Quyết định 5168/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi sông Nhuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/500

Số hiệu 5168/QĐ-UBND
Ngày ban hành 08/10/2014
Ngày có hiệu lực 08/10/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Trần Xuân Việt
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5168/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHỈ GIỚI HÀNH LANG BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI SÔNG NHUỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỶ LỆ 1/500
ĐỊA ĐIỂM: CÁC QUẬN: BẮC TỪ LIÊM, NAM TỪ LIÊM, HÀ ĐÔNG; CÁC HUYỆN: THANH TRÌ, THANH OAI, THƯỜNG TÍN, PHÚ XUYÊN, ỨNG HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐNĐ UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Khai thác Bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác Bảo vệ công trình thủy lợi;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 937/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2009 về việc phê duyệt Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ, số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Thông tư số 45/2009/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn hướng dẫn lập, phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi;

Căn cứ Quyết định số 37/2013/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định phạm vi bảo vệ đối với công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Căn cứ các Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố: số 1569/QĐ-UBKD ngày 06 tháng 4 năm 2010 về việc phê duyệt Đề ánQuản lý bảo vệ môi trường, quản lý sử dụng đất đai lưu vực sông Nhuệ”, số 2093/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2014 về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp trục chính hệ thống thủy lợi sông Nhuệ (đoạn từ nh đai 4 đến hết hệ thống), thành phố Hà Nội;

Căn cứ ý kiến của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn tại văn bản số 1284/BNN-TCTL ngày 21 tháng 4 năm 2014 về việc mốc giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi sông Nhuệ, thành phố Hà Nội;

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên Môi trường tại các văn bản: số 3417/TTr-STNMT ngày 18 tháng 6 năm 2014 số 4968/STNMT-ĐĐ&BĐ ngày 8 tháng 9 năm 2014; đề nghị của Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tại văn bản số 302/BC-SNN ngày 25 tháng 9 năm 2014 về việc báo cáo kết quả thẩm định chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi sông Nhuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi sông Nhuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/500 do Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội lập hoàn thành tháng 9/2014 (gồm 129 tờ) được Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn thẩm định với các nội dung chính như sau:

1. Vị trí, hướng tuyến:

1.1. Vị trí: Tuyến sông Nhuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đi qua địa bàn các quận: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông các huyện: Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa với chiều dài khoảng 62 km.

1.2. Hướng tuyến: Xác định trên cơ sở hiện trạng tuyến sông Nhuệ, phù hợp với Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2009.

- Điểm đầu (điểm A): vị trí cống Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm.

- Điểm cuối (điểm E): hết địa phận hành chính thành phố Hà Nội (hết địa bàn huyện Ứng Hòa).

2. Loại, cấp công trình: Công trình thủy lợi, cấp I.

3. Tim sông chỉ giới hành lang bảo vệ sông Nhuệ:

3.1. Tim sông đi qua các điểm A, A1,... A51, B, C, C1, ...C5, D, E được xác định bằng tọa độ các điểm khống chế, bán kính cong các thông số kỹ thuật ghi trực tiếp trên bản vẽ.

3.2. Chỉ giới hành lang bảo vệ:

3.2.1. Phạm vi bảo vệ:

Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi sông Nhuệ được xác định như sau:

a) Từ cống Liên Mạc đến hết địa bàn quận Nam Từ Liêm (điểm A đến điểm B) dài khoảng 14 km:

- Những đoạn sông hình thành bờ đê: phạm vi bảo vệ tính từ chân mái ngoài bờ đê trở ra 5m; riêng đối với đoạn quy hoạch để xây dựng bể lắng bùn cát: phạm vi bảo vệ tính từ chân mái ngoài bờ đê trở ra 25m;

- Những đoạn sông không hình thành bờ đê: phạm vi bảo vệ tính từ tim sông trở ra phía không hình thành bờ đê 50m.

[...]