Quyết định 51/2019/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm của người có uy tín; phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Số hiệu | 51/2019/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 31/10/2019 |
Ngày có hiệu lực | 11/11/2019 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký | Vũ Chí Giang |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2019/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 31 tháng 10 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ điểm a Khoản 7 Điều 8 Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
Theo đề nghị của Ban Dân tộc tại Tờ trình số 24/TTr-BDT ngày 24 tháng 9 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này quy định về trách nhiệm của người có uy tín; phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với người có uy tín trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt công nhận.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý, tổ chức thực hiện chính sách đối với người có uy tín trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Trách nhiệm của người có uy tín
1. Luôn gương mẫu, vận động người thân trong gia đình, dòng họ chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trong thôn, bản thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh trật tự của tỉnh, của địa phương.
2. Tham gia đóng góp ý kiến vào việc xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Kịp thời phổ biến kiến thức, kinh nghiệm trong xây dựng kinh tế, xã hội đã đúc kết từ thực tiễn cuộc sống hoặc được tập huấn, học tập kinh nghiệm ở các địa phương khác để vận động nhân dân cùng học tập, làm theo. Nắm tình hình dư luận xã hội, đời sống sản xuất, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc và phản ánh kịp thời về cấp ủy, chính quyền địa phương, Cơ quan dân tộc cấp huyện, tỉnh và các đơn vị có liên quan, đồng thời có thể tham gia, đề xuất các giải pháp để giải quyết hiệu quả.
3. Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình; xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục truyền thống của nhân dân địa phương; vận động nhân dân thôn, bản không theo các tà đạo, đạo lạ hoạt động trái phép trên địa bàn.
4. Tích cực tham gia hoà giải, giải quyết các mâu thuẫn tại cơ sở; tham gia vào các phong trào: “xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư”, “phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới”. Tham gia phòng, chống các hoạt động diễn biến hoà bình, chống phá Đảng, Nhà nước ta, không tham gia các hoạt động gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch; bảo vệ an ninh, trật tự xã hội tại địa phương.
Điều 4. Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với người có uy tín
1. Ban Dân tộc
a) Cung cấp thông tin
Định kỳ 6 tháng một lần hoặc đột xuất, Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, cung cấp thông tin mới về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh trật tự và kết quả thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đang thực hiện tại địa phương cho người có uy tín trên địa bàn toàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức cấp (không thu tiền) 01 tờ/số Báo Dân tộc và Phát triển của Ủy ban Dân tộc; 01 tờ/số Báo Vĩnh Phúc cho người có uy tín.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quốc phòng an ninh, chính sách dân tộc; kỹ năng hòa giải; tuyên truyền, vận động quần chúng cho những người có uy tín trên địa bàn toàn tỉnh.
Tổ chức cho người có uy tín đi thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm ngoài tỉnh không quá 02 đợt/năm về phát triển kinh tế-xã hội; xây dựng nông thôn mới; giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết dân tộc.
b) Hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần
Hàng năm, Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho người có uy tín nhân dịp Tết Nguyên đán và Tết của đồng bào dân tộc thiểu số không quá 02 lần/năm; mức chi không quá 500.000 đồng/người/lần.
c) Khen thưởng
Tổ chức biểu dương, khen thưởng đối với người có uy tín tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ an ninh, trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành.