UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
59/2014/QĐ-UBND
|
Nghệ An, ngày
17 tháng 9 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ, VẬN
HÀNH VÀ KHAI THÁC CẦU TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH
NGHỆ AN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày
24/02/2010 của Chính phủ ban hành Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24/02/2010 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày
06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày
18/5/2011 của Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 11/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày
25/7/2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản
lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số
12/2014/TT-BGTVT ngày 29/4/2014 của Bộ GTVT hướng dẫn quản lý, vận
hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải
tại Tờ trình số 2311/TTr-SGTVT-QLKCHTGT ngày 28/8/2014;
Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 1294/BCTĐ-STP ngày 25/8/2014.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân công,
phân cấp quản lý, vận hành và khai thác cầu trên đường giao thông nông
thôn thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2.
Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ
trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ
tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Thanh Điền
|
QUY ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ KHAI THÁC
CẦU TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quyết định này quy định
chi tiết việc phân công, phân cấp quản lý, vận hành và khai thác cầu
trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Đối tượng áp dụng: Các Sở, ngành liên quan; Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi là UBND cấp huyện);
Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã) và
các tổ chức, cá nhân liên quan đến phân công, phân cấp quản lý, vận hành
và khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Nghệ
An.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong quy định này các từ ngữ sau đây được hiểu
như sau:
1. Đường giao thông nông thôn bao gồm:
Đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn, đường trong ngõ xóm
và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng.
2. Cầu trên đường giao thông nông thôn bao
gồm: Cầu treo, cầu có kết cấu nhịp dạng dầm, dàn, khung, vòm
được xây dựng trên các tuyến đường giao thông nông thôn.
3. Hành
lang an toàn cầu: Là phạm vi dọc
hai bên cầu (kể cả phần mặt nước sông, suối dọc hai bên cầu), nhằm đảm bảo an
toàn giao thông và bảo vệ công trình cầu.
4. Cơ quan quản lý đường bộ địa
phương: Là Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban
nhân dân cấp xã.
5. Đơn vị thực hiện quản lý, bảo trì:
Là các tổ chức, cá nhân được giao kế hoạch, đặt hàng hoặc tham gia
trúng thầu thực hiện các hợp đồng về quản lý, bảo trì.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Phân công, phân cấp
quản lý, vận hành khai thác cầu
1. Đối với cầu thuộc sở hữu Nhà nước:
a) UBND cấp huyện làm chủ quản lý sử
dụng các cầu sau:
- Các cầu trên hệ thống đường do huyện
quản lý (Không phân biệt quy mô).
- Các cầu trên đường giao thông nông thôn
do xã quản lý có quy mô gồm: Cầu treo có khẩu độ từ 70m trở lên, cầu
dàn thép, cầu dầm có khẩu độ nhịp từ 50m trở lên; các cầu cấp II
trở lên theo quy định tại Phụ lục I Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày
25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản
lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Thông tư số
10/2013/TT-BXD).
b) UBND cấp xã làm Chủ quản lý sử dụng
các cầu trên đường giao thông nông thôn do xã quản lý trừ các cầu có quy mô
được nêu tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Cầu thuộc sở hữu cộng đồng dân cư, sở
hữu tư nhân và các trường hợp không thuộc sở hữu Nhà nước thì chủ
sở hữu là chủ quản lý sử dụng cầu.
Trường hợp cộng đồng dân cư, tư nhân sau khi
đầu tư xây dựng xong không đủ khả năng làm Chủ quản lý sử dụng cầu
thì căn cứ vị trí cầu trên tuyến và quy mô cầu để thực hiện theo phân
công, phân cấp quản lý và uy định tại Khoản 1- Điều này để thực
hiện.
3. Đối với Cầu được xây dựng bằng nhiều
nguồn vốn khác nhau thì các bên thống nhất để quyết định lựa chọn
Chủ quản lý sử dụng cầu, hoặc là cầu thuộc sở hữu Nhà nước,
thuộc sở hữu của Tư nhân, hoặc Cộng đồng dân cư.
Điều 4. Các loại cầu phải lập
Quy trình quản lý, vận hành khai thác
1. Cầu được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo,
nâng cấp thuộc các trường hợp sau phải lập, ban hành quy trình quản lý, vận
hành khai thác:
a) Cầu treo có khẩu độ nhịp từ 70m trở lên; cầu
dàn thép, cầu dầm có khẩu độ nhịp từ 50m trở lên và các công trình cầu cấp II
trở lên theo quy định của Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013;
b) Các trường hợp khác do Người quyết định đầu
tư, Chủ đầu tư quyết định.
2. Cầu đang khai thác sử dụng thuộc các trường hợp
sau phải lập, ban hành quy trình quản lý, vận hành khai thác:
a) Các cầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Các trường hợp khác do Chủ quản lý sử dụng cầu
quyết định.
3. Quy trình quản lý, vận hành khai thác có thể
được lập riêng hoặc lập cùng với quy trình bảo trì cầu.
Điều 5. Lập, thẩm định
và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu
1. Lập quy trình quản lý, vận hành khai
thác cầu.
a) Đối với cầu xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp:
- Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo Tư vấn
thiết kế kỹ thuật (đối với công trình cầu thiết kế ba bước), tư vấn thiết kế bản
vẽ thi công (đối với công trình có thiết kế một bước hoặc hai bước) có trách
nhiệm lập quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu. Nếu Tư vấn thiết kế không
đủ năng lực lập quy trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn tổ chức
khác có đủ năng lực, kinh nghiệm để lập quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm yêu cầu các
nhà thầu cung cấp đầy đủ quy trình quản lý, vận hành khai thác thiết bị do
nhà cung cấp thiết bị bàn giao (nếu có).
b) Đối với cầu đã đưa vào khai thác: Chủ quản lý
sử dụng cầu chịu trách nhiệm tổ chức lập hoặc thuê Tư vấn đủ năng lực
kinh nghiệm để lập quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu.
2. Thẩm định và phê duyệt quy trình quản
lý, vận hành khai thác cầu.
a) Đối với cầu xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp:
Chủ đầu tư có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai
thác cầu. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn để thẩm
tra quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trước khi phê duyệt.
b) Đối với cầu đã đưa vào khai thác: Chủ quản lý
sử dụng cầu tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai
thác theo đúng quy định.
c) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban
nhân dân cấp xã, Cộng đồng dân cư là chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng cầu, trước
khi phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu phải thỏa thuận với Sở
Giao thông vận tải.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Trách nhiệm của
Chủ quản lý sử dụng cầu
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ
quan cấp trên (nếu có) về việc quản lý, vận hành khai thác cầu theo
quy định của pháp luật.
2. Chủ quản lý sử dụng cầu có thể uỷ quyền,
giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng với Đơn vị thực hiện quản lý, bảo
trì cầu để thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc quản lý, vận
hành khai thác cầu. Trong trường hợp này, Chủ quản lý sử dụng cầu
vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi sự cố hay xuống cấp của cầu trong
thời gian vận hành khai thác.
Điều 7. Trách nhiệm của
Đơn vị quản lý cầu
Chịu trách nhiệm theo uỷ quyền, văn bản
giao nhiệm vụ, hợp đồng ký kết với chủ quản lý sử dụng cầu và
chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việc quản lý, vận hành khai
thác cầu đúng nội dung được giao và quy định tại Thông tư số
12/2014/TT-BGTVT ngày 29/4/2014 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn
quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn và các
quy định của Pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở
Giao thông vận tải
1. Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp huyện
triển khai thực hiện Quy định này.
2. Định kỳ hàng năm chủ trì phối hợp với
các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức kiểm tra kết quả thực hiện các
quy định của pháp luật về quản lý, vận hành và khai thác cầu trên
đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An. Tổng hợp danh sách
các cầu hư hỏng, xuống cấp do Uỷ ban nhân dân cấp huyện báo cáo để
phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan khác tham mưu
Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xử lý.
3. Kiểm tra, thoả thuận với UBND cấp huyện,
UBND cấp xã, Cộng đồng dân cư chủ đầu tư (chủ quản lý sử dụng cầu) Quy trình quản
lý, vận hành khai thác cầu.
4. Phối hợp với UBND cấp huyện và các ngành liên
quan để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực hiện các quy định của pháp luật
về quản lý, bảo trì công trình cầu.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở
tài chính
1. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc
cân đối kế hoạch ngân sách, thanh quyết toán nguồn kinh phí theo đúng quy định
hiện hành.
2. Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên
quan để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh mức hỗ trợ kinh phí cho các huyện, xã để
thực hiện quản lý, vận hành và khai thác cầu trên đường giao thông nông
thôn thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 10. Trách nhiệm của
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp Sở Tài chính và các cấp, ngành liên
quan để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch hỗ trợ thực hiện quản
lý, vận hành và khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa
bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 11. Trách nhiệm của
Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Ủy
ban nhân dân cấp huyện, xã trong công tác quản lý quy hoạch các dự án
thuộc thẩm quyền quản lý liên quan đến hệ thống cầu trên đường giao thông
nông thôn.
Điều 12. Trách nhiệm của
Sở tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các thủ
tục về giao đất, cho thuê đất dọc hành lang an toàn cầu; tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh trong việc cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản liên quan
đến an toàn hệ thống cầu trên trên đường giao thông nông thôn.
Điều 13. Trách nhiệm Ủy ban
nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức thực hiện quản lý, vận hành
khai thác cầu thuộc đối tượng tại điểm a mục 1 Điều 3 quyết định này.
2. Phê duyệt quy trình quản lý, vận hành
khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn theo đúng quy định
3. Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân
dân cấp xã, Cộng đồng dân cư và các cơ quan trực thuộc trong việc thực
hiện các trách nhiệm đối với việc quản lý, vận hành khai thác cầu theo
quy định này.
4. Tổng hợp tình hình quản lý, vận hành
khai thác cầu, danh sách các cầu trên địa bàn bị hư hỏng, xuống cấp
không đủ điều kiện khai thác an toàn báo cáo về Sở Giao thông vận
tải để kiểm tra, tổng hợp tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xử lý.
5. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và
các Sở, ngành liên quan để kiểm tra việc thực hiện các quy định của
pháp luật về quản lý, vận hành và khai thác cầu trên đường giao thông
nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An. Quản lý sử dụng đất trong và
ngoài hành lang an toàn cầu theo quy định của pháp luật. Phát hiện
và xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép
đất hành lang an toàn cầu đường bộ.
6. Thực hiện phê duyệt Quy trình quản lý,
vận hành khai thác cầu theo đúng quy định tại Điều 5 của Quy định
này.
7. Hàng năm xây dựng kế hoạch vốn cho công
tác quản lý, vận hành khai thác cầu.
8. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên
quan đến việc bảo vệ cầu trên các tuyến đường bộ do Uỷ ban nhân dân huyện
quản lý theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm Ủy ban
nhân dân cấp xã
1. Tổ chức quản lý, vận hành khai
thác cầu thuộc đối tượng quy định tại điểm b mục 1 Điều 3 Quyết định này.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Cộng đồng
dân cư trong việc thực hiện trách nhiệm đối với việc quản lý, vận
hành và khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc quyền sở
hữu của cộng đồng dân cư.
3. Tổng hợp tình hình quản lý, vận hành
khai thác các cầu, danh sách các cầu bị hư hỏng, xuống cấp trên bàn
địa thuộc phạm vi quản lý không đủ điều kiện khai thác an toàn để
báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
4. Hàng năm cân đối ngân sách để xây dựng
kế hoạch vốn cho quản lý, vận hành và khai thác cầu trên đường giao
thông nông thôn theo phân công, phân cấp quản lý.
5. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện,
các Sở, ban, ngành liên quan để tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy
định về quản lý, vận hành khai thác cầu và phê duyệt quy trình quản
lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn theo phân
công, phân cấp quản lý.
6. Thực hiện phê duyệt Quy trình quản lý,
vận hành khai thác cầu theo đúng quy định tại Điều 5 của Quy định
này.
7. Quản lý sử dụng đất trong và ngoài
hành lang an toàn cầu theo quy định của Pháp luật. Phát hiện và xử
lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành
lang an toàn cầu đường bộ.
8. Tuyên truyền, hướng dẫn và nhắc nhở
nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ
cầu và hành lang an toàn cầu.
Điều 15. Trách nhiệm của
Cộng đồng dân cư sở hữu cầu
1. Tổ chức thực hiện quản lý, vận hành
khai thác cầu do cộng đồng làm chủ quản lý sử dụng.
2. Thực hiện theo hướng dẫn, chỉ đạo của
Uỷ ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền các cấp
về quản lý, vận hành và khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn
để bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình; báo cáo khó khăn,
vướng mắc trong việc quản lý, vận hành khai thác cầu cho Uỷ ban nhân
dân cấp xã.
3. Phát hiện, ngăn chặn các tổ chức cá
nhân phá hoại công trình cầu, xâm phạm hành lang an toàn cầu và các
hành vi vi phạm khác.
Điều 16. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ
trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ
chức cá nhân có liên quan để kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu
có phát sinh vướng mắc, các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức và cá nhân
liên quan phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét điều chỉnh, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.