Quyết định 58/2022/QĐ-UBND quy định về xử lý đơn, trách nhiệm tham mưu và quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu | 58/2022/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 24/10/2022 |
Ngày có hiệu lực | 03/11/2022 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký | Nguyễn Long Biên |
Lĩnh vực | Bất động sản,Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/2022/QĐ-UBND |
Ninh Thuận, ngày 24 tháng 10 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Tố tụng hành chính ngày 25/11/2015;
Căn cứ Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 37/TTr-TTT ngày 17/3/2022 và Tờ trình số 126/TTr-TTT ngày 08 tháng 8 năm 2022;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về xử lý đơn, trách nhiệm tham mưu và quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, gồm 5 Chương, 27 Điều.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng 11 năm 2022 và thay thế Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về tiếp công dân, xử lý đơn, trách nhiệm tham mưu và quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/2022/QĐ-UBND |
Ninh Thuận, ngày 24 tháng 10 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Tố tụng hành chính ngày 25/11/2015;
Căn cứ Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 37/TTr-TTT ngày 17/3/2022 và Tờ trình số 126/TTr-TTT ngày 08 tháng 8 năm 2022;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về xử lý đơn, trách nhiệm tham mưu và quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, gồm 5 Chương, 27 Điều.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng 11 năm 2022 và thay thế Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về tiếp công dân, xử lý đơn, trách nhiệm tham mưu và quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ XỬ LÝ ĐƠN, TRÁCH NHIỆM THAM MƯU VÀ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Kèm theo Quyết định số 58/2022/QĐ-UBND ngày 24/10/2022 của Ủy ban nhân dân
tỉnh)
1. Quy định này quy định về xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm tham mưu và quy trình giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; ủy quyền tham gia tố tụng hành chính; quy trình giải quyết tố cáo; trách nhiệm tham mưu và quy trình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
2. Những nội dung không quy định tại Quy định này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quy định này áp dụng đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; người được giao nhiệm vụ xử lý đơn; người xác minh, người giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, giải quyết tranh chấp đất đai và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh
Việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
Điều 4. Trách nhiệm tham mưu xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh
1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh giao Chánh Thanh tra hoặc Chánh Văn phòng Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp tham mưu xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến Sở, ban, ngành, đơn vị mình.
3. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố giao Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (hoặc tương đương) tham mưu xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến Ủy ban nhân dân, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao công chức Văn phòng tham mưu xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
5. Thủ trưởng các cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương; Thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tự mình xử lý hoặc giao cán bộ thuộc quyền tham mưu xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến cơ quan mình.
Mục 1. TRÁCH NHIỆM THAM MƯU GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở, ban, ngành; Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập; Giám đốc Doanh nghiệp Nhà nước căn cứ nội dung, tính chất vụ việc khiếu nại để tự mình thụ lý, thẩm tra xác minh hoặc giao cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp thẩm tra xác minh và kiến nghị giải quyết đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền.
1. Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ban hành Quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị khiếu nại, có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố giải quyết. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có thể giao Chánh Thanh tra huyện, thành phố tham mưu giải quyết theo quy định pháp luật.
2. Chánh Thanh tra huyện, thành phố tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
3. Trưởng Phòng Nội vụ tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
4. Khiếu nại không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này có nội dung thuộc trách nhiệm quản lý của phòng, ban nào thì Thủ trưởng phòng, ban đó có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố giải quyết.
1. Trưởng phòng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở, ban, ngành cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu Thủ trưởng Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị khiếu nại, có trách nhiệm tham mưu Thủ trưởng Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết việc khiếu nại đó.
2. Chánh Thanh tra (hoặc tương đương) Sở, ban, ngành cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu Thủ trưởng Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
3. Chánh Văn phòng hoặc Trưởng Phòng Tổ chức tham mưu Thủ trưởng Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
1. Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở, ban, ngành cấp tỉnh tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị khiếu nại, có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thể giao Chánh Thanh tra tỉnh tham mưu giải quyết theo quy định pháp luật.
2. Chánh Thanh tra tỉnh tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng Sở, ban, ngành cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; tham mưu giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
4. Khiếu nại không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này có nội dung thuộc trách nhiệm quản lý của Sở, ban, ngành nào thì Thủ trưởng Sở, ban, ngành đó có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết.
Mục 2. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Điều 9. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại.
Điều 10. Thời hạn xác minh khiếu nại
1. Thời hạn xác minh khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính lần đầu không quá 20 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn xác minh có thể kéo dài hơn nhưng không quá 35 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn xác minh khiếu nại không quá 35 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn xác minh có thể kéo dài hơn nhưng không quá 50 ngày, kể từ ngày thụ lý.
2. Thời hạn xác minh khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính lần hai không quá 35 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 50 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 50 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
3. Thời hạn xác minh khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức không quá 20 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn xác minh khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 35 ngày, kể từ ngày thụ lý.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này người có trách nhiệm xác minh, người ban hành Quyết định xác minh phải báo cáo bằng văn bản về kết quả xác minh nội dung khiếu nại với người giải quyết khiếu nại.
Điều 11. Thời hạn giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại, người giải quyết khiếu nại tiến hành xem xét, tổ chức đối thoại với người khiếu nại, ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Mục 3. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT
Điều 12. Việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
Người giải quyết khiếu nại, người bị khiếu nại, người khiếu nại, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan, cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, cơ quan được giao tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thực hiện theo quy định tại các Điều từ Điều 31 đến Điều 36 Nghị định số 124/2020/NĐ- CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại.
Mục 4. ỦY QUYỀN THAM GIA TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Điều 13. Ủy quyền tham gia tố tụng vụ án hành chính
Khi quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng Sở, Thủ trưởng ban, ngành các cấp bị khởi kiện vụ án hành chính thì những người bị khởi kiện có thể ủy quyền đại diện tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng hành chính của mình tại Tòa án. Việc ủy quyền thực hiện theo quy định tại Điều 60 Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Mục 1. TRÁCH NHIỆM THAM MƯU GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Doanh nghiệp Nhà nước ban hành quyết định thụ lý giải quyết tố cáo (sau đây gọi tắt là quyết định thụ lý) tiến hành xác minh, trong quyết định thụ lý phải thành lập Đoàn xác minh tố cáo hoặc Tổ xác minh tố cáo (sau đây gọi chung là Tổ xác minh) có từ hai người trở lên, trong đó giao cho một người làm Trưởng đoàn xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh (sau đây gọi chung là Tổ trưởng Tổ xác minh).
Điều 15. Tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ban hành quyết định thụ lý, căn cứ nội dung, tính chất vụ việc tố cáo để giao Chánh Thanh tra huyện, thành phố hoặc Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xác minh nội dung tố cáo.
Thủ trưởng Sở, ban, ngành cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định thụ lý, căn cứ nội dung, tính chất vụ việc tố cáo để giao Chánh Thanh tra hoặc Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc xác minh nội dung tố cáo.
Điều 17. Tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định thụ lý, căn cứ nội dung, tính chất vụ việc tố cáo để giao Chánh Thanh tra tỉnh hoặc Thủ trưởng Sở, Ban, ngành cấp tỉnh xác minh nội dung tố cáo.
Mục 2. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Điều 18. Quy trình thụ lý, giải quyết tố cáo
Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo thực hiện theo quy định tại Điều 28 đến Điều 40 Luật Tố cáo năm 2018.
Điều 19. Thời hạn giải quyết tố cáo
Thời hạn giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Tố cáo năm 2018. Việc gia hạn giải quyết tố cáo được áp dụng đối với vụ việc phức tạp và đặc biệt phức tạp theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 30 Luật Tố cáo năm 2018.
Điều 20. Thời hạn xác minh và báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ban hành quyết định thụ lý tố cáo hoặc 30 ngày đối với vụ việc phức tạp và 45 ngày đối với vụ việc đặc biệt phức tạp theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 30 Luật Tố cáo năm 2018, Tổ trưởng Tổ xác minh phải báo cáo bằng văn bản với người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.
Điều 21. Kết luận nội dung tố cáo
1. Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.
2. Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
b) Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;
đ) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Thời hạn kết luận nội dung tố cáo 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý hoặc 30 ngày đối với vụ việc phức tạp và 45 ngày đối với vụ việc đặc biệt phức tạp theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 30 Luật Tố cáo năm 2018.
4. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.
Điều 22. Hoà giải tranh chấp đất đai
Hòa giải tranh chấp đất đai quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai thực hiện theo quy định tại Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; khoản 57 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; khoản 27 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013.
2. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thực hiện theo quy định tại Điều 89 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành thực hiện theo quy định tại Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 24. Trách nhiệm tham mưu giải quyết tranh chấp đất đai
1. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 25. Thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ban hành quyết định thụ lý giải quyết việc tranh chấp.
2. Quyết định thụ lý giải quyết việc tranh chấp phải nêu rõ nội dung tranh chấp; họ tên, địa chỉ người đề nghị giải quyết việc tranh chấp, người bị tranh chấp; cơ quan được giao tham mưu giải quyết nội dung tranh chấp, thời gian thực hiện.
Điều 26. Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai
1. Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai được áp dụng theo quy định tại Chương IV Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại.
2. Khi Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương quy định về quy trình giải quyết tranh chấp đất đai thì thực hiện theo quy định của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương.
3. Căn cứ quy định của pháp luật, kết quả xác minh nội dung tranh chấp, người giải quyết tranh chấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.
1. Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.
2. Thời hạn xác minh, tham mưu giải quyết tranh chấp đất đai.
a) Xác minh, tham mưu giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố không quá 35 ngày, kể từ ngày thụ lý;
b) Xác minh, tham mưu giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh không quá 50 ngày, kể từ ngày thụ lý.
c) Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian xác minh, tham mưu giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại điểm a và b khoản này được tăng thêm 15 ngày.
d) Trong thời hạn quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này, Thủ trưởng cơ quan được giao tham mưu giải quyết nội dung tranh chấp phải báo cáo bằng văn bản với người có thẩm quyền giải quyết về kết quả xác minh nội dung tranh chấp.
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có báo cáo kết quả xác minh nội dung tranh chấp, người giải quyết tranh chấp đất đai tiến hành xem xét, ban hành quyết định giải quyết tranh chấp./.