ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐĂK NÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
528/QĐ-UBND
|
Gia
Nghĩa, ngày 27 tháng 4 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP THỰC
HIỆN DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP ĐỂ CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG VÙNG TÂY NGUYÊN CỦA TỈNH
ĐĂK NÔNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 2094/QĐ-BNN-LN ngày 24/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Báo cáo khả thi (nay là dự
án đầu tư) dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên (FLITCH);
Căn cứ Quyết định số 2594/QĐ-BNN-TCCB ngày 10/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành quy chế quản lý và tổ chức hoạt động của dự án Phát
triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên; Quyết định số
2506/QĐ-BNN- HTQT ngày 07/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
việc phê duyệt Sổ tay thực hiện dự án “Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống
vùng Tây Nguyên”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số
34/TTr- SNN ngày 14 tháng 4 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định tạm thời về
phân công, phân cấp thực hiện dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống
vùng Tây nguyên của tỉnh Đăk Nông”.
Điều 2.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đơn vị liên
quan; Giám đốc Ban quản lý dự án FLITCH tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện:
Tuy Đức, Krông Nô, Cư Jút, Đăk Glong và Ban quản lý dự án FLITCH các huyện chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký./.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đỗ Thế Nhữ
|
QUY ĐỊNH
VỀ PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP THỰC HIỆN DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
ĐỂ CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG VÙNG TÂY NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 528/QĐ-UBND, ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Đăk Nông)
Điều 1. Mục
đích và nguyên tắc phân công, phân cấp
1. Xác định rõ thẩm quyền, trách
nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh (Cơ quan chủ quản dự án thành phần), Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (Chủ dự án thành phần), Ban quản lý dự án tỉnh
(Ban quản lý dự án thành phần), Ban quản lý dự án các huyện, Ban phát triển xã
trong quá trình tổ chức thực hiện dự án “Phát triển Lâm nghiệp để cải thiện đời
sống vùng Tây nguyên” (FLITCH) của tỉnh Đăk Nông.
2. Tăng cường phân cấp đảm bảo
thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện, quản lý và điều hành dự án FLITCH, đẩy
nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Điều 2. Phạm
vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc phân
công, phân cấp thực hiện dự án Phát triển Lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng
Tây nguyên của tỉnh Đăk Nông.
Điều 3. Nhiệm
vụ chung
Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn
của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý dự
án tỉnh, Ban quản lý dự án huyện và Ban phát triển xã thực hiện theo quy định tại:
Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ; Thông tư số
49/2009/TT-BNN ngày 04/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết
định số 2594/QĐ-BNN-TCCB ngày 10/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành quy chế quản lý và tổ chức hoạt động của dự án Phát triển lâm
nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên, Quyết định số 2506/QĐ-BNN-HTQT
ngày 07/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Sổ
tay thực hiện dự án “Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây
Nguyên” và các văn bản pháp luật có liên quan khác.
Điều 4. Nhiệm
vụ cụ thể của Ủy ban nhân dân tỉnh (Cơ quan chủ quản dự án thành phần)
1. Chỉ đạo, điều phối thực hiện
các mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung của dự án theo đúng tiến độ, quy định trong
Hiệp định vay, Báo cáo nghiên cứu khả thi và các văn bản pháp luật có liên
quan.
2. Phê duyệt Kế hoạch đầu tư xã
(CIP) và Kế hoạch đấu thầu của các gói thầu thuộc CIP trên địa bàn tỉnh.
3. Bố trí và thông báo vốn đối ứng
hàng năm để thực hiện các hoạt động của dự án trên địa bàn tỉnh theo cam kết.
4. Tổ chức thẩm định, phê duyệt
quyết toán dự án năm, quyết toán công trình, hạng mục công trình hoàn thành và
quyết toán dự án thành phần thực hiện tại tỉnh.
5. Quy định rõ trình tự, thời hạn
và sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng thuộc thẩm quyền trong quá trình thẩm
định, ra quyết định, phê duyệt các nội dung có liên quan do Chủ dự án trình để
không gây chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
6. Quy định nhiệm vụ, trách nhiệm
và quyền hạn cho Ban quản lý dự án tỉnh, huyện và Ban phát triển xã theo quy định
hiện hành của Nhà nước.
7. Thông qua Chủ dự án thường
xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của các Ban quản lý dự án (BQLDA) theo
Quy chế tổ chức, hoạt động của BQLDA và các quy định hiện hành của Nhà tài trợ,
Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực mua sắm, đấu thầu, thương thảo và ký hợp đồng;
rút vốn thanh toán; quản lý tài chính, tài sản và thực hiện các nghĩa vụ tài
chính, nghĩa vụ thuế của dự án.
Điều 5. Nhiệm
vụ cụ thể của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chủ dự án thành phần)
1. Phê duyệt kế hoạch chi tiết
hàng năm.
2. Tổ chức thẩm định, phê duyệt
thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán các hạng mục công trình đầu tư của dự
án.
3. Tổ chức thẩm định, phê duyệt
hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.
4. Chủ dự án ủy quyền cho BQLDA
tỉnh thương thảo, ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn và chịu trách nhiệm kiểm
tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu ngoài các hoạt động đầu tư
đã ủy quyền cho BQLDA huyện.
5. Chủ dự án ủy quyền cho BQLDA
huyện thương thảo, ký kết các hợp đồng: sản xuất cây giống (với những loài cây
phổ biến không đòi hỏi kĩ thuật cao); hợp đồng trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến
tái sinh rừng, khoán bảo vệ rừng, nông lâm kết hợp, cải tạo vườn hộ đối với hộ
gia đình và cộng đồng qua đó huy động được nguồn lực, trách nhiệm của BQLDA huyện.
6. Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá
và giám sát hoạt động của Ban quản lý dự án tỉnh, huyện và Ban phát triển xã
trong quá trình thực hiện dự án.
Điều 6. Nhiệm
vụ của Ban quản lý dự án FLITCH tỉnh (PPMU-Ban quản lý dự án thành phần)
Thường trực giúp việc cho Ban điều
hành dự án tỉnh, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và BQLDA trung
ương về việc quản lý thực thi các hoạt động của dự án trên địa bàn tỉnh, phù hợp
với các mục tiêu đề ra theo các quy định của ADB và Nhà nước về quản lý dự án đầu
tư, quản lý tài chính, đấu thầu, thực hiện chế độ kế toán, cụ thể bao gồm những
nội dung chính như sau:
1. Chỉ đạo BQLDA huyện, Ban phát
triển xã xây dựng các kế hoạch, phương án sử dụng Quỹ phát triển xã (CDF) theo
đúng mục tiêu của dự án và đạt hiệu quả.
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động dự
án hằng năm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp & PTNT và ADB trình Ban điều
hành dự án tỉnh thông qua để Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, gửi BQLDA trung
ương tổng hợp trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.
3. Xây dựng kế hoạch đầu tư xã
trên cơ sở kế hoạch dự án hàng năm đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt,
trình Ban điều hành dự án tỉnh xem xét và Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Xây dựng dự toán ngân sách
chi tiết quý, năm trên cơ sở kế hoạch dự án hàng năm đã được Bộ Nông nghiệp
& PTNT phê duyệt, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt.
5. Tổ chức thực hiện dự án theo
mục tiêu và kế hoạch được duyệt trên địa bàn tỉnh, đảm bảo sử dụng kinh phí của
dự án trên cơ sở các định mức chi phí dự án được ban hành, đúng mục đích, tiết
kiệm và có hiệu quả.
6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá
các hoạt động của dự án tỉnh.
7. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt và gửi báo cáo quyết toán hàng năm cho Ban quản lý các dự án lâm nghiệp
để tổng hợp.
8. Sắp xếp, bố trí cho các
chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước làm việc trên địa bàn tỉnh có hiệu quả
theo mục tiêu của dự án.
9. Lập, trình báo các định kỳ
cho Ban điều hành dự án tỉnh và các Ban ngành của tỉnh có liên quan. Tổ chức
các cuộc họp của Ban điều hành dự án tỉnh và hoàn chỉnh các biên bản cuộc họp
này.
10. Hướng dẫn thực hiện các quy
định của Nhà nước và quy định của ADB liên quan đến dự án cho các cấp huyện,
xã.
11. Tổ chức hoạt động mua sắm
theo các hình thức mua sắm quy định tại Phụ lục 4 (về mua sắm) của Hiệp định
vay vốn (trừ hình thức mua sắm đấu thầu cạnh tranh Quốc tế do Ban quản lý dự án
Trung ương thực hiện).
12. Trình cấp có thẩm quyền của
tỉnh phê duyệt thiết kế, dự toán, hồ sơ mua sắm và tổ chức đấu thầu, mua sắm
hàng hóa, đấu thầu xây lắp công trình xây dựng cơ bản, tuyển chọn tư vấn theo
Quy chế của ADB và của Nhà nước Việt Nam.
13. Tổ chức nghiệm thu các công
trình xây dựng cơ bản và các hoạt động khác (QHSD đất, khuyến nông, khuyến lâm,
trồng rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, cây giống, xây lắp,...)
theo quy định của ADB và Chính phủ.
14. Tổ chức tập huấn cho cán bộ
cấp tỉnh, huyện, xã thuộc phạm vi dự án tỉnh quản lý.
15. Ký hợp đồng sản xuất cây con
có yêu cầu kỹ thuật cao và hợp đồng trồng rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng với
các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, Công ty lâm nghiệp và các Doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
16. Tổ chức phúc tra, phúc kiểm
các công trình đầu tư lâm sinh như vườn ươm, cây giống, hợp đồng trồng rừng,
nông lâm kết hợp, cải tạo vườn hộ,... do Ban quản lý dự án huyện triển khai thực
hiện.
17. Lập báo cáo tiến độ, báo cáo
tài chính định kỳ và các báo cáo khác theo quy định gửi BQLDA Trung ương.
18. Phối hợp với BQLDA Trung
ương, các BQLDA huyện, UBND các xã, các đơn vị nghiên cứu, các chuyên gia tư vấn
để chuẩn bị và thực hiện các hoạt động dự án tại tỉnh.
19. Chịu trách nhiệm về giám sát
và báo cáo việc thực hiện các hoạt động dự án tại tỉnh theo hệ thống báo cáo của
dự án.
20. Lập sao kê chi tiêu (SOE)
cho các chi phí phát sinh tại BQLDA tỉnh, bao gồm cả phát sinh tại BQLDA huyện,
Ban phát triển xã theo hướng dẫn của dự án, quy định của Bộ Tài chính và các
quy định khác có liên quan.
21. Quản lý các thiết bị và
phương tiện của BQLDA tỉnh theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 7. Nhiệm
vụ của Ban quản lý dự án FLITCH huyện (DPMU)
1. Phối hợp với PPMU và tư vấn
hướng dẫn, giúp Ban phát triển xã xây dựng kế hoạch phát triển đầu tư xã trên
cơ sở ý kiến của cộng đồng thông qua phương pháp đánh giá nông thôn cùng tham
gia (PRA) và hướng dẫn của Ban quản lý dự án Trung ương.
2. Tổng hợp, trình Ủy ban nhân
dân huyện phê duyệt các kế hoạch phát triển xã của các xã tham gia dự án.
3. Tổ chức và kiểm tra việc thực
thi kế hoạch hoạt động của dự án trên địa bàn xã (bao gồm cả kế hoạch phát triển
xã của xã tham gia dự án thuộc huyện) theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và
hiệu quả theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.
4. Phối hợp với các đơn vị
nghiên cứu, tư vấn, Ủy ban nhân dân xã và các tổ chức quần chúng trong việc thực
thi dự án có hiệu quả trên địa bàn huyện.
5. Tổ chức, hướng dẫn các hộ/cộng
đồng người dân vùng dự án kí hợp đồng tự mua cây giống, phân bón đúng và đạt
tiêu chuẩn chất lượng hoặc DPMU kí hợp đồng sản xuất cây con với những loài cây
phổ biến không đòi hỏi kỹ thuật cao với các chủ vườn ươm trên địa bàn huyện/xã
dự án theo quy định của Nhà nước và ADB để cung ứng cho các hộ, cộng đồng người
dân vùng dự án nói trên.
6. Ký hợp đồng, nghiệm thu: trồng
rừng, khoanh nuôi làm giàu rừng, khoán bảo vệ rừng, nông-lâm kết hợp, cải tạo
vườn hộ cho các hộ gia đình, cộng đồng tham gia dự án; Phối hợp chặt chẽ với
PPMU trong việc tiếp nhận và chuyển giao cây giống, phân bón và những vật tư
liên quan khác (nếu có) cho các hộ, cộng đồng triển khai thực hiện các hoạt động
lâm sinh này.
7. Phối hợp với BQLDA tỉnh trong
việc lập kế hoạch hoạt động hàng năm (đặc biệt là kế hoạch lâm sinh, như việc
xác định quỹ đất và đối tượng tham gia trồng rừng, khoanh nuôi làm giàu rừng...),
lập kế hoạch ngân sách hàng năm.
8. Tổ chức triển khai thực hiện
các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, giao đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, cộng đồng, tổ chức tham gia trồng rừng, quản
lý bảo vệ rừng vùng phòng hộ xung yếu và vùng đệm.
9. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc,
giám sát việc thực hiện các hoạt động dự án của các hộ gia đình, cộng đồng, tổ
chức tham gia dự án và Ban phát triển xã tại các xã dự án.
10. Tổ chức khai thác sử dụng,
quản lý bảo vệ các công trình xây dựng cơ bản của dự án trong địa bàn. Xây dựng
kế hoạch, biện pháp bảo dưỡng, sửa chữa các công trình này sau khi bàn giao đưa
vào sử dụng.
11. Thực hiện chế độ báo cáo
tình hình hoạt động dự án theo quy định.
Điều 8. Nhiệm
vụ của Ban phát triển xã (CDU)
1. Tham gia xây dựng, thực hiện
kế hoạch phát triển xã và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng Quỹ phát triển xã
(CDF) do BQLDA tỉnh chuyển về và từ các nguồn thu khác (khoản đóng góp của các
hộ trồng rừng...). Phương thức quản lý, điều hành Quỹ phát triển xã theo quy định
của Bộ Tài chính về quản lý tài chính dự án.
2. Tham gia xây dựng, trình Ủy
ban nhân dân xã kế hoạch phát triển xã.
3. Tổ chức họp dân để thống nhất
việc sử dụng Quỹ trên (CDF), gửi BQLDA huyện có ý kiến trước khi trình UBND xã
phê duyệt và chịu trách nhiệm quản lý tài khoản theo đúng các hoạt động đầu tư
được thống nhất và phê duyệt.
4. Giám sát các hoạt động phát
triển cộng đồng của dự án tại xã tham gia dự án.
5. Thống nhất đảm bảo sự tham
gia và cam kết của cộng đồng vào quá trình triển khai thực hiện dự án và hoàn
chỉnh các thỏa thuận về bảo vệ rừng có liên quan được BQLDA tỉnh phê duyệt.
6. Phối hợp với Ủy ban nhân dân
xã, các tổ chức có liên quan và cộng đồng các thôn, bon, tổ chức quần chúng, những
doanh nghiệp nhỏ để cung cấp dịch vụ, thực thi kế hoạch đầu tư xã do Ban quản
lý dự án tỉnh làm chủ đầu tư và các hoạt động khác của dự án trên địa bàn xã.
7. Đề xuất cán bộ đủ năng lực,
phẩm chất tham gia vào các hoạt động dự án phù hợp với Sổ tay hướng dẫn thực hiện
dự án (PIM).
8. Thành lập Ban Giám sát nhân
dân để theo dõi việc thực hiện các hợp đồng và phân phối hàng hóa với những người
hưởng lợi từ dự án và thi công các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn xã.
9. Tổ chức quản lý, sử dụng và
huy động sự đóng góp của người dân, cộng đồng để bảo dưỡng duy tu các công
trình xây dựng cơ bản của dự án trên địa bàn xã sau khi bàn giao đưa vào sử dụng.
10. Thực hiện chế độ báo cáo
tình hình hoạt động dự án theo quy định.
Điều 9. Tổ
chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn Ban quản lý dự án tỉnh, huyện, Ban
phát triển xã thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu
có vướng mắc Ban quản lý dự án các cấp tỉnh, huyện, xã báo cáo Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chỉnh sửa,
bổ sung cho phù hợp./.