ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5816/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 26
tháng 10 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HỘI THI THỢ GIỎI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Luật Thủ đô số 25/2012/QH13
ngày 21 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày
31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Thi đua, Khen thưởng;
Theo đề nghị của Chủ tịch Liên đoàn
Lao động, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Trưởng ban Ban Thi
đua - Khen thưởng Thành phố tại tờ trình số 3138/TTr-LS: LĐTBXH-LĐLĐ-TĐKT ngày
25/9/2018 về việc ban hành Quy chế Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Hội thi thợ giỏi
thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Chủ tịch Liên
đoàn Lao động Thành phố; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng
ban Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể,
đơn vị trực thuộc Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã;
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Tổng LĐLĐVN;
- Ban TĐKT Trung ương;
- Thường trực: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- VPUBND TP: các Phó CPVP,
Phòng:
KGVX, NC, TKBT;
- Cổng GTĐT Thành phố;,
- Lưu: VT, KGVX Hương.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung
|
QUY CHẾ
HỘI
THI THỢ GIỎI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 5816/QĐ-UBND ngày 26/10/2018 của Ủy
ban nhân dân thành phố
Hà Nội)
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi và đối tượng dự thi
1. Quy chế Hội thi thợ giỏi thành phố
Hà Nội (viết tắt là Hội thi) quy định chung về danh nghĩa tổ chức; phạm vi, đối
tượng, điều kiện dự thi; nội dung, hình thức tổ chức; khen thưởng và tổ chức thực
hiện.
2. Đối tượng dự thi là công nhân lao động người
Việt Nam đang trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên
địa bàn thành phố Hà
Nội.
3. Điều kiện dự thi:
a) Được công đoàn cơ sở thuộc Liên
đoàn Lao động Thành phố quản lý lựa chọn và đăng ký thông qua Liên đoàn Lao động
các quận, huyện, thị xã, công đoàn ngành (gọi là cấp trên cơ sở).
b) Mỗi thí sinh chỉ được tham dự thi một
nghề.
Điều 2. Mục
đích, yêu cầu
1. Hội thi là hoạt động tôn vinh những
công nhân lao động có tay nghề cao, lao động sáng tạo trong phong trào thi đua “Ôn lý thuyết, luyện tay
nghề, thi thợ giỏi” của công
nhân lao động Thủ đô; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động,
năng lực cạnh tranh của Thủ đô và Quốc gia trong quá trình hội nhập.
2. Tạo không khí thi đua sôi nổi trong
doanh nghiệp và công nhân lao động Thủ đô.
Điều 3. Danh
nghĩa tổ chức
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và
Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội.
Chương II
THỜI
GIAN, HÌNH THỨC TỔ CHỨC THI
Điều 4. Thời gian
1. Cấp Thành phố: Tổ chức định kỳ 2
năm/1 lần (các năm lẻ), vào dịp kỷ niệm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10.
2. Cấp trên cơ sở và cấp cơ sở: Tổ chức
Hội thi hàng năm.
Điều 5. Nghề thi,
hình thức, địa điểm
1. Nghề thi: Căn cứ vào tình hình thực
tế, Ban Tổ chức Hội thi Thành phố lựa chọn các nghề thi phù hợp như: Cơ khí; Dệt
may - Giầy da; Điện - Điện tử; Tự động hóa; Xây dựng...
2. Hình thức: Thi lý thuyết và thực
hành.
3. Địa điểm: Tổ chức tại các doanh
nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Chương III
CÔNG
TÁC TỔ CHỨC HỘI THI
Điều 7. Ban Tổ chức
1. Ban Tổ chức Hội thi gồm các thành
viên sau:
a) Trưởng ban: Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội phụ trách lĩnh vực.
b) Phó Trưởng ban: Chủ tịch Liên đoàn
Lao động Thành phố và Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố.
c) Các thành viên: Đại diện lãnh đạo
các Sở, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Công
Thương, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Ban Quản lý các khu Công
nghiệp và Chế xuất và một
số Sở, ngành, đơn vị liên quan.
2. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng kế hoạch, ban hành thể lệ
thi, chỉ đạo điều hành hoạt động của Hội đồng giám khảo.
b) Xem xét quyết định công nhận các giải
thưởng và đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích tham gia cuộc thi.
Điều 8. Hội đồng giám
khảo
1. Trưởng Ban Tổ chức thành lập Hội đồng
giám khảo các lĩnh vực nghề.
2. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng đề cương, đề thi và các
văn bản hướng dẫn; phân công các thành viên trong Hội đồng chấm điểm các môn
thi theo từng lĩnh vực.
b) Giám sát quá trình thi.
c) Căn cứ theo thang điểm quy định,
đánh giá kết quả thi.
d) Tổng hợp, báo cáo kết quả thi từng
lĩnh vực nghề của thí sinh để Ban Tổ chức xem xét, quyết định tặng giải.
Chương IV
KHEN
THƯỞNG
Điều 9. Giải thưởng gồm
Giải Nhất:
|
4,0 lần mức lương cơ sở.
|
Giải Nhì:
|
3,0 lần mức lương cơ sở.
|
Giải Ba:
|
2,0 lần mức lương cơ sở.
|
Giải Khuyến khích:
|
1,0 lần mức lương cơ sở.
|
Điều 10. Khen thưởng
tập thể, cá nhân tham gia cuộc thi
1. Đối với tập thể: Căn cứ vào kết quả
tổ chức thực hiện phong trào “Hội thi thợ giỏi” và Hội thi ở cấp cơ sở, cấp
trên cơ sở và tham gia Hội thi cấp Thành phố; Ban Tổ chức Hội thi lựa chọn một
số tập thể có thành tích xuất sắc (có nhiều thí sinh tham gia và có thí sinh đạt
giải theo lĩnh vực) đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng Bằng khen.
2. Đối với cá nhân: Là cá nhân trực tiếp
đạt giải tại Hội thi cấp Thành phố được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng Bằng
khen.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 11. Kinh phí thực
hiện
1. Thành phố: Kinh phí tổ chức Hội thi
(gồm tổ chức Hội thi và giải thưởng) do nguồn kinh phí ngân sách Ủy ban nhân
dân Thành phố cấp cho Liên đoàn Lao động Thành phố theo kế hoạch dự trù kinh
phí hàng năm.
2. Cấp trên cơ sở: Từ ngân sách cấp quận,
huyện, thị xã và Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã, công đoàn ngành, công
đoàn cấp trên cơ sở.
3. Cấp cơ sở: Đơn vị tự bố trí nguồn
kinh phí cho phù hợp để tổ chức Hội thi.
Điều 12. Tổ chức thực
hiện
1. Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội:
a) Là cơ quan Thường trực phối hợp với
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố,
các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn
Thành phố và các Sở, ngành, đơn vị có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc
thực hiện Quy chế này.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố
thành lập Ban Tổ chức, Hội đồng giám khảo Hội thi, xây dựng kế hoạch, thể lệ Hội thi. Được sử
dụng con dấu của Liên đoàn Lao động Thành phố để ban hành các văn bản chỉ đạo,
điều hành, triển khai tổ chức Hội thi. Hoàn thiện các thủ tục đề nghị Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội tặng Bằng khen.
c) Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị
liên quan tổ chức và phát động phong trào thi đua yêu nước trong công nhân viên
chức lao động, phong trào “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, thi đua phấn đấu đạt
danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”, Bằng “Sáng tạo Thủ đô”.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Hà Nội:
Phối hợp với Liên đoàn Lao động Thành
phố trong việc chỉ đạo tổ chức Hội thi cấp cơ sở, cấp trên cơ sở và Hộị thi cấp
Thành phố.
3. Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố:
Phối hợp với Liên đoàn Lao động Thành phố
tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng đối với tập thể có thành
tích trong triển khai
Hội thi và cá nhân đạt giải trong Hội thi.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy
chế nếu có vướng mắc, phản ánh về Liên đoàn Lao động Thành phố (cơ quan Thường
trực), Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.