Quyết định 59/QĐ-TTg năm 2008 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang, tỉnh Quảng Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 59/QĐ-TTg
Ngày ban hành 14/01/2008
Ngày có hiệu lực 14/01/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Hoàng Trung Hải
Lĩnh vực Đầu tư,Xuất nhập khẩu,Xây dựng - Đô thị

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 59/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại tờ trình số 78/TTr-BXD ngày 11 tháng 12 năm 2007 và của y ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tại tờ trình số 3434/TTr-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi nghiên cứu

Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang nằm về phía Tây tỉnh Quảng Nam, dọc theo Quốc lộ 14D gồm 2 xã Chà Vài và La Dêê, được giới hạn như sau:

- Phía Đông giáp các xã Đắc Pring, Tà Bhing, Đắc Pre huyện Nam Giang;

- Phía Tây giáp huyện Đắc Chưng tỉnh Sê Kông (Lào) và xã La Êê huyện Nam Giang;

- Phía Nam giáp huyện Đắc Chưng tỉnh Sê Kông (Lào);

- Phía Bắc giáp xã Zuôih huyện Nam Giang.

2. Tính chất

Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang là khu kinh tế hỗn hợp phát triển đồng bộ, gồm thương mại, dịch vụ, công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, trong đó phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch làm trọng tâm.

3. Mục tiêu và quan điểm

- Xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang trở thành một động lực phát triển của khu vực phía Tây tỉnh Quảng Nam và là một trong những trung tâm liên kết phát triển miền Trung Việt Nam với Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan;

- Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống đối với nhân dân khu vực, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số;

- Giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, bản sắc văn hóa địa phương và bảo đảm quốc phòng, an ninh;

- Nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại với Lào và Thái Lan;

- Tránh và hạn chế những mâu thuẫn giữa các nhu cầu đầu tư trước mắt với yêu cầu phát triển lâu dài trong toàn bộ Khu kinh tế.

4. Quy mô dân số và đất đai

a) Quy mô dân số:

- Hiện trạng năm 2007 là 4.176 người;

- Đến năm 2015: khoảng 10.040 người;

- Đến năm 2025: khoảng 15.100 người.

b) Quy mô đất đai

[...]