Quyết định 5659/QĐ-BYT năm 2017 về Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh xoắn khuẩn vàng da trên người do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 5659/QĐ-BYT
Ngày ban hành 19/12/2017
Ngày có hiệu lực 19/12/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Thanh Long
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5659/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH XOẮN KHUẨN VÀNG DA TRÊN NGƯỜI”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh xoắn khuẩn vàng da trên người”.

Điều 2. “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh xoắn khuẩn vàng da trên người” là tài liệu hướng dẫn được áp dụng trong các cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- BT. Nguyễn Thị Kim Tiến
(để báo cáo);
- Các đ/c Thứ trư
ng Bộ Y tế (để phối hợp chđạo);
- Cục Thú y, Bộ NN và PTNT
phối hợp);
- Trung tâm: YTDP, KSBT, TTGDSK các tỉnh/thành ph (để thc hiện);
- Bệnh viện đa khoa các tnh/thành phố (để thực hiện);
- Chi cục Thú y các t
nh/thành phố (để thực hiện);
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

 

HƯỚNG DẪN

GIÁM SÁT VÀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH XOẮN KHUẨN VÀNG DA TRÊN NGƯỜI
(Ban hành kèm theo Quyết định s
ố 5659/QĐ-BYT ngày 19/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH XOẮN KHUẨN VÀNG DA

Bệnh xoắn khuẩn vàng da (Leptospirosis) là bệnh lây truyền từ động vật (zoonosis) sang người với đặc điểm lâm sàng rất đa dạng, gồm 3 thể: nhiễm khuẩn thể ẩn (khoảng 15-40%); thể nhẹ không có biểu hiện vàng da hoặc không có biểu hiện viêm màng não (khoảng 90% số người có biểu hiện triệu chứng) và thể lâm sàng cấp tính điển hình, vàng da nặng gọi là hội chứng Weil (khoảng 5-10%) có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh xoắn khuẩn vàng da lưu hành chủ yếu tại khu vực Nam và Đông Nam Á, Châu Đại Dương, vùng Ca-ri-bê, nhiệt đới Mỹ Latinh và Đông Nam Phi. Việt Nam, trước đây bệnh xoắn khuẩn vàng da cũng đã lưu hành rộng rãi ở cả nông thôn, thành thị, cả miền núi, đồng bằng và ven biển... Nhiều nơi có dịch xoắn khuẩn vàng da ở súc vật nuôi, nhất là lợn trong các trại chăn nuôi và lây sang người. Ngày nay, dịch xoắn khuẩn vàng da ở người hiếm xảy ra, nhưng vn xut hiện tản phát, nht là trong mùa mưa, lụt lội. Tỷ lệ huyết thanh lưu hành xoắn khuẩn vàng da tại Đồng bằng sông Cửu Long là 18,8% (năm 1998), 47,6% tại Thanh Hoá (năm 2013) và 24% tại Thanh Trì, Hà Nội (2015).

Bệnh xoắn khuẩn vàng da (mã ICD10 A27) thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B trong Luật Phòng chng bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam.

1. Tác nhân gây bệnh

Xoắn khuẩn vàng da là loại xoắn khuẩn thuộc bộ Spirochaetales và họ Leptospiraceae. Giống xoắn khuẩn vàng da gồm 2 loài: xoắn khuẩn vàng da gây bệnh (Linterrogans) và xoắn khuẩn vàng da L.biflexa sng tự do không gây bệnh. Sức đề kháng của xoắn khuẩn vàng da yếu tuy nhiên có thể chịu lạnh, sống lâu trong nước nếu pH trung tính, chết ở 56°C trong 10 phút và dịch dạ dày trong 30 phút.

2. Ổ chứa, thi gian ủ bệnh và thời kỳ lây truyền

chứa trong thiên nhiên là động vật hoang dã (các loài gặm nhấm hoang dã, hươu, sóc, cáo, chồn hôi, gấu trúc...) và súc vật gần người (chuột, lợn, trâu, bò, chó, gấu trúc...).

Thời gian ủ bệnh thông thường từ 5 đến 14 ngày, tuy nhiên có thể từ 2 ngày đến 30 ngày. Thời gian ủ bệnh trung bình là 11 ngày.

Thời kỳ lây truyền: sự lây truyền của bệnh xoắn khuẩn vàng da từ người sang người là rất hiếm xảy ra. Sau thời gian ủ bệnh, xoắn khuẩn vàng da có thể được đào thải chủ yếu theo đường nước tiểu của súc vật ở các thể lâm sàng khác nhau, kể cả thể không có biểu hiện triệu chứng. Xoắn khuẩn vàng da có thể được bài tiết trong nước tiểu thông thường trong 1 tháng; tuy nhiên ở người và súc vật, xoắn khuẩn vàng da có thể tồn tại khoảng 11 tháng sau khi mắc bệnh cấp tính. Các súc vật là ổ chứa xoắn khuẩn vàng da, nhất là ổ chứa thiên nhiên, có thể lây truyền bệnh suốt đời.

3. Đường lây truyền

Xoắn khuẩn vàng da ở môi trường nước hoặc đất ẩm ướt bị ô nhiễm nước tiểu súc vật xâm nhập vào cơ thể qua da, đặc biệt là chỗ da bị xước và có thể chui qua lỗ chân lông của da hoặc qua niêm mạc ở các hồ bơi bị nhiễm xoắn khuẩn. Có thể bị nhiễm xoắn khuẩn vàng da do tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu hoặc mô súc vật bị nhiễm xoắn khuẩn hoặc do ăn phải thức ăn bị nhiễm nước tiểu của động vật nhiễm xoắn khuẩn.

4. Tính cảm nhiễm

[...]