Quyết định 5118/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển thể dục, thể thao tỉnh Thanh Hóa trở thành trung tâm mạnh hàng đầu cả nước vào năm 2020, định hướng đến năm 2025

Số hiệu 5118/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/12/2016
Ngày có hiệu lực 30/12/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Phạm Đăng Quyền
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5118/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỂ DỤC, THỂ THAO TỈNH THANH HÓA TRỞ THÀNH TRUNG TÂM MẠNH HÀNG ĐẦU CỦA CẢ NƯỚC VÀO NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thể dục, Thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ v/v ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020; các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 v/v phê duyệt chiến lược phát triển thể dục thể thao (TDTT) Việt Nam đến năm 2020; s 2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 v/v phê duyệt Quy hoạch phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 304/QĐ-UBND ngày 26/01/2007 v/v phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu liên hp TDTT tnh; số 3916/QĐ-UBND ngày 30/11/2011 v/v phê duyệt quy hoạch phát triển sự nghiệp TDTT tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; số 1786/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 về ban hành chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành TW Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mnh mẽ về TDTT đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Ttrình số 2823/TTr-SVHTTDL ngày 28/10/2016; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 1687/STP-XDVB ngày 16/12/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển TDTT tỉnh Thanh Hóa trở thành trung tâm mạnh hàng đầu cả nước vào năm 2020, định hướng đến năm 2025, với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung.

Phát triển toàn diện, rộng rãi TDTT cho mọi người, nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc, tuổi thọ cho nhân dân, lành mạnh hóa lối sng của thanh, thiếu niên và tạo nguồn tuyển chọn cho TTTTC; tập trung các nguồn lực để phát triển TTTTC, tạo bước đột phá ở một số môn TTTTC trọng điểm có tiềm năng thế mạnh của tỉnh; đưa TDTT Thanh Hóa trở thành trung tâm mạnh hàng đầu của cả nước vào năm 2020, đnh hướng đến năm 2025.

2. Mc tiêu cthể.

a) Thể dục, thể thao cho mọi người:

- Thể dục thể thao quần chúng: Có tỷ lệ người tập luyện thể thao thường xuyên, gia đình thể thao, CLB thể thao, cơ sở vật chất ở mức khá của cả nước. Người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 41,5 %, tương đương với 1.385.000 người; đến năm 2025 đạt 45%. Gia đình thể thao đạt 31% số hộ, tương đương 268.204 hộ gia đình; đến năm 2025 đạt 33%. Số CLB TDTT cơ sở đạt 3500 CLB; đến năm 2025 đạt 3800 CLB. Số cán bộ, hướng dẫn viên, trọng tài có 120 người; đến năm 2025 có 150 người.

- Giáo dục thể chất và thể thao trường học: Năm 2020 có 95% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể thao (RLTT) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến năm 2025 đạt 98%; duy trì 100% số trường phổ thông, dạy nghề, cao đẳng, đại học thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất (GDTC) nội khóa theo quy định; hoạt động ngoại khóa đạt 98% vào năm 2020 và đạt 100% vào năm 2025; có đủ giáo viên giảng dạy GDTC nội khóa và đến năm 2025 có đủ hướng dẫn viên hướng dẫn hoạt động ngoại khóa; cơ sở vật chất trường học đạt 98% vào năm 2020 và đạt 100% vào năm 2025; có 100% trường phổ thông đưa môn bơi vào chương trình ngoại khóa, thực hiện chương trình phòng chng đuối nước của ngành giáo dục và đào tạo; tổ chức HKPĐ (theo chu kỳ 4 năm). Hàng năm tổ chức các giải thể thao từ cơ sở đến cấp tỉnh cho học sinh phổ thông các cấp.

- Lực lượng vũ trang: Duy trì 100% cán bộ, chiến sĩ đạt tiêu chuẩn chiến sĩ khỏe; phát triển CLB các môn thể thao, số môn thể thao đạt 8-14 môn; tổ chức hội thao từ cơ sở đến cấp tỉnh hai năm một lần; tăng cường đội ngũ cán bộ TDTT, cơ sở vật chất, sân bãi, tài chính và hoạt động TDTT tại các đơn vị lực lượng vũ trang.

- Hệ thống thi đấu TDTT cấp tnh, cấp huyện: Tổ chức đại hội TDTT các cấp 4 năm một lần; đến năm 2020, hàng năm tổ chức 20 - 25 giải thi đấu thể thao, đến năm 2025 đạt 25 - 30 giải/năm; hàng năm tổ chức các giải thể thao (02 năm một lần cho từng môn thể thao theo hình thức luân phiên cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tỉnh

(Chi tiết tại phụ lục số 01).

b) Thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp:

- Vị trí: Giữ vững vị trí thứ tư, thu hẹp khoảng cách trình độ đối với các trung tâm TDTT mạnh của cả nước như: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Quân đội; nỗ lực phấn đấu vươn lên vị trí thứ ba, đóng góp nhiều VĐV ưu tú cho TTVN. Bóng đá, Bóng chuyền nữ giữ thứ hạng cao tại giải vô địch toàn quốc.

- Môn thể thao: Đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, phát triển 35 môn thể thao theo chiến lược phát triển TTVN. Đầu tư trọng điểm 23 môn có khả năng giành huy chương vàng và huy chương Đại hội TDTT toàn quốc, các môn thể thao có thế mạnh của Thanh Hóa gồm: Điền kinh, bơi, lặn, bắn súng, bắn cung, karatedo, canoing, rowing, cử tạ, vật, judo, cầu mây, pencaksilat, boxing, tekwondo, vovinam, wushu, đấu kiếm, xe đạp, võ cổ truyền, bóng chuyền nữ, dance sport và bóng đá. Môn thể thao trọng điểm: Ưu tiên đầu tư cao cho 12 - 16 môn chủ lực, mũi nhọn là các môn giành được HCV đại hội TDTT toàn quốc, đóng góp VĐV ưu tú cho TTVN giành thành tích cao trên đấu trường seagames, châu lục và thế giới gồm: Điền kinh, bơi, lặn, ctạ, bắn súng, canoing, rowing, vật, cầu mây, karatedo, taekwondo, pencaksilat, boxing, vovinam, dance sport và bóng đá (Chi tiết tại phụ lục s 02).

- Lực lượng: Đến năm 2020, tuyến 1 - 500 VĐV, tuyến II - 500 VĐV, tuyến III - 1500 VĐV, tuyến IV - 3000 VĐV; 80 VĐV đạt đẳng cấp kiện tướng, 90 VĐV đạt dự bị kiện tướng và cấp I quốc gia; đến năm 2025, tuyến I - 550 VĐV, tuyến II - 650 VĐV, duy trì VĐV tuyến III và tuyến IV; 85 VĐV đạt đẳng cấp kiện tướng, 100 VĐV đạt dự bị kiện tướng và cấp I quốc gia. VĐV trọng điểm: Đến năm 2020, hàng năm ưu tiên đầu tư từ 180 - 200 VĐV cấp cao, trong đó có 80 - 90 VĐV ưu tú được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt của tỉnh; đến năm 2025 đầu tư từ 200 - 250 VĐV cấp cao, trong đó có 100 - 120 VĐV ưu tú. Lực lượng HLV, trọng tài: Đến năm 2020 có 120 HLV (10 HLV cấp cao), 60 trọng tài (6 trọng tài cấp cao); năm 2025 có 135 HLV (15 HLV cấp cao), 70 trọng tài (8 trọng tài cấp cao) (Chi tiết tại phụ lục s 03).

- Thành tích thi đấu: Đến năm 2020, thành tích thi đấu quốc gia tại các giải vô địch trẻ đạt 65 HCV, 60 HCB, 65 HCĐ; năm 2025 đạt 75 HCV, 70 HCB, 80 HCĐ. Giải Vô địch quốc gia đạt 55 HCV, 50 HCB, 60 HCĐ, năm 2025 đạt 70 HCV, 60 HCB, 70 HCĐ. Đại hội TDTT toàn quốc năm 2018 đạt 55 HCV, 45 HCB, 50 HCĐ; Đại hội năm 2022 đạt 65 HCV, 65 HCB, 70 HCĐ. Thành tích thi đấu quốc tế: SEA Games đóng góp 10 - 15% lực lượng VĐV, giành 6 - 8% số huy chương và duy trì đến năm 2025. Có 01 huy chương vàng ASIAD lần thứ 18, năm 2018 và lần thứ 19, năm 2022. Có từ 2 - 3 VĐV tham dự Olympic Games lần thứ 32, năm 2020; có huy chương Olympic vào năm 2024 (Chi tiết tại phụ lục s 04).

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ và giải pháp chung:

a) Tuyên truyền nâng cao nhận thức về thể dục, thể thao:

[...]