Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 564/QĐ-TCLN-VP năm 2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Bảo tồn thiên nhiên thuộc Tổng cục Lâm nghiệp

Số hiệu 564/QĐ-TCLN-VP
Ngày ban hành 15/12/2014
Ngày có hiệu lực 16/12/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tổng cục Lâm nghiệp
Người ký Hà Công Tuấn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 564/QĐ-TCLN-VP

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THUỘC TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP

Căn cứ Quyết định số 59/2014/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo tồn thiên nhiên và Chánh Văn phòng Tổng cục,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Vụ Bảo tồn thiên nhiên là tổ chức thuộc Tổng cục Lâm nghiệp có chức năng tham mưu, tổng hợp giúp Tổng cục trưởng thực hiện quản lý nhà nước về hệ thống rừng đặc dụng, bảo tồn hệ sinh thái rừng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Tổng cục trưởng:

a) Văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách trong lĩnh vực bảo tồn hệ sinh thái rừng; tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn, phương án quản lý về bảo tồn hệ sinh thái rừng, kế hoạch hành động bảo tồn loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trong rừng đặc dụng;

c) Quy định về tổ chức, quản lý khu du lịch săn bắn, vườn thú, vườn sưu tập thực vật, trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật trong hệ thống rừng đặc dụng; cơ sở bảo tồn và phát triển sinh vật rừng;

d) Đề xuất về tài chính bền vững, lượng giá các dịch vụ hệ sinh thái rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, cho thuê môi trường rừng, đồng quản lý và chia sẻ lợi ích trong hệ sinh thái rừng.

2. Trình Tổng cục trưởng ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, tiêu chuẩn, quy chuẩn, phương án liên quan đến bảo tồn hệ sinh thái rừng; các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trong rừng đặc dụng;

b) Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững;

c) Cấp giấy phép cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động nghiên cứu khoa học trong các khu rừng đặc dụng theo quy định. Hướng dẫn, triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong rừng đặc dụng.

3. Trình Tổng cục trưởng tiêu chuẩn cơ sở ngành thuộc lĩnh vực bảo tồn hệ sinh thái rừng.

4. Thẩm định, trình Tổng cục trưởng: các đề án, dự án xác lập, quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng; phương án khai thác loài thực vật rừng, động vật rừng tự nhiên nguy cấp, quý, hiếm; chương trình, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án liên quan đến lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng.

5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tn thiên nhiên và đa dạng sinh học; nghiên cứu khoa học, dịch vụ du lịch sinh thái, giáo dục môi trường.

6. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dự án quy hoạch, xác lập, điều chỉnh, chuyển hạng, chuyển loại khu rừng đặc dụng; các dự án điều tra cơ bản trong rừng đặc dụng; các chương trình giám sát, đánh giá đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng.

7. Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý hệ thống rừng đặc dụng trên phạm vi cả nước; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo tồn của hệ thống rừng đặc dụng cả nước.

8. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trong rừng đặc dụng sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt.

9. Tham gia đề xuất các giải pháp quản lý động vật hoang dã; các loài sinh vật ngoại lai trong rừng.

10. Điều tra, thống kê, quản lý cơ sở dữ liệu về bảo tồn hệ sinh thái rừng trong hệ thống rừng đặc dụng.

11. Trình Tổng cục kế hoạch, giải pháp thực hiện các cam kết tại các điều ước, thỏa thuận quốc tế về bảo tồn hệ sinh thái rừng; tham gia các hội thảo, diễn đàn, hội nghị chuyên đề quốc tế về quản lý các khu bảo tồn, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học theo quy định.

12. Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, việc thực hiện nghiên cứu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn hệ sinh thái rừng trong các khu rừng đặc dụng theo quy định.

[...]