ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
52/2009/QĐ-UBND
|
Biên
Hòa, ngày 27 tháng 07 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH KIỂM TRA VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH, CHẾ BIẾN
GỖ VÀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến sản xuất, kinh doanh, chế
biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số
1323/SNN-CB ngày 30 tháng 6 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế
biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Công thương, Tài chính, Công an tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Cục trưởng
Cục Thuế, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long
Khánh và thành phố Biên Hòa. Thủ trưởng các cơ quan và cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
PHÓ CHỦ TỊCH
Ao Văn Thinh
|
QUY ĐỊNH
KIỂM TRA VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH, CHẾ BIẾN GỖ VÀ LÂM SẢN
NGOÀI GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 52/2009/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2009 của
UBND tỉnh Đồng Nai)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Bản Quy định này quy định nội
dung, hình thức, thủ tục kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản
ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Các doanh nghiệp, hợp tác xã,
hộ kinh doanh và cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Các cơ quan có thẩm quyền thực
hiện việc kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ gồm
các sở, ngành: Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công thương,
Công an tỉnh; Cục Thuế tỉnh; Chi cục Kiểm lâm; UBND các huyện; thị xã Long
Khánh và thành phố Biên Hòa.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
1. Gỗ nêu trong bản Quy định
này bao gồm gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp.
2. Lâm sản ngoài gỗ trong bản
Quy định này bao gồm tất cả các nguyên liệu, sản phẩm có nguồn gốc từ thực
vật, động vật rừng (loại trừ gỗ).
Chương II
NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ
THỦ TỤC KIỂM TRA
Điều 4. Nội
dung kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ
1. Kiểm tra hồ sơ, điều kiện về
sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc giấy phép đầu tư do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản
theo mẫu do cơ quan Kiểm lâm hướng dẫn.
2. Kiểm tra về sản xuất, kinh
doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ
a) Nguồn nguyên liệu sản xuất, hồ
sơ về nguyên liệu;
b) Sản phẩm, kết quả tiêu thụ sản
phẩm.
3. Kiểm tra về thiết bị, máy
móc, công nghệ để sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
4. Kiểm tra về sản xuất, chế biến
gỗ và lâm sản ngoài gỗ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và khu vực.
5. Kiểm tra về các khoản thuế phải
nộp.
Điều 5. Hình
thức kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ
1. Kiểm tra định kỳ
Kiểm tra định kỳ mỗi năm một lần
đối với các đối tượng nêu tại khoản 1, Điều 2 Quy định này.
2. Kiểm tra đột xuất
Kiểm tra đột xuất khi các đối tượng
nêu tại khoản 1, Điều 2 Quy định này có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Điều 6. Thủ
tục kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ
1. Khi tiến hành kiểm tra phải
có quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra phải căn cứ vào chương trình, kế hoạch
đã được phê duyệt hoặc khi phát hiện doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và
cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Quyết định kiểm tra phải ghi
rõ
a) Căn cứ pháp lý để kiểm tra;
b) Nội dung, yêu cầu, phạm vi kiểm
tra;
c) Thời hạn kiểm tra;
d) Thành viên đoàn kiểm tra; quyền
và trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra;
e) Quyền và nghĩa vụ của doanh
nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cá nhân được kiểm tra.
3. Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm
lâm Đồng Nai ra quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế
biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ định kỳ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã. Thành phần
Đoàn Kiểm tra định kỳ có đại diện các cơ quan, đơn vị nêu tại khoản 2, Điều 2
Quy định này.
4. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
nêu tại khoản 2, Điều 2 Quy định này theo chức năng quản lý của ngành mình khi
phát hiện doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì có trách
nhiệm ra quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra đột xuất ngay.
5. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm tiến
hành kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ định kỳ
hoặc đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với hộ kinh doanh và cá
nhân thuộc địa phương mình quản lý.
6. Quyết định kiểm tra phải
thông báo cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cá nhân được kiểm tra
ít nhất là 03 ngày trước khi tiến hành kiểm tra, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất
khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra.
7. Thời gian kiểm tra trực tiếp
của mỗi cuộc kiểm tra tối đa là 05 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.
Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định kiểm tra có thể gia hạn. Thời
gian gia hạn không vượt quá thời hạn quy định cho mỗi cuộc kiểm tra.
8. Người được giao nhiệm vụ kiểm
tra chỉ được kiểm tra các hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ, nguyên liệu,
phương tiện của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cá nhân có liên quan
đến những nội dung ghi trong quyết định kiểm tra.
9. Việc kiểm tra định kỳ hoặc kiểm
tra đột xuất phải được lập biên bản và có kết luận bằng văn bản về những nội
dung đã kiểm tra. Nếu trong quá trình kiểm tra phát hiện doanh nghiệp, hợp tác
xã, hộ kinh doanh và cá nhân có vi phạm phải lập hồ sơ về việc vi phạm, tạm giữ
tang vật, phương tiện vi phạm và chuyển hồ sơ cho cấp có thẩm quyền xử lý theo
quy định.
10. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
kinh doanh và cá nhân phải cung cấp đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng
từ có liên quan đến lĩnh vực bị kiểm tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
về các thông tin, tài liệu, sổ sách, chứng từ đã cung cấp.
11. Chậm nhất là 03 ngày, kể từ
ngày hết hạn kiểm tra, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cá nhân phải
nhận được văn bản kết luận về những nội dung đã kiểm tra.
12. Văn bản kết luận về những nội
dung đã kiểm tra phải được báo cáo người đã ra quyết định kiểm tra.
Điều 7. Kinh
phí kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ
1. Hàng năm, Chi cục Trưởng Chi
cục Kiểm lâm có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế
biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và
cá nhân, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT để trình UBND tỉnh phê duyệt.
Kinh phí kiểm tra về sản xuất,
kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ đối với các doanh nghiệp, hợp tác
xã, hộ kinh doanh và cá nhân, được sử dụng từ nguồn kinh phí chi ngoài khoán
hàng năm của Chi cục Kiểm lâm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nguồn kinh phí do ngân sách cấp
được quản lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích và được quyết toán hàng năm theo
quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Phân
công trách nhiệm
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và
PTNT có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kiểm tra về sản xuất, kinh
doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
2. Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm
lâm có trách nhiệm chủ trì thực hiện việc kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế
biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
và cá nhân khi quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra, và giữ vai trò Trưởng Đoàn.
3. Giám đốc, Thủ trưởng các sở,
ngành có trách nhiệm cử cán bộ, công chức tham gia Đoàn Kiểm tra khi có yêu cầu
và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của lĩnh vực ngành mình quản lý trong việc
thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
4. Giám đốc, Thủ trưởng các sở,
ngành nêu tại khoản 2, Điều 2 Quy định này chịu trách nhiệm về quyết định của
mình khi thành lập Đoàn Kiểm tra đột xuất đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Hạt Trưởng các Hạt Kiểm lâm chịu
trách nhiệm về quyết định của mình khi thành lập Đoàn Kiểm tra đột xuất đối với
hộ kinh doanh và cá nhân thuộc địa phương mình quản lý.
Điều 9. Khen
thưởng, kỷ luật
Những tổ chức cá nhân có thành
tích trong việc thực hiện những nội dung quy định kiểm tra về sản xuất, kinh
doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được khen thưởng
theo quy định pháp luật.
Người được giao nhiệm vụ kiểm
tra phải thực hiện theo đúng những nội dung kiểm tra của bản Quy định này, người
nào vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy
định hiện hành; nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật.
Điều 10.
Khiếu nại, tố cáo
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
kinh doanh và cá nhân khi phát hiện việc làm trái pháp luật của cá nhân, tổ chức
có thẩm quyền trong khi kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản
ngoài gỗ có quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, tố
cáo.
Điều 11. Chế
độ báo cáo
Kết thúc các đợt kiểm tra, Đoàn
Kiểm tra của tỉnh và Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm
tra về Chi cục Kiểm lâm để tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT. Định kỳ
hàng năm hoặc đột xuất, Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo
về UBND tỉnh./.