Quyết định 500/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt đề án phát triển Ca cao tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010 - 2015

Số hiệu 500/QĐ-UBND
Ngày ban hành 05/03/2010
Ngày có hiệu lực 05/03/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Bùi Văn Danh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 500/QĐ-UBND

Đồng Xoài, ngày 05 tháng 3 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CA CAO TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 2678/QĐ-BNN-KH ngày 14/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án phát triển cây Ca cao đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Thực hiện: Công văn số 2490/UBND-SX ngày 05/8/2009 của UBND tỉnh về việc xây dựng Đề án và Quy hoạch phát triển Ca cao trên địa bàn tỉnh; Công văn số 460/UBND-SX ngày 9/02/2010 về việc hoàn chỉnh Đề án phát triển Ca cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2015;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 42/TTr-SNN ngày 10/02/2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển Ca cao tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010 - 2015 (kèm theo Đề án), với những nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu của đề án:

a) Mục tiêu chung: Phát triển bền vững cây Ca cao trên địa bàn tỉnh nhằm tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất, nâng cao thu nhập cho người dân và bảo vệ môi trường.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2015: Diện tích cây Ca cao đạt khoảng 30.000 ha; cung ứng giống đạt công suất 6 triệu cây giống/năm; Ca cao trái tươi 450 - 500 ngàn tấn/năm; Ca cao hạt thương phẩm 40 - 45 ngàn tấn/năm.

2. Các hoạt động chính:

- Lập quy hoạch phát triển Ca cao giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng 2020.

- Xây dựng hệ thống trại giống 6 triệu cây/năm với diện tích 5ha.

- Xây dựng Nhà máy phân bón hữu cơ phục vụ phân bón chuyên biệt cho Ca cao công suất 50 ngàn tấn/năm với diện tích 5ha.

- Đầu tư xây dựng vùng trồng Ca cao nguyên liệu 25.000 - 30.00ha xen điều và có điều kiện đất đai phù hợp.

- Xây dựng nhà máy chế biến Ca cao thương phẩm 40 - 50 ngàn tấn/năm với diện tích 5 ha nằm trung tâm vùng nguyên liệu, có hạ tầng cơ sở thuận lợi, có điều kiện cung cấp nước sản xuất, xử lý nước thải.

3. Dự kiến tổng vốn đầu tư xây dựng kiến thiết cơ bản: Khoảng 755 tỷ đồng, trong đó: Trại giống Ca cao 10 tỷ đồng; Nhà máy phân bón hữu cơ vi sinh Ca cao 37 tỷ đồng; vùng nguyên liệu Ca cao 650 tỷ đồng; Nhà máy chế biến Ca cao 58 tỷ đồng.

4. Huy động nguồn vốn:

a) Vốn ngân sách Nhà nước (Trung ương và địa phương): Khoảng 38 tỷ đồng, sử dụng đầu tư vào việc:

- Lập quy hoạch xây dựng vùng trồng Ca cao.

- Nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo tập huấn cho nông dân thông qua Chương trình khuyến nông kết hợp với Chương trình 134, 135.

- Hỗ trợ 30 % vốn đầu tư hạ tầng trại giống Ca cao và các mô hình trình diễn.

b) Vốn Doanh nghiệp: Khoảng 415 tỷ đồng, sử dụng đầu tư vào việc:

- Đầu tư xây dựng trại giống, nhà máy phân bón, cơ sở sản xuất nhà máy chế biến Ca cao (vốn tự có của Doanh nghiệp phải lớn hơn 30 % mỗi dự án được phê duyệt).

- Đầu tư vốn sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp bằng nhiều hình thức, như: Vốn liên doanh liên kết, vốn vay, vốn hỗ trợ.

c) Vốn nông dân, trang trại, doanh nghiệp trồng Ca cao (bao gồm cả vốn vay tại các ngân hàng chính sách hoặc các ngân hàng tín dụng để đầu tư vùng nguyên liệu Ca cao, mua vật tư sản xuất) khoảng 227 tỷ đồng.

[...]