Quyết định 58/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 58/2005/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 23/03/2005 |
Ngày có hiệu lực | 14/04/2005 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Công nghệ thông tin |
THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/2005/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2005 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25
tháng 12 năm 2001;
Căn cứ
Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ
Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ
Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
Căn cứ
Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về tổ chức,
quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà
nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
Xét đề
nghị của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông và Hội đồng quản trị Tổng công ty
Bưu chính Viễn thông Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; kinh doanh đa ngành, trong đó viễn thông, công nghệ thông tin và bưu chính là các ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo; có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; làm nòng cốt để ngành bưu chính, viễn thông Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
2. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Bưưu chính Viễn thông Việt Nam và các đơn vị thành viên, có cơ cấu như sau:
a) Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (gọi tắt là Tập đoàn), là công ty nhà nước, có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, nghiệp vụ, công nghệ, thương hiệu, thị trường; trực tiếp quản lý, kinh doanh mạng lưới viễn thông đường trục và bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ công ích do Nhà nước giao.
Bộ máy quản lý của Tập đoàn bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.
Tập đoàn có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam theo quy định của pháp luật.
b) Tổng công ty Bưưu chính Việt Nam: là Tổng công ty do Nhà nước quyết định thành lập và giao vốn thông qua Tập đoàn; kinh doanh đa ngành, trong đó dịch vụ bưu chính là ngành kinh doanh chính; bảo đảm cung cấp các dịch vụ bưu chính công cộng theo quy định của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông và các nhiệm vụ bưưu chính công ích khác do Nhà nưước giao.
Cơ cấu quản lý của Tổng công ty gồm: Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng của Tổng công ty do Hội đồng quản trị Tập đoàn bổ nhiệm sau khi được Bộ Bưu chính, Viễn thông chấp thuận bằng văn bản.
c) Các Tổng công ty Viễn thông hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, gồm:
- Tổng công ty Viễn thông I (hoạt động trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình trở ra).
- Tổng công ty Viễn thông III (hoạt động trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận và các tỉnh Tây Nguyên).
- Tổng công ty Viễn thông II (hoạt động trên địa bàn các tỉnh từ Bình Thuận trở vào).
Cơ cấu quản lý của các Tổng công ty Viễn thông I,II,III gồm: Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng của các Tổng công ty này do Hội đồng quản trị Tập đoàn bổ nhiệm sau khi được Bộ Bưu chính, Viễn thông chấp thuận bằng văn bản.
d) Các công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, gồm:
- Công ty Điện toán và Truyền số liệu.
- Công ty Phát triển phần mềm và truyền thông.
đ) Các công ty do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, gồm:
- Công ty cổ phần Thông tin di động.
- Công ty cổ phần Dịch vụ viễn thông.
- Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên khác được hình thành từ cổ phần hóa, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước hoặc thành lập mới hoạt động trong những ngành nghề pháp luật cho phép.
e) Các công ty do Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ (công ty liên kết), bao gồm các công ty hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất thiết bị, công nghiệp phần mềm, xây lắp, thương mại, cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng, bảo hiểm, du lịch và các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
g) Các công ty liên doanh với nưước ngoài về viễn thông và công nghệ thông tin.