Quyết định 58/2024/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ kèm theo Quyết định 64/2015/QĐ-UBND

Số hiệu 58/2024/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/08/2024
Ngày có hiệu lực 29/08/2024
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Quý Phương
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/2024/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 8 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN THỪA THIÊN HUẾ TRONG LĨNH VỰC NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 64/2015/QĐ-UBND NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2015 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;”.

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 64/2015/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 4 như sau:

“6. Tích cực giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề; không ngừng hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo nghề. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ do tỉnh, các ban, ngành, đoàn thể phát động.”

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:

Điều 7. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế

Nghệ nhân Thừa Thiên Huế là người có đủ các tiêu chuẩn sau:

1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ, kính trọng.

3. Có tri thức, kỹ năng đặc biệt xuất sắc, có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị nghề thủ công mỹ nghệ của địa phương, cụ thể:

a) Nắm giữ kỹ năng, bí quyết; truyền nghề, dạy nghề cho từ 75 cá nhân trở lên, trừ trường hợp nghề cần được bảo tồn, phát huy hoặc từ 15 cá nhân trở lên hiện đang làm nghề trên 10 năm tại các cơ sở sản xuất. Việc xác định nghề cần được bảo tồn, phát huy do Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế xem xét quyết định tại thời điểm xét tặng.

b) Trực tiếp thiết kế, chế tác được ít nhất 10 sản phẩm, tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật và mỹ thuật cao.

4. Đã có tác phẩm, sản phẩm đạt một trong các tiêu chí sau:

a) Đạt từ giải ba trở lên hoặc 02 giải khuyến khích trong các cuộc thi liên quan đến sản phẩm thủ công mỹ nghệ do cơ quan có thẩm quyền tổ chức phạm vi cấp tỉnh hoặc giải khuyến khích trở lên trong phạm vi cả nước; được Nhà nước Việt Nam cử tham gia các hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ đạt thành tích từ giải khuyến khích khu vực, quốc tế trở lên; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận tiêu biểu cấp khu vực trở lên hoặc 02 lần được công nhận tiêu biểu cấp tỉnh trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá phân hạng cấp quốc gia hoặc 02 lần được đánh giá phân hạng cấp tỉnh trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

b) Được bảo tàng cấp quốc gia, bảo tàng cấp tỉnh lựa chọn làm hiện vật trưng bày;

c) Được sử dụng làm mẫu phục vụ công tác giảng dạy trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học;

d) Được sử dụng vào công trình phục chế di tích lịch sử - văn hoá (công trình biểu trưng văn hóa) cấp tỉnh, cấp quốc gia được chính quyền địa phương nơi có di tích lịch sử, văn hóa xác nhận.

[...]