QUY CHẾ
VỀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP CÔNG TÁC
GIỮA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VÀ HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2006/QĐ-UBND ngày 14/9/2006 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân
dân Tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh (sau đây viết tắt là Hội LHPN Tỉnh) đặt
dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của mỗi tổ chức và cùng phối hợp công tác theo nguyên tắc "Lấy dânh
làm gốc, quan hệ bình đẳng, hợp tác".
Điều
2. Ủy ban nhân dân Tỉnh và Hội Liên hiệp
Phụ nữ Tỉnh phối hợp thường xuyên nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ
trong công cuộc xây dựng tỉnh nhà thời kỳ đổi mới; đồng thời chăm lo, bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của phụ nữ, trẻ em.
Chương
II
NỘI DUNG PHỐI
HỢP CÔNG TÁC
Điều
3.
1. Tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, hội viên, quần chúng phụ
nữ nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực cho phụ nữ về
mọi mặt.
2. Giáo dục, vận động
các tầng lớp phụ nữ chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.
3. Vận động phụ nữ, trẻ
em trong độ tuổi thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở, trung
học phổ thông, các chương trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em, phòng chống
các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
4. Hỗ trợ giải quyết
việc làm và điều kiện khác nhằm tăng thu nhập cải thiện đời sống phụ nữ.
5. Tạo điều kiện cho
phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng,
chính quyền, đoàn thể vững mạnh.
Chương
III
QUY ĐỊNH
TRÁCH NHIỆM
Điều
4. Ủy ban nhân dân Tỉnh có trách nhiệm:
1. Chỉ đạo các Sở, ban,
ngành Tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Ủy ban nhân dân các xã phường,
thị trấn (sau đây gọi chung là cơ quan hành chính nhà nước các cấp) tạo điều kiện
thuận lợi cho các cấp Hội Phụ nữ tham gia hoạt động quản lý nhà nước về các vấn
đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em.
2. Mời đại diện Hội
Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh tham dự các cuộc họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân Tỉnh;
mời tham gia thảo luận hoặc gửi dự thảo văn bản để Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh
góp ý kiến khi xây dựng , sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật; khi
xây dựng, bổ sung chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và các chế độ, chính sách liên quan đến
phụ nữ, trẻ em.
3. Mời đại diện Hội
Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh tham gia với tư cách là thành viên chính thức trong các tổ
chức tư vấn, trong các đoàn kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước về các
lĩnh vực, vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em.
4. Tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh hoạt động như: kinh phí, phương tiện
làm việc, các hoạt động gây quỹ Hội, tổ chức sản xuất, dịch vụ, hỗ trợ phụ nữ
giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến sự tiến bộ và bình đẳng giới của
phụ nữ, góp phần tổ chức thực hiện thắng lợi Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ
phụ nữ Tỉnh.
5.Cung cấp thông tin về
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của Tỉnh liên
quan đến phụ nữ, trẻ em.
Điều
5. Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh có trách nhiệm:
1. Tham gia ý kiến vào
các dự thảo chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội, các chế độ, chính sách; bổ sung, sửa đổi các văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân Tỉnh liên quan đến phụ nữ, trẻ em phù
hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
2. Cử đại diện của Hội
Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh tham gia làm thành viên chính thức trong các tổ chức tư vấn,
đoàn kiểm tra liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em.
3. Tích cực tác động
và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp trong việc đặt
ra mục tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực
quản lý của phụ nữ; hiểu và nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước để thật sự phát huy được vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong
việc tham gia quản lý nhà nước.
4. Bồi dưỡng giáo dục,
nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, hội viên, quần chúng phụ nữ nhằm phát
huy quyền làm chủ của phụ nữ tham gia quản lý nhà nước.
5. Từng thời điểm
nghiên cứu và đề xuất với cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp nhữnh vấn đề bức
thiết nhất đối với phong trào và tổ chức hoạt động của Hội Phụ nữ.
6. Cung cấp thông tin
về hoạt động của Hội Liêp hiệp Phụ nữ Tỉnh đối với các vấn đề liên quan đến phụ
nữ, trẻ em.
Điều
6. Ủy ban nhân dân Tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ
nữ Tỉnh phối hợp tổ chức các hình thức thích hợp để thu thập ý kiến về tình
hình thực hiện chủ trương, chính sách, luật pháp; phát hiện xử lý kịp thời những
vi phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em. Vận động các tầng lớp
phụ nữ tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Chương
IV
CHẾ ĐỘ LÀM
VIỆC
Điều
7. Sáu tháng một lần, đại diện lãnh đạo Ủy
ban nhân dân Tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh họp để thông qua tình hình hoạt
động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh, việc thực hiện luật pháp, chính sách và đề
xuất của Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh về những vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ
em; kiểm điểm việc thực hiện Nghị định 19/2003/NĐ-CP; đồng thời thảo luận và
xây dựng kế hoạch phối hợp cho các hoạt động tiếp theo.
Điều
8.
1. Ủy ban nhân dân Tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh phối hợp
trong việc chỉ đạo Ủy ban nhân dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện và cấp xã
sơ kết đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Nghị định số 19/2003/CP hàng năm.
2. Hai năm một lần, Ủy
ban nhân dân Tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh có trách nhiệm phối hợp tổ chức
sơ kết đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Nghị định số 19/2003/CP.
Chương
V
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều
9. Ủy ban nhân dân Tỉnh và Hội Liên hiệp
Phụ nữ Tỉnh cử cán bộ lãnh đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Nghị định số
19/2003/CP và việc triển khai thực hiện Quy chế này; đồng thời chỉ đạo cho Ủy
ban nhân dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện, cấp xã xây dựng quy chế phối hợp
giữa chính quyền và Hội Phụ nữ cùng cấp.
Điều
10. Ủy ban nhân dân Tỉnh và Hội Liên hiệp
Phụ nữ Tỉnh có trách nhiệm cử người theo dõi, tham mưu, tổng hợp báo cáo tình
hình thực hiện Nghị định số 19/2003/CP và việc triển khai thực hiện Quy chế
này. Việc cung cấp thông tin giữa hai tổ chức được thực hiện thường xuyên qua
người được phân công theo dõi trực tiếp.
Trong quá trình thực
hiện Quy chế và mối quan hệ phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân Tỉnh và Hội
Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh, nếu một trong hai tổ chức xét thấy cần sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp thì lãnh đạo hai bên bàn bạc quyết định tại hội nghị liên tịch gần
nhất./.