Thái Lan (01).
Sau khi đàm phán, đã cấp quyết định chủ trương/GCNĐT cho 26 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 4.349,36 tỷ đồng và 104,42 triệu USD (trong đó có 06 dự án FDI).
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 597/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 16 tháng 3 năm 2021 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2021
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg, ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư;
Căn cứ Công văn số 4936/BKHĐT-ĐTNN, ngày 31/7/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xây dựng chương trình Xúc tiến Đầu tư năm 2021 và Công văn số 545/BKHĐT-ĐTNN, ngày 01/02/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chương trình XTĐT năm 2021 tỉnh Vĩnh Long;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 387/TTr-SKHĐT-XTĐT, ngày 05/3/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2021.
1. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Đôn đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2021.
- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chương trình Xúc tiến đầu tư về Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Kinh phí Xúc tiến Đầu tư năm 2021 sử dụng từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn xã hội hóa. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng kinh phí theo chương trình Xúc tiến đầu tư được duyệt và theo quy định của Nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2021 CỦA TỈNH VĨNH LONG
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
1. Kết quả xúc tiến và mời gọi đầu tư
Vĩnh Long triển khai và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 trong bối cảnh vô cùng khó khăn. Tác động kép của hạn mặn và dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống, kinh tế của người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp và người dân nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản ổn định. Thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, các Sở, Ban, Ngành tỉnh và địa phương đã tiếp xúc và làm việc với 43 lượt nhà đầu tư đến tìm hiểu về môi trường đầu tư của tỉnh, trong đó có 09 lượt nhà đầu tư nước ngoài gồm: Hàn Quốc (03); Mỹ (01); Trung Quốc (01); Na Uy (01); Nhật Bản (01), Hồng Kông (01), Thái Lan (01).
Sau khi đàm phán, đã cấp quyết định chủ trương/GCNĐT cho 26 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 4.349,36 tỷ đồng và 104,42 triệu USD (trong đó có 06 dự án FDI).
2. Tình hình phát triển doanh nghiệp trong tỉnh
Tình hình phát triển doanh nghiệp trong năm 2020 (tính đến ngày 15/12/2020) của tỉnh như sau:
- Có 370 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 7,87% so với năm 2019; tổng số vốn đăng ký đạt 2.337 tỷ đồng. Số vốn bình quân một doanh nghiệp đăng ký 11 thành lập mới đạt 6,3 tỷ đồng/doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cấp giấy phép hoạt động cho 114 chi nhánh và văn phòng đại diện, 208 địa điểm kinh doanh.
- Có 122 doanh nghiệp gặp khó khăn trong tìm kiếm thị trường, sản xuất kinh doanh không hiệu quả nên buộc phải tạm ngừng hoạt động; trong đó nhiều nhất là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tư nhân với 58/122 doanh nghiệp, kế đến là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên với 36/122 doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp tư nhân là 24/122 doanh nghiệp.
- Có 170 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả giải thể tự nguyện và giải thể do rà soát theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Trong đó có 83 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tư nhân (chiếm 48,82%); 54 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 31,76%); 28 công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (chiếm 16,47%) và 05 công ty cổ phần tư nhân.
Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp tục được quan tâm duy trì và kéo giảm, theo đó khuyến khích doanh nghiệp đăng ký kinh doanh qua mạng nhằm giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí và thuận lợi hơn trong bước khởi đầu hoạt động. Tính đến nay đã có 1.423 doanh nghiệp thực hiện đăng ký kinh doanh qua mạng, trong đó doanh nghiệp thành lập mới đăng ký qua mạng là 231/370 doanh nghiệp (chiếm 62,4%).
3. Các hoạt động Xúc tiến Đầu tư nổi bật đã thực hiện theo kế hoạch trong năm 2020
- Tham dự:
+ Tọa đàm “Gặp gỡ Ấn Độ” tại Hà Nội do Cục Ngoại Vụ - Bộ Ngoại Giao tổ chức vào ngày 09/01/2020;
+ Hội nghị Xúc tiến Đầu tư tỉnh Trà Vinh, tổ chức vào ngày 15/01/2020;
+ Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” tại Hà Nội do Bộ Ngoại Giao tổ chức vào ngày 30/6/2020;
+ Tọa đàm giữa đoàn Đại sứ, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2020 - 2023 với lãnh đạo các địa phương khu vực phía Nam do Bộ Ngoại giao tổ chức vào ngày 24/9/2020;
+ Hội nghị Gặp gỡ Nhật Bản tại Hà Nội do Bộ Ngoại giao tổ chức;
+ Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Việt Nam - Đài Loan tại Thành phố Hồ Chí Minh do Trung tâm xúc tiến Đầu tư phía Nam tổ chức.
- Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tỉnh tạm ngưng tổ chức Tọa đàm trao đổi song phương về Hợp tác phát triển kinh tế với tỉnh Tochigi và tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản theo kế hoạch đã đề ra.
II. Những hạn chế, bất cập của tỉnh trong thu hút đầu tư
Thu hút đầu tư còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng; đầu tư nước ngoài đạt khá nhưng đầu tư do nhà nước quản lý và vốn đầu tư ngoài nhà nước chưa đạt; số lượng dự án còn ít, chưa vận động, thu hút được nhiều nhà đầu tư có uy tín, kinh nghiệm đầu tư các dự án có quy mô lớn, có tác động lan tỏa và định hướng đến các ngành nghề, lĩnh vực khác. Một số chỉ tiêu của Chương trình khá cao, trong khi khả năng huy động, thu hút vốn đầu tư còn hạn chế nên quá trình triển khai thực hiện gặp không ít khó khăn, không đạt so kế hoạch.
Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, thủy sản ít, quy mô vốn đăng ký đầu tư hạn chế; thiếu những dự án đầu tư quy mô lớn, mang tính động lực thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Phát triển thương mại dịch vụ, du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, du lịch chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thiếu cơ sở dịch vụ có chất lượng cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là hạ tầng kỹ thuật đô thị, giao thông và hạ tầng kỹ thuật khu vực nông thôn.
Công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch còn nhiều bất cập, quy hoạch thiếu đồng bộ, tính dự báo chưa cao, chưa gắn với nguồn lực; nhiều quy hoạch phải điều chỉnh, bổ sung sau thời gian ngắn được phê duyệt. Thực thi chủ trương của lãnh đạo tỉnh trong thực hiện các quy định của Nhà nước, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp ở một số ngành và địa phương còn chậm, đôi lúc chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thu cân đối ngân sách ở tỉnh thấp, nhiều năm bị hụt thu, phải thực hiện nhiều giải pháp để bù đắp, trong đó có giảm chi đầu tư phát triển. Thu hút vốn trong dân, của kiều bào, doanh nghiệp ngoài tỉnh; vốn từ các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài (NGO), vốn vay ưu đãi (ODA) còn ít, chủ yếu trên các lĩnh vực hạ tầng giao thông, đô thị, y tế. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công thấp, các dự án của các nhà đầu tư chậm phát huy hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực đầu tư.
Tiến độ giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng các khu, cụm, tuyến công nghiệp chậm, kéo dài gây dư luận không tốt, ảnh hưởng tới môi trường đầu tư của tỉnh; công tác kiểm tra, theo dõi tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư chưa thường xuyên, chưa sâu sát dẫn tới tiến độ một số dự án chậm.
Cải cách thủ tục thủ hành chính tuy có những bước chuyển biến tích cực nhưng đôi lúc vẫn còn chậm. Việc phối hợp giữa các ngành, địa phương trong thực hiện các thủ tục đầu tư chưa nhịp nhàng, thống nhất. Công khai minh bạch tài liệu, thông tin, các văn bản tài liệu quy hoạch, kế hoạch, tài liệu pháp lý liên quan đến thu hút mời gọi đầu tư vẫn còn hạn chế.
Năng lực, khả năng tài chính của nhà đầu tư còn nhiều khó khăn dẫn đến một số dự án triển khai chậm hoặc kém hiệu quả phải thu hồi. Chất lượng nguồn lao động, nhân lực quản lý, ý thức tác phong công nghiệp của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.
- Điểm xuất phát kinh tế của tỉnh thấp, nhu cầu đầu tư lớn, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách hạn chế, vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư công theo kế hoạch, nhất là các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật quy mô lớn ảnh hưởng đến thu hút đầu tư.
- Đất đai Vĩnh Long khá hạn hẹp, chuẩn bị mặt bằng cho nhà đầu tư thực hiện dự án gặp nhiều trở ngại. Khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất, nhất là đất trồng lúa, vướng các cơ chế, chính sách liên quan nên khó đáp ứng nhu cầu cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, quỹ đất công của địa phương còn hạn chế, chưa tạo được quỹ đất sạch để mời gọi đầu tư, trong khi các nhà đầu tư ngán ngại thực hiện thủ tục liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
- Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước chậm ban hành, chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu ổn định phần nào ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Tiếp cận các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa đủ mạnh để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư.
- Vốn đăng ký của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) vào tỉnh còn thấp, vốn triển khai thực hiện còn chậm. Một số dự án FDI vẫn chủ yếu là lắp ráp, gia công, tỷ lệ nội địa hóa thấp, giá trị gia tăng tạo ra chưa cao, chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong tỉnh để cùng tham gia chuỗi giá trị, cũng như chưa thúc đẩy được ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển.
- Công tác điều hành hoạt động thu hút đầu tư chưa linh hoạt, chưa theo kịp với diễn biến tình hình đầu tư trong nước và thế giới. Xu hướng giảm vốn đầu tư của khu vực nhà nước nhưng tỉnh chưa có những chính sách đột phá để thu hút làn sóng đầu tư của doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.
- Môi trường đầu tư kinh doanh vẫn chưa thực sự cạnh tranh, chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư quy mô lớn, nhất là vấn đề đất sạch; chính sách ưu đãi của Trung ương chưa hợp lý giữa các tỉnh trong khu vực. Hỗ trợ cho nhà đầu tư sau cấp chủ trương đầu tư, Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư chưa thường xuyên, phối hợp giữa các cơ quan trong việc xử lý hồ sơ và giải quyết các vướng mắc cho nhà đầu tư còn hạn chế.
- Công tác tuyên truyền vận động, giải thích, hướng dẫn các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về huy động mọi nguồn lực để tập trung cho thu hút đầu tư và đầu tư phát triển chưa thường xuyên và liên tục nên hiệu quả chưa cao. Chưa chủ động giải quyết khó khăn, bức xúc, kịp thời, dẫn đến tình hình phức tạp, khiếu kiện đông người kéo dài ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
- Quỹ đất sạch của tỉnh không nhiều, việc tìm địa điểm thích hợp, ít tốn chi phí cho các dự án ngoài khu công nghiệp rất khó khăn. Bên cạnh đó, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân trong vùng thực hiện dự án chưa đạt được sự đồng thuận, dẫn đến việc chậm giao đất cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, gây tâm lý lo ngại cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
- Chưa thực hiện tốt việc xác định năng lực, khả năng tài chính của nhà đầu tư dẫn đến một số dự án triển khai chậm hoặc kém hiệu quả. Các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực yêu cầu trình độ lao động cao trong khi trình độ của người lao động ở tỉnh chưa đáp ứng được; khả năng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao ở tỉnh còn hạn chế, tạo ra thách thức lớn trong thu hút đầu tư giai đoạn tới. Các chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh đã phát huy hiệu quả nhưng phối hợp thực thi còn chậm, kéo dài thời gian.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2021
I. Quan điểm, định hướng, mục tiêu
- Tạo đột phá chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn; phát triển mạnh công nghiệp, tạo động lực tăng trưởng kinh tế, nhất là công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp; phát huy lợi thế so sánh để phát triển du lịch.
- Phát huy nội lực, thu hút nguồn lực trong nước và quốc tế để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ gắn phát triển nông nghiệp và du lịch trong quan hệ tổng thể với các tỉnh trong Đồng bằng sông Cửu Long và tiểu vùng MêKông mở rộng, phát triển các đô thị thành trung tâm làm hạt nhân thúc đẩy phát triển các tiểu vùng trong tỉnh.
- Chú trọng phát triển nhân lực chất lượng cao; nâng cao tay nghề, kỹ năng làm việc cho người lao động; đào tạo chuyên gia về công nghệ, doanh nhân; tạo lập môi trường để thu hút nhân lực chất lượng cao về địa phương làm việc.
- Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với thích ứng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phù hợp với từng ngành, lĩnh vực đảm bảo tính đa mục tiêu, hiệu quả và phát triển bền vững. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính của tỉnh; tăng cường nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư, nhất là trong bối cảnh xu hướng tái cơ cấu đầu tư, tái định vị chuỗi sản xuất trên thế giới đang diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ nhằm nắm bắt thời cơ và cơ hội thu hút đầu tư.
2. Định hướng xây dựng Chương trình Xúc tiến Đầu tư năm 2021
2.1. Định hướng chung
- Tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển; đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư vào đô thị, thương mại, nông nghiệp chất lượng cao, công nghiệp chế biến và dịch vụ du lịch.
- Rà soát, đánh giá tiềm năng, lợi thế của từng khu vực trong tỉnh (lợi thế tự nhiên, môi trường, khí hậu,...); điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch khu, cụm công nghiệp, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật...đáp ứng nhu cầu phát triển; thực hiện có hiệu quả đề án cơ cấu lại nền kinh tế. Chủ động nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án để mời gọi đầu tư.
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư; nghiên cứu, bổ sung, hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phù hợp, chính sách khuyến khích thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; tạo quỹ đất sạch để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là nâng cấp hạ tầng các đô thị, khu, cụm công nghiệp, hạ tầng du lịch, công nghệ thông tin; khuyến khích xã hội hóa đầu tư lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa xã hội, dạy nghề, các lĩnh vực dịch vụ đô thị, môi trường,…
- Xây dựng kế hoạch, chủ động mời gọi, thu hút nhà đầu tư có tiềm lực vào các lĩnh vực, dự án trọng điểm; đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư.
- Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong thu hút đầu tư theo hướng chọn lọc các dự án lớn, dự án có tác động đột phá, lan tỏa, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, nhất là các dự án phát triển công nghiệp trên nền tảng nông nghiệp, công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp; công nghệ chế biến nông, thủy sản; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hiện đại; du lịch gắn với nông nghiệp.
- Rà soát, ban hành danh mục các dự án mời gọi đầu tư phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển của tỉnh với xu hướng đầu tư mới có tính khả thi cao, nhất là các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm khai thác thế mạnh từ nguồn tài nguyên, phù hợp với từng đối tượng nhà đầu tư; khuyến khích, tạo điều kiện và tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
- Tháo gỡ khó khăn; đôn đốc, hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển triển khai các dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; khuyến khích, tạo điều kiện cho các dự án kinh doanh có hiệu quả mở rộng quy mô đầu tư; kiên quyết xử lý đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp vi phạm các quy định về đầu tư, đất đai, xây dựng theo quy định.
- Chú trọng phát triển nhân lực chất lượng cao; nâng cao tay nghề, kỹ năng làm việc cho người lao động; đào tạo chuyên gia về công nghệ, doanh nhân; tạo lập môi trường thuận lợi để thu hút nhân lực chất lượng cao về địa phương làm việc.
- Tăng cường sự lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ngành, địa phương để tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong đầu tư xây dựng, nhất là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư; thủ tục về đất đai, cấp phép xây dựng.
2.2. Định hướng xây dựng Xúc tiến Đầu tư theo lĩnh vực
Tiếp tục mời gọi đầu tư các dự án trong danh mục được tỉnh phê duyệt, tập trung mời gọi đầu tư một số dự án trọng điểm:
a) Lĩnh vực công nghiệp
- Đầu tư dự án Khu Công nghiệp Bình Tân tại xã Thành Lợi và thị trấn Tân Quới, huyện Bình Tân với diện tích 400ha; ước tổng mức đầu tư khoảng 2.900 tỷ đồng tương đương 124,6 triệu USD.
- Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp thành phố Vĩnh Long tại phường Tân Hội, thành phố Vĩnh Long với diện tích 50ha; ước tổng mức đầu tư khoảng 325 tỷ đồng tương đương 14 triệu USD.
b) Lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn
- Dự án khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại ấp Tân Nhơn, phường Tân Hòa; ấp Vĩnh Bình, phường Tân Ngãi, thành phố Vĩnh Long với diện tích 50 - 100ha; ước tổng vốn đầu tư khoảng 250 tỷ đồng tương đương 10,7 triệu USD.
- Dự án Đầu tư sản xuất, chế biến nông sản tại phường Đông Thuận, thị xã Bình Minh với diện tích 10,6ha; ước tổng mức đầu tư khoảng 400 tỷ đồng tương đương 17,2 triệu USD.
c) Lĩnh vực văn hóa - du lịch
- Dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Cồn Giông tại phường Tân Hội, thành phố Vĩnh Long với diện tích 57ha; ước tổng vốn đầu tư khoảng 700 tỷ đồng tương đương 30 triệu USD.
- Dự án di sản đương đại Mang Thít tại các xã: Mỹ An, Mỹ Phước, Nhơn Phú, Hòa Tịnh thuộc huyện Mang Thít với diện tích 3.000ha; ước tổng vốn đầu tư khoảng 3.450 tỷ đồng tương đương 148,3 triệu USD.
d) Lĩnh vực đô thị - nhà ở
- Dự án Khu Đô thị trung tâm hành chính tỉnh Vĩnh Long tại phường 9 và phường Trường An, thành phố Vĩnh Long với diện tích 300ha; ước tổng vốn đầu tư khoảng 7.500 tỷ đồng tương đương 322,3 triệu USD.
- Dự án khu đô thị mới Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh tại xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh với diện tích 500ha; ước tổng vốn đầu tư khoảng 8.053 tỷ đồng tương đương 346 triệu USD.
e) Lĩnh vực thương mại - dịch vụ
- Dự án Trung tâm Thương mại - Dịch vụ TP. Vĩnh Long tại phường 1, thành phố Vĩnh Long với diện tích 7.711,2 m2; ước tổng mức đầu tư khoảng 100 tỷ đồng tương đương 4,3 triệu USD.
- Dự án chỉnh trang Đô thị Tân Quới, huyện Bình Tân tại thị trấn Tân Quới, huyện Bình Tân với diện tích 11,5ha; ước tổng mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng tương đương 30 triệu USD.
2.3. Định hướng Xúc tiến Đầu tư theo đối tác
2.3.1. Nguyên tắc lựa chọn đối tác đầu tư
- Đối tác phải có chiến lược, định hướng mở rộng thị trường đầu tư vào tỉnh Vĩnh Long, đặc biệt đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo thêm giá trị gia tăng, tận dụng lợi thế và tiềm năng của tỉnh.
- Các nhà đầu tư lớn đã khẳng định thương hiệu, các dự án sản xuất, kinh doanh có quy mô lớn, các dự án phát triển hạ tầng, phát triển đô thị, làm hạt nhân lan tỏa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Dự án đi vào hoạt động ít gây ô nhiễm môi trường.
2.3.2. Đối tác lựa chọn để Xúc tiến Đầu tư
Trên cơ sở các nguyên tắc lựa chọn đối tác Xúc tiến Đầu tư. Chương trình Xúc tiến Đầu tư năm 2021 của tỉnh Vĩnh Long chú trọng mời gọi đầu tư tập trung vào một số đối tác như:
a) Hàn Quốc
- Tính đến 20/12/2020, Hàn Quốc có gần 9.000 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt khoảng 70,65 tỷ USD, xếp thứ nhất trong số quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. FDI Hàn Quốc tăng mạnh trong giai đoạn 2014 - 2019, duy trì ở mức cao và ổn định 7 - 10 tỷ USD/năm.
- Về ngành nghề đầu tư, FDI của Hàn Quốc tập trung vào nhóm lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Các tập đoàn lớn như Samsung, LG, Hyosung... là những nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo của Hàn Quốc tại Việt Nam. Nhóm ngành này chiếm tới 81,34% tổng vốn FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 đến nay, cao nhất trong số các đối tác FDI lớn tại Việt Nam. Nhóm ngành lớn thứ hai của FDI Hàn Quốc vào Việt Nam là các hoạt động kinh doanh bất động sản với 7,55%.
- Xu hướng đầu tư thời gian tới: các dự án vào lĩnh vực phi sản xuất như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hạ tầng, năng lượng, y tế, M&A, giáo dục, công nghệ thông tin, bất động sản, dịch vụ lưu trú, ăn uống,... sẽ là xu thế đầu tư mới của doanh nghiệp Hàn Quốc trong thời gian tới. Với các Hiệp định FTD thế hệ mới như CPTPP và EVFTA, doanh nghiệp Hàn Quốc cũng sẽ mở rộng đầu tư, khép kín chuỗi giá trị trong các lĩnh vực dệt may, túi xách, hàng tiêu dùng nhằm tận dụng các ưu đãi về thuế quan trên cơ sở đáp ứng các điều kiện về quy tắc xuất xứ. Về trung và dài hạn, công nghiệp bán dẫn, pin xe điện và đóng tàu là những lĩnh vực tiềm năng có thể thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn từ Hàn Quốc nếu Chính phủ xây dựng và triển khai hiệu quả chính sách phát triển kinh tế ngành và thị trường trong nước đạt quy mô lớn.
- Tại tỉnh Vĩnh Long, Hàn Quốc hiện có 18 dự án đầu tư đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả với tổng vốn đăng ký 89,729 triệu USD. Đây sẽ là kênh thông tin giúp các nhà đầu tư Hàn Quốc nắm bắt các thông tin về môi trường đầu tư tại tỉnh Vĩnh Long.
b) Nhật Bản
- Tính đến ngày 20/12/2020, Nhật Bản có 4.632 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 60,26 tỷ USD, xếp thứ 2 trong số quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam (sau Hàn Quốc). Giai đoạn 2011 đến nay, mặc dù lượng vốn đầu tư có thấp hơn trước, nhưng vẫn là nước có tỷ trọng đầu tư cao với 30,48 tỷ USD. Quy mô vốn đầu tư bình quân theo năm trong 10 năm gần đây của Nhật Bản vẫn ở mức cao nhất, đạt trung bình khoảng 4 tỷ USD/năm.
- FDI vào Việt Nam theo các nhóm ngành của Nhật Bản có điểm nổi bật nhất là sự vượt trội của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm tới 66,1% tính trung bình trong suốt những năm vừa qua. Tiếp đến là nhóm ngành về hoạt động kinh doanh bất động sản và nhóm ngành “Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa”.
- Các xu hướng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam theo ngành/lĩnh vực:
+ Theo ngân hàng JBIC năm 2019 và xét về triển vọng đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản trong 10 năm tới, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 trên thế giới với 34,8%. Triển vọng này thậm chí còn lớn hơn trong bối cảnh hiện nay khi Nhật Bản có xu hướng chuyển dịch đầu tư khỏi Trung Quốc.
+ Cơ cấu ngành đầu tư hiện nay của FDI Nhật Bản đa dạng hơn không chỉ tập trung trong lĩnh vực chế biến chế tạo như thời kỳ đầu. Trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Nhật Bản vẫn sẽ được chú trọng đầu tư tại Việt Nam.
- Hiện Vĩnh Long có 08 dự án của đối tác Nhật Bản thực hiện đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư 102,53 triệu USD. Đây sẽ là kênh thông tin, quan trọng giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản nắm bắt được các thông tin cụ thể về môi trường đầu tư tại Vĩnh Long.
c) Đài Loan
- Đài Loan luôn thuộc nhóm dẫn đầu các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2020, Đài Loan xếp thứ 4 với số vốn đầu tư lũy kế khoảng 33,71 tỷ USD với 2.792 dự án còn hiệu lực. Phần lớn vốn đầu tư từ Đài Loan (88%) là vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Xây dựng và kinh doanh bất động sản là hai ngành nhận được sự quan tâm thứ hai của các nhà đầu tư đến từ Đài Loan, tuy nhiên, tỷ lệ vốn đầu tư của hai ngành này cũng rất khiêm tốn đạt tương ứng 6% và 3%.
- Xu hướng đầu tư trong thời gian tới: Đài Loan tiếp tục duy trì là nhà đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam. Ngoài đầu tư trực tiếp, doanh nghiệp Đài Loan còn sử dụng pháp nhân thứ 3 để đăng ký đầu tư. Lĩnh vực đầu tư trong thời gian tới sẽ tập trung nhiều hơn trong lĩnh vực điện tử, công nghệ...đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam thời gian tới có thể sẽ tăng do các quan hệ của Đài Loan với Trung Quốc đại lục nhiều doanh nghiệp sẽ rút khỏi Trung Quốc để quay về nước ngoài hoặc đầu tư sang nước thứ ba, cùng với đó là chính sách khuyến khích đầu tư hướng nam của Đài Loan.
- Tại Vĩnh Long, Đài Loan hiện có 11 dự án đã đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 239,28 triệu USD. Đây sẽ là kênh thông tin giúp các nhà đầu tư Đài Loan nắm bắt các thông tin về môi trường đầu tư tại tỉnh Vĩnh Long.
d) Singapore
- Singapore là quốc gia Đông Nam Á có đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2020, Singapore có 2.629 dự án đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư lên tới 56,55 tỷ USD, đưa Singapore trở thành nhà đầu tư FDI lớn thứ ba (sau Hàn Quốc và Nhật Bản). Trong hơn 3 thập kỷ qua, đầu tư của Singapore tăng đều qua các giai đoạn cả về tiêu chí vốn đầu tư, số dự án và quy mô vốn đầu tư bình quân hàng năm.
- Các dự án đầu tư của Singapore ngay từ đầu được tập trung chủ yếu ở hai ngành công nghiệp chế biến chế tạo và kinh doanh bất động sản, tương ứng chiếm 40% và 27% tổng đầu tư lũy kế đến nay. Ngành sản xuất phân phối điện, khí, nước, điều hòa thu hút mạnh đầu tư, đặc biệt trong những năm gần đây, đưa lũy kế đầu tư lên gần 13%.
- Xu hướng đầu tư của Singapore trong thời gian tới: chủ yếu tập trung vào các dự án hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng thương mại, bất động sản, logistics, cảng biển, năng lượng, giáo dục...
e) EU
- Tính đến ngày 20/12/2020, đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam khoảng 2.500 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 25,5 tỷ USD. Số lượng dự án đầu tư vào Việt Nam cũng đã tăng lên liên tục với số lượng dự án giai đoạn từ 2011 đến nay gần gấp đôi so với giai đoạn 2001 - 2010.
- Về ngành nghề đầu tư, FDI của EU vào Việt Nam khá đa dạng với nhóm ngành “công nghiệp chế biến, chế tạo” vẫn là nhóm ngành luôn đứng đầu trong 19 nhóm ngành đầu tư (chiếm 51,22% tổng vốn đầu tư, tương ứng 4,45 tỷ USD, trong 10 năm gần đây). Tiếp theo sau là hai nhóm ngành “hoạt động kinh doanh bất động sản” và “bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy” với tương ứng 12,96% và 9,79% tổng vốn đầu tư của EU ở giai đoạn này.
- Các xu hướng đầu tư của EU vào Việt Nam theo ngành/lĩnh vực và theo vùng kinh tế xã hội:
+ Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA chặt chẽ hơn sẽ thúc đẩy nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào sản xuất hàng hóa tại Việt Nam để tận dụng lợi thế về tiếp cận thị trường EU của Việt Nam.
+ Cơ cấu đầu tư theo ngành hay lĩnh vực cũng có thể thay đổi. Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực thực thi có thể tác động thúc đẩy vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ do mức độ tự do hóa các ngành dịch vụ của Việt Nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU tăng lên.
+ FDI của EU hiện nay đang tập trung ở vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, với việc thu hút FDI bổ sung ở nhiều lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, chế biến nông lâm sản, dịch vụ môi trường... các vùng kinh tế - xã hội khác cũng có cơ hội thu hút nguồn lực đầu tư từ EU.
- Trong nền kinh tế của liên minh Châu Âu, vương quốc Hà Lan là một quốc gia phát triển lâu đời và có một vị trí quan trọng, với các ngành kinh tế mũi nhọn: dịch vụ; công nghiệp và nông nghiệp.
- Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lũy kế đến ngày 20/12/2020, tổng số dự án còn hiệu lực của Hà Lan là 374 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 10,42 tỷ USD, xếp thứ 10/137 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Hà lan là nhà đầu tư Châu Âu lớn nhất tại Việt Nam.
- Tại Vĩnh Long hiện có Công ty TNHH DeHeus (Hà Lan) đã đầu tư vào tỉnh với 04 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 81,04 triệu USD về lĩnh vực chế biến thức ăn gia súc, thủy sản và trại thực nghiệm thủy sản. Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Long cũng đã ký kết Thỏa thuận hợp tác với tỉnh Gelderland thuộc Vương quốc Hà Lan trong các lĩnh vực nông nghiệp, dinh dưỡng vật nuôi, sản xuất thực phẩm và an toàn thực phẩm.
- Đồng thời, tỉnh thường xuyên trao đổi thông tin với các tổ chức, cơ quan, các hiệp hội nước ngoài như: JICA, JETRO, KOTRA, EUROCHAM, AMCHAM, AEC... thông qua đó, kết nối quảng bá về tiềm năng của địa phương tới cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài.
- Giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về tiềm năng, lợi thế của tỉnh Vĩnh Long; tạo điều kiện để các nhà đầu tư tiếp cận các dự án trọng điểm, tìm hiểu các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư...tiếp tục mời gọi đầu tư các dự án trọng điểm trên các lĩnh vực: đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng các Khu, Cụm công nghiệp; nông nghiệp - nông thôn; văn hóa - du lịch; đô thị - nhà ở; thương mại - dịch vụ...
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững; ứng dụng công nghệ cao để tăng nhanh giá trị và lợi nhuận trên đơn vị diện tích; ứng phó tốt với biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
- Tăng cường xúc tiến đầu tư tại chỗ; tập trung rà soát, hỗ trợ, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư/giấy chứng nhận đầu tư nhằm đảm bảo các dự án thực hiện đúng theo tiến độ và phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển.
II. Nội dung các hoạt động Xúc tiến Đầu tư
1. Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư
- Phối hợp với các cơ quan Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Chi nhánh Cần Thơ, các tỉnh, thành phố trong cả nước để tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, cơ hội và các cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và phối hợp tạo mối liên kết vùng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội;
- Học tập kinh nghiệm tại các địa phương nổi bật trong công tác xúc tiến mời gọi đầu tư; tổ chức làm việc với các doanh nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính nhằm tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh;
- Tập trung kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược đến từ các thị trường nhiều tiềm năng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, EU, Singapore...
- Thường xuyên tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài do các Bộ, Ngành Trung ương tổ chức.
2. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động Xúc tiến Đầu tư
- Thường xuyên rà soát các văn bản pháp luật mới ban hành có liên quan đến đầu tư để bổ sung, sửa đổi chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, trình tự thủ tục đầu tư của tỉnh cho phù hợp;
- Đẩy mạnh hoạt động thông tin điện tử, tăng cường hỗ trợ cung cấp thông tin xúc tiến đầu tư qua mạng. Ứng dụng công nghệ số hóa các ấn phẩm, tài liệu Xúc tiến đầu tư để vẫn chuyển tải đến các nhà đầu tư khi tình hình dịch Covid-19 chưa được kiểm soát;
- Hướng dẫn, giải đáp trên trang wed cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn tìm hiểu môi trường đầu tư; đồng thời giới thiệu về tiềm năng thế mạnh và các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh bằng nhiều thứ tiếng (Việt, Anh, Nhật, Hàn...).
3. Xây dựng danh mục các dự án mời gọi đầu tư
- Rà soát, ban hành danh mục các dự án mời gọi đầu tư phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển của tỉnh với xu hướng đầu tư mới có tính khả thi cao, nhất là các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm khai thác thế mạnh từ nguồn tài nguyên và phù hợp với từng đối tượng nhà đầu tư; khuyến khích, tạo điều kiện và tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
- Chủ động xác định danh mục các dự án có sử dụng đất; có kế hoạch tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đấu giá quyền sử dụng đất, ưu tiên các dự án lớn, cấp bách, các dự án đầu tư có sử dụng đất để xây dựng nhà ở thương mại; công trình thương mại, dịch vụ; công trình đa năng, tổ hợp đa năng cho mục đích kinh doanh. Triển khai nhanh đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp theo quy định, kế hoạch để tạo quỹ đất sạch, tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư.
- Tháo gỡ khó khăn; đôn đốc, hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; khuyến khích, tạo điều kiện cho các dự án kinh doanh có hiệu quả mở rộng quy mô đầu tư; kiên quyết xử lý đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp vi phạm các quy định về đầu tư, đất đai, xây dựng theo quy định.
4. Xây dựng ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động Xúc tiến Đầu tư
Thường xuyên đổi mới tài liệu quảng bá về tiềm năng, thế mạnh, môi trường đầu tư của tỉnh (bằng nhiều thứ tiếng như: tiếng Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc,...); danh mục dự án kêu gọi đầu tư và lập báo cáo tóm tắt nội dung chi tiết của dự án thuộc danh mục dự án kêu gọi đầu tư làm cơ sở cho việc cung cấp các thông tin cơ bản nhất đến nhà đầu tư.
5. Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá hình ảnh, tiềm năng phát triển của tỉnh đến với các nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước nhằm thu hút sự quan tâm cũng như kêu gọi các nhà đầu tư vào tỉnh qua nhiều hình thức:
- Tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo, trong nước và nước ngoài;
- Tổ chức, tham gia các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư;
- Tham gia đoàn công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài do các Bộ, Ngành Trung ương tổ chức;
- Thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước; xây dựng video clip giới thiệu về môi trường đầu tư của tỉnh.
6. Đào tạo, tập huấn, tăng cường về năng lực Xúc tiến Đầu tư
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, đặc biệt là về Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật PPP 2020 cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đầu tư.
- Mở lớp đào tạo kỹ năng về hoạt động xúc tiến đầu tư, từng bước nâng cao trình độ của cán bộ chuyên trách làm xúc tiến đầu tư và các cơ quan có liên quan nhằm nắm bắt và cập nhật tình hình kinh tế xã hội, bối cảnh kinh tế quốc tế.
- Cử cán bộ thực hiện công tác xúc tiến đầu tư đi học hỏi kinh nghiệm tại một số địa phương có hoạt động xúc tiến đầu tư nổi bật. Đồng thời tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư trong các ngành, lĩnh vực do Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
7. Hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư
- Cung cấp các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội; tình hình đầu tư; quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành và của địa phương; pháp luật, cơ chế, chính sách; tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư khi có yêu cầu của nhà đầu tư, doanh nghiệp;
- Hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai dự án đầu tư trên địa bàn;
- Định kỳ hàng quý, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức 02 cuộc Hội nghị đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các thủ tục có liên quan đến việc tổ chức triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông giữa các cơ quan, đơn vị.
- Xây dựng chính quyền điện tử có nền hành chính hiện đại, minh bạch, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, cung cấp các dịch vụ công mức độ cao trong giải quyết các thủ tục hành chính.
- Kết nối với các tổ chức, hội, hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm xây dựng kênh thông tin hiệu quả về môi trường đầu tư, định hướng thu hút đầu tư trong hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh, bao gồm:
+ Phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương và các cơ quan liên quan;
+ Kết nối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Tăng cường kết nối để xây dựng các chương trình công tác, làm việc cụ thể với các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam như: Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu (Eurocham), cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA),... để đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư.
- Hỗ trợ các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong việc xúc tiến, kêu gọi các dự án thứ cấp vào đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
1. Tổ chức đoàn Xúc tiến Đầu tư ra nước ngoài
Để tăng cường công tác Xúc tiến Đầu tư ở nước ngoài nhằm mời gọi đầu tư trực tiếp vào tỉnh. Thông qua việc tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và thiết lập mối quan hệ hợp tác với 01 địa phương của Nhật Bản tại Nhật Bản.
- Thời gian: Dự kiến tổ chức vào quý IV năm 2021 (Lý do: do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 nên việc tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và thiết lập mối quan hệ hợp tác với 01 địa phương của Nhật Bản tại Nhật Bản chuyển từ năm 2020 sang năm 2021 thực hiện).
- Đối tượng Xúc tiến Đầu tư là các tổ chức xúc tiến quốc tế, các Tập đoàn, các Công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia, các doanh nghiệp, các hiệp hội có liên quan tại nước sở tại.
- Lĩnh vực Xúc tiến Đầu tư: Nông nghiệp; Công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản; Hạ tầng Khu công nghiệp - Cụm công nghiệp; Thương mại - Dịch vụ và Du lịch; Đô thị - Môi trường; Nông nghiệp nông thôn,… và các dự án sử dụng công nghệ cao thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng.
- Tổ chức thực hiện:
+ Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long;
+ Đơn vị thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long;
+ Đơn vị phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công thương; Bộ Ngoại giao; Đại Sứ quán Việt Nam tại nước sở tại; các doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan.
- Tổng kinh phí thực hiện (dự kiến): 1,8 tỷ đồng. Trong đó:
+ Nguồn ngân sách tỉnh phân bổ năm 2021 (dự kiến): 1,6 tỷ đồng;
+ Vận động các nguồn tài trợ khác (Doanh nghiệp; Hiệp hội Doanh nghiệp): 200 triệu đồng.
Tổng kinh phí thực hiện (dự kiến): 630 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh. Trong đó:
- Tham dự các chương trình Xúc tiến Đầu tư trong và ngoài nước do các Bộ, ngành Trung ương tổ chức: 300 triệu đồng.
- Phối hợp với các đơn vị trong nước tổ chức hội thảo Xúc tiến Đầu tư: 330 triệu đồng.
3. Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động Xúc tiến Đầu tư
- Tổng kinh phí thực hiện (dự kiến): 428 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh. Trong đó:
+ Xây dựng mới ấn phẩm Vĩnh Long (Brochure, USB): 278 triệu đồng.
+ Hợp tác với các cơ quan truyền thông - thông tin trong nước viết bài, làm phóng sự trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử quảng bá môi trường đầu tư, danh mục mời gọi đầu tư: 150 triệu đồng.
- Tổng kinh phí thực hiện (dự kiến): 2,858 tỷ đồng. Trong đó:
+ Từ nguồn ngân sách tỉnh: 2,658 tỷ đồng.
+ Từ nguồn xã hội hóa: 0,2 tỷ đồng.
II. Đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện
1. Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
2. Đơn vị tham mưu: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long.
3. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long.
4. Đơn vị phối hợp: Các Sở, Ban, Ngành, doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan.
(Đính kèm Phụ lục tổng hợp đề xuất các hoạt động Xúc tiến Đầu tư năm 2021).
TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2021
TT |
Loại hoạt động XTĐT |
Thời gian tổ chức |
Đơn vị đầu mối tổ chức thực hiện |
Thời gian tổ chức thực hiện |
Địa điểm tổ chức |
Mục đích/Nội dung của hoạt động |
Ngành/lĩnh vực kêu gọi đầu tư |
Địa bàn / tỉnh /vùng kêu gọi đầu tư |
Căn cứ triển khai hoạt động |
Đơn vị phối hợp |
Kinh phí (triệu đồng) |
||||||
Trong nước |
Nước ngoài |
Tổ chức/cơ quan trong nước |
Tổ chức/ cơ quan nước ngoài |
Doanh nghiệp |
Ngân sách cấp |
Chương trình XTĐT Quốc gia |
Khác (tài trợ) |
||||||||||
Trong nước |
Nước ngoài |
||||||||||||||||
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
1 |
Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư Hoạt động: Tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và thiết lập mối quan hệ hợp tác với 01 địa phương của Nhật Bản tại Nhật Bản |
Quý IV/2021 |
Sở Kế hoạch Đầu tư; Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp |
Dự kiến vào tháng 10/2021 |
|
Nhật Bản |
Tiếp xúc với các nhà đầu tư, các tổ chức, hiệp hội cũng như các đối tác quan trọng có thể hỗ trợ tỉnh Vĩnh Long trong việc phát triển |
Hạ tầng khu, cụm công nghiệp; du lịch; nông nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo; thương mại - dịch vụ;... |
08 huyện, thị thành phố |
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long |
Bộ KH&ĐT; Bộ Công Thương; Bộ Ngoại giao và các đơn vị có liên quan |
Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại |
x |
x |
1.600 |
x |
200 |
2 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư |
Thường xuyên |
Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp |
|
|
|
Quảng bá hình ảnh của tỉnh |
|
|
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long |
|
|
|
|
x |
x |
x |
3 |
Điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án kêu gọi đầu tư |
Thường xuyên |
Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp |
|
|
|
Cung cấp các dự án đến với các nhà đầu tư trong và ngoài nước phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội địa phương |
|
|
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long |
Các Sở, Ban, Ngành và UBND 08 huyện, thị xã, thành phố |
|
|
|
x |
x |
x |
4 |
Xây dựng các ấn phẩm , tài liệu phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư |
Thường xuyên |
Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp |
|
|
|
Quảng bá hình ảnh của tỉnh |
|
|
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long |
Các Sở, Ban, Ngành và UBND 08 huyện, thị xã, thành phố |
|
|
|
428 |
x |
x |
5 |
Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư Tham gia các cuộc Hội nghị, Hội thảo, chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước do các Bộ, Ngành Trung ương và các tỉnh tổ chức |
Theo kế hoạch của đơn vị chủ trì tổ chức |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Bộ Ngoại Giao hoặc Bộ Công Thương. |
Theo kế hoạch của đơn vị chủ trì tổ chức |
Trong và ngoài nước |
|
Quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch của vùng ĐBSCL |
|
|
|
|
|
|
|
300 |
x |
x |
6 |
Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư - Tham gia các cuộc Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư do Bộ, Ngành Trung ương và các tỉnh tổ chức - Hội thảo xúc tiến đầu tư kết hợp tọa đàm nâng cao năng lực xúc tiến mời gọi đầu tư |
Theo kế hoạch của Bộ, Ngành TW và các tỉnh tổ chức
Quý III/2021 |
Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp
Sở Kế hoạch Đầu tư; Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp |
Dự kiến tháng 9/2021 |
Tỉnh Vĩnh Long |
|
Nâng cao năng lực mời gọi đầu tư và phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, CCVC trong hoạt động xúc tiến đầu tư |
|
08 huyện, thị thành phố |
|
Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp
Các Sở, Ban, Ngành và UBND 08 huyện, thị xã, thành phố |
|
|
|
x
330 |
x
x |
x
x |
7 |
Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; triển khai dự án sau khi cấp GCNĐT |
Thường xuyên |
Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp |
|
|
|
x |
x |
x |
8 |
Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư |
Thường xuyên |
Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp |
|
|
|
x |
x |
x |