Quyết định 5571/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”

Số hiệu 5571/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/12/2020
Ngày có hiệu lực 09/12/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Sửu
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5571/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 và Luật số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019 về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương;

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21/11/2007;

Căn cứ Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

Căn cứ Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ Sửa đi, bổ sung một sđiều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06/5/2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;

Căn cứ Quyết định số 04/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 Thủ tướng Chính phủ sa đi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự c hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ

Căn cứ Thông tư số 55/2014/TT-BCT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06/5/2014 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương Quy định cụ thể và hướng dn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;

Xét đề nghị của Sở Công Thương Hà Nội tại Tờ trình số 5536/TTr-SCT ngày 08/12/2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2021-2025” (Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Chánh văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an Thành phố, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; Nội vụ; Cục Quản lý thị trường Hà Nội; Trưởng ban Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Công Thương;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND TP;
- VPUB: CVP, PCVP V.T. Anh; KT, NC, KGVX, TKBT;
- Lưu VT, KT
Vân.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5571/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBND thành phố Hà Nội)

A. SỰ CẦN THIẾT, QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN

1. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết nhiệm vụ nâng cao năng lực trong quản lý hóa chất

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp hóa chất của Việt Nam có tốc độ phát triển và tăng trưng cao. Hiện nay, công nghiệp hóa chất đang được xem là một trong các ngành kinh tế trọng điểm, được ưu tiên phát triển đđáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành sản xuất công nghiệp và nên kinh tế nói chung. Hiện nay cả nước có khoảng 670 doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực này. Thêm vào đó là trên 500 doanh nghiệp vừa và nh, các cơ sở sản xuất thủ công, sang chiết đóng chai thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,... Hàng năm, số các doanh nghiệp hoạt động hóa chất vẫn tăng lên, điều đó đã khẳng định vai trò quan trọng và sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp hóa chất. Ngoài ngành công nghiệp sản xuất hóa chất, các ngành công nghiệp khác cũng phát triển mạnh dẫn đến nhu cầu sử dụng hóa chất ngày càng nhiều, vì vậy hoạt động kinh doanh hóa chất cũng phát triển theo. Vai trò tích cực và không thể thiếu của hoạt động hóa chất trong sự phát triển kinh tế nói chung đã được khẳng định. Tuy nhiên, bên cạnh các đóng góp tích cực đó, hoạt động hóa chất cũng tác động tiêu cực đến an toàn, sức khỏe con người và môi trường.

Các số liệu thống kê về sự cố hóa chất trong thời gian qua cho thấy sự cố hóa chất đang xảy ra với tần suất ngày càng nhiều và quy mô, phạm vi tác động của sự cố rất lớn. Sự chóa chất ngày càng đặc biệt nguy hiểm do nhiều nhà máy hóa chất vẫn đang vận hành với công nghệ sản xuất cũ, thậm chí lạc hậu, thiết bị cũ,... việc xây dựng nhiều nhà máy chưa tuân thủ đúng các quy định về an toàn, cơ sở hoạt động hóa chất vẫn tồn tại trong khu vực dân cư, kinh doanh thương mại khác. Nhận thức rõ các nguy cơ và hậu qucủa sự cố hóa chất, các Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng các chương trình mục tiêu và ban hành một số văn bản pháp lý đquản lý hoạt động hóa chất một cách an toàn, thực hiện xây dựng các văn bản quy định lập kế hoạch, biện pháp ứng phó sự cố hóa chất, triển khai các chương trình, dự án đánh giá về an toàn hóa chất, sự cố hóa chất, triển khai một số cuộc diễn tập xử lý sự cố hóa chất,...

Nhằm mục đích cập nhật xu hướng mới trong quản lý hóa chất cũng như triển khai thực hiện các chiến lược mới trong quản lý hóa chất cấp độ địa phương, đồng bộ hoàn thiện quá trình quản lý hóa chất từ Trung ương đến địa phương, vì vậy việc nâng cao năng lực quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất tại các địa phương là rất cần thiết.

2. Sự cần thiết phải tiếp tục xây dựng Đề án cho giai đoạn 2021-2025

[...]