UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
510/QÐ-UBND.HC
|
Thành phố Cao
Lãnh, ngày 8 tháng 5 năm 2009
|
QUYẾT ÐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 28 tháng
10 năm 2008 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá X;
Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU
ngày 09 tháng 12 năm 2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số
138/QĐ-UBND.HC ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc ban
hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 07/NQ/TU ngày 09 tháng 12
năm 2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh
Đồng Tháp đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số
263/QÐ-UBND.HC ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc phê
duyệt Quy hoạch nông nghiệp, phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ÐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển hạ tầng kỹ thuật nông
nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu
- Đầu tư kết
cấu hạ tầng nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nền sản xuất nông, lâm, thuỷ sản theo hướng hiện đại, bền vững, gắn với bảo vệ môi trường.
- Trên cơ sở
phát huy lợi thế từng vùng, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ
tiên tiến, công nghệ sinh học, tổ chức lại sản xuất, từng
bước sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, gắn kết sản
xuất với thị trường; nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh; tăng thu nhập cho nông dân gấp 2,5 lần hiện nay và góp phần xây dựng
nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá.
2. Nhiệm vụ,
chỉ tiêu
a) Nhiệm vụ
- Xây dựng hệ thống thuỷ lợi theo
hướng kiên cố hoá, phục vụ đa mục tiêu, kết hợp chặt chẽ giao thông nông thôn,
tạo điều kiện cơ giới hoá đồng ruộng, phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi
(lúa, hoa màu, cây ăn trái, nuôi trồng thuỷ sản tập
trung) chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu toàn cầu.
- Nâng cấp
các trung tâm, cơ sở sản xuất giống cây con theo hướng hiện đại, đảm bảo sản xuất, cung ứng giống có chất lượng ứng yêu
cầu sản xuất mỗi giai đoạn.
- Đẩy mạnh
phát triển cơ giới hoá, khoa học công nghệ đồng bộ trong sản xuất theo hướng hiện đại; gắn với tồn trữ chế biến bảo quản nông, thuỷ sản, có hệ
thống kho tàng, chợ nông sản, chợ thuỷ sản, ổn định đầu ra cho sản phẩm.
b) Các chỉ tiêu chính
- Đầu tư thuỷ lợi phục vụ sản xuất,
thực hiện nhiệm vụ đa mục tiêu: chủ động tưới tiêu,
thoát lũ, kiểm soát lũ cho trên 200.000 ha đất canh tác cây hàng năm (lúa, màu), cây ăn trái; nuôi trồng thuỷ sản tập trung theo quy hoạch theo hướng kiên cố hoá, bê
tông hoá; có 80 - 85% diện tích được tưới tiêu bằng bơm điện. Kết hợp bố trí các tuyến giao thông thuỷ, bộ nội đồng đủ mật độ để
phương tiện cơ giới hoạt động trên đồng ruộng thuận tiện theo quy hoạch thích ứng
với mỗi giai đoạn.
- Đầu tư nâng
cấp các trung tâm, cơ sở sản xuất giống cây con theo hướng hiện đại, đảm bảo cung ứng giống có chất lượng cho sản xuất. Cung cấp 80% lúa giống xác nhận cho sản xuất, tỷ lệ sử dụng lúa
chất lượng cao và lúa đặc sản chiếm 85%. Tỷ lệ cây ăn trái sản xuất theo hướng
GAP đến năm 2020 đạt 70 - 80% (trong đó các cây ăn trái chủ lực đạt tỷ lệ trên
95%). Đàn bò thịt chất lượng cao, lai tạo đạt 85%; đàn heo lai có máu ngoại cao
sản đạt 85 - 90%. Sản xuất, cung ứng các giống thuỷ sản chủ lực (cá tra, tôm
càng xanh) đủ tiêu chuẩn chất lượng trên 90%.
- Đưa nhanh cơ giới hoá, khoa
học công nghệ mới vào sản xuất, chế biến, tồn trữ nông, thuỷ sản.
+ Đối với cây lúa, phấn đấu đến năm 2020 có 100% diện tích làm đất được cơ giới hoá, 80
- 85% diện tích được tưới tiêu bằng bơm điện, 80 - 85% diện tích phun thuốc bảo vệ thực vật
bằng máy, 85 - 90% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy, sản lượng lúa Hè Thu, Thu Đông qua sấy từ 75 - 80%; trên 95% diện tích áp dụng các biện
pháp giảm giá thành, xây dựng các cánh đồng sản xuất lúa, màu theo hướng
hiện đại.
+ Đẩy mạnh
tiến trình áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày (gieo sạ, thu hoạch, bóc vỏ...) xây dựng các
mô hình cơ giới hoá rau màu thí điểm, tiến tới nhân rộng đại trà ở các vùng sản
xuất tập trung.
+ Cơ giới hoá trong các khâu
tưới tiêu, phun thuốc, chăm sóc, thu họach, phân loại, đóng gói, vận chuyển các
loại trái cây chủ lực.
+ Phấn đấu đến năm 2020 chăn
nuôi trang trại, nuôi công nghiệp, bán công nghiệp với hệ thống chuồng trại
tiên tiến đối với bò đạt tỷ lệ 70 - 75%, đối với heo 70 - 75%, gia cầm đạt 55 -
60%; hệ thống dây chuyền giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đạt 65 - 70%.
+ Tăng cường ứng dụng cơ giới
vào sản xuất cá tra (máy móc thiết bị cho ăn, thu hoạch, hệ thống xử lý môi trường...)
đổi mới công nghệ chế biến, tồn trữ thuỷ sản đông lạnh phù hợp với thực tế.
- Xây dựng thêm hệ thống kho tàng, nâng cấp các kho, chợ nông sản
hiện có đảm bảo đủ kho tồn trữ vật tư nông nghiệp, lúa hàng hoá, cá tra mỗi
giai đoạn kế hoạch. Phấn đấu các hợp tác xã, đơn vị sản xuất tập thể, trang trại
có kho chứa, bảo quản lúa gắn với máy sấy.
4. Giải
pháp chủ yếu
a) Đầu tư thuỷ lợi kết hợp phục
vụ đa mục tiêu: Nạo vét, mở rộng các công trình kênh tưới, tiêu, thoát lũ theo
chu kỳ, đất đổ lên làm bờ bao kết hợp lộ giao thông và xây dựng cụm, tuyến dân
cư. Tiếp tục đầu tư kiên cố hoá, bê tông hoá hệ thống thuỷ lợi nội đồng, chủ động
tưới kết hợp tiêu phù hợp với trước mắt và lâu dài; những tuyến kênh nội đồng
chính bố trí kết hợp để cho cơ giới bộ đi lại trong mùa khô. Nâng cấp đầu tư
các ô bao, những tuyến kết hợp giao thông nông bề rộng mặt từ 6,0 - 7,0 m; xây
dựng thêm cống tưới tiêu; gắn việc khép kín bờ bao với phát triển hệ thống bơm
điện.
b) Đầu tư, nâng cấp hạ tầng,
trang bị chế biến, bảo quản giống cây trồng, vật nuôi cho các trung tâm giống
nông nghiệp, giống thuỷ sản, các trạm trại, cơ sở sản xuất giống cây con; nâng
cấp các trạm gieo tinh nhân tạo huyện, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp,
các trang trại chăn nuôi trang thiết bị lấy tinh, gieo tinh heo, bò thực hiện
phương châm xã hội hoá sản xuất giống vật nuôi nhằm chủ động cung ứng cho sản
xuất.
c) Đầu tư cơ giới, thiết bị
công nghệ cho sản xuất - chế biến - tồn trữ nông, thuỷ sản
- Đối sản xuất với cây lúa,
hoa màu chủ lực: Đầu tư máy móc thiết bị cơ giới làm đất, trang bằng đất, gieo
sạ, chăm sóc, máy phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, máy gặt đập, máy sấy, máy bóc
vỏ... để đảm bảo nhiệm vụ chỉ tiêu cơ giới hoá từng giai đoạn; xây dựng chợ đầu
mối hoa cây kiểng Sa Đéc để cung ứng cho thị trường trong, ngoài tỉnh.
- Đầu tư máy móc ở các khâu tưới
tiêu, phun thuốc, chăm sóc, thu hoạch, phân loại, đóng gói, vận chuyển các loại
trái cây chủ lực. Nâng cấp chợ đầu mối trái cây Mỹ Hiệp, từng bước nghiên cứu đầu
tư nhà máy chế biến trái cây cung ứng cho tiêu dùng và xuất khẩu trong tương
lai.
- Hướng dẫn, khuyến cáo đầu tư
phát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn trang trại và doanh nghiệp chăn nuôi,
đầu tư hệ thống chuồng trại tiên tiến, máy móc thiết bị cho ăn tự động gắn với
dây chuyền giết mổ tự động, bán tự động...; gắn với hệ thống xử lý môi trường
khép kín.
- Đối với thuỷ sản: đầu tư hạ
tầng vùng nuôi tập trung gồm bờ bao kết hợp giao thông nội bộ, hệ thống cấp nước,
thoát nước, cống, hệ thống điện, trang thiết bị kiểm nghiệm, phân tích, máy móc
thiết bị cơ giới cho ăn, thu hoạch, vận chuyển nguyên liệu; trạm quan trắc, hệ
thống xử lý môi trường...
- Nâng cấp hệ thống kho chứa
lúa gạo hiện có, khai thác hiệu suất Chợ Trung tâm Nông sản Thanh Bình, xây dựng
mới thêm các kho chứa lúa tập trung tại các địa bàn trọng điểm vùng Đồng Tháp
Mười gắn xay xát, chế biến; khuyến khích các doanh nghiệp, các trang trại, các
hợp tác xã nông nghiệp xây dựng kho chứa lúa để tăng thêm sức chứa khoảng
250.000 tấn lúa; khuyến khích các doanh nghiệp, các đại lý kinh doanh vật tư
nông nghiệp xây dựng kho chứa bảo quản theo quy định.
d) Tổ chức lại sản xuất theo
hướng sản xuất hàng hoá tập trung. Củng cố và phát triển quan hệ sản xuất, hình
thành các tổ chức sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản có quy mô lớn ở
nông thôn như trang trại, hợp tác xã... để thúc đẩy việc đầu tư, đổi mới trang
thiết bị sản xuất, cơ sở hạ tầng sản xuất nông, lâm, thuỷ sản.
đ) Nghiên cứu ứng dụng các
công nghệ mới trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp.
Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hoá, tự động hoá trong các khâu từ sản xuất, thu hoạch,
chế biến nông sản (lúa, hoa màu, trái cây), thuỷ sản. Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng
công nghệ sinh học trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; bảo quản rau quả,
nông thuỷ sản khác.
e) Về chính sách
- Tiếp tục thực hiện các chính
sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất ở các
vùng sâu.
- Xây dựng các chính sách khuyến
khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng
phục vụ sản xuất nông, lâm, thuỷ sản.
g) Về vốn đầu tư: Nguồn
vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp được lồng ghép từ các nguồn vốn
như: ngân sách địa phương, vốn Trung ương hỗ trợ, vốn tài
trợ của các tổ chức quốc tế, vốn vay, vốn huy động hợp pháp khác.
h) Xây dựng các đề án, dự án,
quy hoạch, cụ thể hoá danh mục, vốn đầu tư các công trình, dự án
đầu tư để tổ chức triển khai thực hiện. Điều chỉnh bổ sung, xây dựng mới quy hoạch
các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, công trình cơ sở hạ tầng đến năm
2020 phù hợp với tình hình thực tế.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành Tỉnh liên quan, Uỷ ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng kỹ
thuật nông nghiệp hàng năm, giai đoạn 5 năm theo nhiệm vụ, mục tiêu đề án đề
ra; nghiên cứu, đề xuất chính sách hoặc kiến nghị điều chỉnh, bổ sung chính
sách khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ nông nghiệp theo định hướng
của Đề án; tham mưu tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, kịp thời sơ kết, tổng
kết, đánh giá kết quả thực hiện báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp với các ngành liên quan đề xuất cơ chế đầu tư; cân đối vốn đầu tư
từ nguồn ngân sách, vốn vay, vốn huy động, vốn tài trợ, tranh thủ sự hỗ trợ vốn
từ các Bộ, ngành Trung ương ưu tiên đầu tư công trình, dự án trọng điểm đầu tư
hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp; thực hiện lồng ghép có hiệu quả các
chương trình, dự án phát triển nông thôn.
- Sở Giao thông Vận tải chủ
trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố rà soát các tuyến đê bao dự kiến kết hợp giao thông
nông thôn, giao thông nội đồng để có quy hoạch, bố trí tuyến giao thông nông
thôn.
- Sở Công Thương chủ trì, phối
hợp với các sở, ban ngành Tỉnh liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố, các doanh nghiệp quy hoạch, nâng cấp các chợ đầu mối nông, thuỷ sản,
cụm, khu, cụm công nghiệp phục vụ sản xuất.
- Uỷ ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp thực hiện Đề án tiến
hành xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, kế hoạch 5 năm phù hợp với điều kiện
thực tế tại địa bàn; nghiên cứu giải pháp, cơ chế huy động các nguồn vốn địa
phương để đầu tư xây dựng hạ tầng sản xuất nông nghiệp.
- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam Tỉnh và các đoàn thể Tỉnh, các hiệp hội, các doanh nghiệp, các phương tiện
đại chúng tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên phối hợp để tổ chức thực
hiện Đề án.
Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng
Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc các sở, ban ngành Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Ðiều 3;
- TT/TU, TT/HĐND Tỉnh;
- CT, các PCT/UBND Tỉnh;
- Mặt trận TQ, các đoàn thể Tỉnh;
- Lưu VT, NC/NN (1).ttn.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Trương Ngọc Hân
|