Quyết định 49/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, kèm theo Quyết định 14/2013/QĐ-UBND

Số hiệu 49/2016/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/11/2016
Ngày có hiệu lực 15/12/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Nguyễn Văn Quang
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/2016/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 30 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG HUYỆN, ĐƯỜNG XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 14/2013/QĐ-UBND NGÀY 16 THÁNG 7 NĂM 2013 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định s 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định s 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 20/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư s 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 207/TTr-SGTVT ngày 22 tháng 11 năm 2016.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, cụ thể như sau:

1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

2. Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn làng ấp, bn và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị tquan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.

3. Phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì đường huyện, đường xã thực hiện theo Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, ban hành Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu, đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

4. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, bin báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, di phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.

5. Bảo trì công trình đường bộ là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác, sử dụng.

Nội dung bảo trì công trình đường bộ có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kim tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.

6. Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ là các hoạt động theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, duy tu thiết bị lắp đặt vào công trình đường bộ, được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì công trình đường bộ ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình đường bộ.

7. Sửa chữa công trình đường bộ là các hoạt động khắc phục hư hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường, an toàn của công trình đường bộ. Sửa chữa công trình đường bộ bao gồm sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất, cụ th:

a) Sửa cha định kỳ công trình đường bộ là hoạt động sửa chữa được thực hiện theo kế hoạch nhằm khôi phục, cải thiện tình trạng kỹ thuật của công trình đường bộ mà bảo dưỡng thường xuyên công trình không đáp ứng được, bao gm: sửa chữa hư hỏng; thay thế bộ phận công trình, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì công trình đường bộ;

b) Sửa chữa đột xuất công trình đường bộ là hoạt động sửa chữa phải thực hiện bất thường khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu các tác động đột xuất như mưa bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy nhoặc những tác động thiên tai đột xuất khác hoặc khi có biểu hiện có thgây hư hỏng đột biến ảnh hưng đến an toàn, sử dụng, khai thác công trình hoặc có khả năng xảy ra sự cố dẫn tới thảm họa.

8. Chủ sở hữu công trình là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.

9. Người quản lý, sử dụng công trình là chủ sở hữu trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc là người được chủ sở hữu công trình y quyền quản lý, sử dụng công trình trong trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp quản lý, sử dụng công trình.

[...]