Quyết định 576/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 576/QĐ-UBND
Ngày ban hành 27/11/2017
Ngày có hiệu lực 27/11/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Dịch vụ pháp lý

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 576/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 27 tháng 11 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁP LÝ LIÊN NGÀNH CHO DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (có Chương trình kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, VP5, VP7.
PH/16

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Tống Quang Thìn

 

CHƯƠNG TRÌNH

HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số
576/QĐ-UBND ngày 27/11/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Sự cần thiết xây dựng Chương trình

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội. Việc tiếp cận pháp luật là một đòi hỏi tất yếu mà mỗi doanh nghiệp đều phải hướng đến trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Những năm qua, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được quan tâm thực hiện, nhiều lớp bồi dưỡng, tọa đàm, hội thảo dành cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp được triển khai định kỳ hàng năm.

Tuy nhiên, trong hoạt động của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều mặt hạn chế, trong đó có việc thực hiện pháp luật, cụ thể:

- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, nhận thức của một số doanh nghiệp về các quy định của pháp luật chưa cao, nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt được các lợi ích khi tham gia các tổ chức trợ giúp pháp lý.

- Một số cơ quan quản lý nhà nước chưa quan tâm sâu sát đến việc phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thi hành pháp luật cho doanh nghiệp; một số thắc mắc của doanh nghiệp về nội dung các quy định pháp luật và việc áp dụng pháp luật chưa được các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm giải đáp kịp thời, do đó cũng làm cho việc thực thi pháp luật của doanh nghiệp gặp khó khăn.

Những nguyên nhân trên làm cho công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp hiệu quả chưa cao và gây bất lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Để khắc phục những bất cập trên, cần thiết phải xây dựng Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

2. Cơ sở pháp lý

Việc xây dựng, phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát

Nhằm triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; tạo lập các điều kiện cn thiết phục vụ hoạt động thực thi pháp luật đgiúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả; phòng chng rủi ro pháp lý và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp.

[...]