ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
4874/QĐ-UBND
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ
GIÚP PHÁP LÝ THEO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2008 -
2010 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 và Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12
tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
Căn cứ Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 -
2010;
Căn cứ Công văn số 5068/BTP-TGPL ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tư pháp về việc
hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý trong Chương trình mục
tiêu giảm nghèo và Chương trình 135 giai đoạn 2;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 3264/TTr-STP-TC ngày 20
tháng 10 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Nay ban hành kèm theo Quyết định này, Kế hoạch triển khai
thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý theo chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo giai đoạn 2008 - 2010 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tài chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm
nghèo và Việc làm thành phố, Thủ trưởng các Sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận - huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Thành Tài
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ THEO CHƯƠNG
TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
(Ban
hành kèm theo Qưyết định số 4874/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2008 của Ủy ban
nhân dân thành phố)
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Thực hiện chính sách trợ giúp
pháp lý miễn phí, thành lập các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý đúng theo mục tiêu,
đối tượng được xác định trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn
2006 - 2010; cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý bằng các hình thức tư vấn pháp
luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình thức khác theo quy định
Luật Trợ giúp pháp lý.
2. Trang bị kiến thức pháp luật
cho cán bộ cơ sở để phát huy vai trò của các cơ quan, cán bộ tư pháp trong công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn nghèo, các hộ nghèo, người
nghèo.
3. Lồng ghép, phối hợp các hoạt
động giảm nghèo khác trên cùng địa bàn để bảo đảm thực hiện tiết kiệm, hiệu quả.
II. MỤC TIÊU
VÀ ĐỐI TƯỢNG
Bảo đảm 100% hộ nghèo, người nghèo tại 17 xã, phường, thị trấn thuộc 07
quận, huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (theo thống kê của Ban Chỉ đạo
Xóa đói giảm nghèo và Việc làm tành phố) có nhu cầu được trợ giúp pháp lý, cụ
thể là:
1. Quận 2: phường Thạnh Mỹ Lợi.
2. Quận 8: phường 14.
3. Quận 9: phường Long Trường, phường Long Bình, phường Long Phước, phường
Trường Thạnh, phường Phú Hữu.
4. Huyện Bình Chánh: xã Qui Đức.
5. Huyện Củ Chi: xã Nhuận Đức,
xã Phước Hiệp.
6. Huyện Cần Giờ: xã An Thới
Đông, xã Lý Nhơn, xã Long Hòa, xã Thạnh An, xã Tam Thôn Hiệp, xã Bình Chánh.
7. Huyện Nhà Bè: xã Nhơn Đức.
Hàng năm, Sở Tư pháp phối hợp với
Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố và các cơ quan có liên quan
rà soát sửa đổi, bổ sung đối tượng được trợ giúp pháp lý theo chương trình.
III. NỘI DUNG
THỰC HIỆN
1. Hàng năm thực hiện rà soát, tổng
hợp và sửa đổi, bổ sung danh sách hộ nghèo, người nghèo trên địa bàn thành phố
thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý theo chương trình.
Thời gian thực hiện: thường
xuyên.
2. Khảo sát và phân loại nhu cầu
trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý tại 17 xã, phường thuộc 07 quận, huyện được
xác định là xã nghèo, hộ nghèo, người nghèo.
Thời gian thực hiện: hoàn thành
xong trước ngày 15 tháng 12 năm 2008.
3. Thành lập câu lạc bộ trợ giúp
pháp lý và tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng tại 17 xã, phường, thị trấn thuộc
07 quận, huyện thuộc đối tượng.
Việc thành lập và tổ chức sinh
hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý theo các điều kiện, yêu cầu, trình tự, thủ tục
được quy định trong Luật Trợ giúp pháp lý, Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12
tháng 01 năm 2007.
Thời gian thực hiện: hoàn thành
xong trước ngày 15 tháng 12 năm 2008.
4. Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu
động:
- Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp
pháp lý cho hộ nghèo, người nghèo, người dân tộc thiểu số bảo đảm thực hiện mục
tiêu 100% hộ nghèo, người nghèo, người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý
miễn phí khi có nhu cầu.
- Tăng cường trợ giúp pháp lý
lưu động về xã, phường nghèo, bảo đảm ít nhất mỗi năm 01 lần cho 01 xã hoặc
theo yêu cầu đột xuất của xã, phường.
- Cung cấp thông tin pháp lý miễn
phí cho người nghèo và người dân tộc thiểu số thông qua các hình thức: biên soạn,
in ấn, phát hành miễn phí các tờ gấp pháp luật, những vấn đề liên quan đến nhu
cầu, thiết thực đến đời sống của người dân, soạn thảo nội dung, sao băng
cassette, VCD, DVD, đặt biển thông tin về trợ giúp pháp lý tại các câu lạc bộ
trợ giúp pháp lý.
Thời gian thực hiện: thường
xuyên và đột xuất theo nhu cầu trợ giúp pháp lý.
5. Thực hiện tư vấn pháp luật,
tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình thức trợ giúp pháp lý khác
theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.
Thời gian thực hiện: thường
xuyên và đột xuất theo nhu cầu trợ giúp pháp lý.
6. Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ
trợ giúp pháp lý cho trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên, cán bộ tư pháp xã,
Ban chủ nhiệm câu lạc bộ trong việc phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật,
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân ở xã, phường, thị trấn nghèo,
đặc biệt khó khăn.
Thời gian thực hiện: thường
xuyên và đột xuất theo nhu cầu trợ giúp pháp lý.
7. Tuyên truyền, phổ biến chủ
trương chính sách pháp luật của Nhà nước, cung cấp thông tin pháp luật cho các
đối tượng được xác định trong Kế hoạch này.
Thời gian thực hiện: thường
xuyên.
IV. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
Chi từ nguồn kinh phí của Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình 135 giai đoạn 2 của thành phố
Hồ Chí Minh.
Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho hoạt động trợ giúp
pháp lý, hoạt động nghiệp vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số
102/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án
của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg
ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ các dịch
vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận
thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II; Luật Ngân sách nhà nước và
hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Hàng năm, Trung tâm Trợ giúp
pháp lý nhà nước thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã có trách
nhiệm dự trù kinh phí trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Tư pháp thành phố chỉ đạo
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố chủ động phối hợp các cơ quan,
đơn vị có liên quan triển khai nội dung được nêu tại Mục III Kế hoạch này và thực
hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu; chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp
lý nhà nước thành phố dự trù kinh phí của chương trình và phối hợp hướng dẫn Ủy
ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân phường, xã thuộc đối tượng của chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo lập dự toán kinh phí hoạt động tại địa
phương.
2. Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm
nghèo và Việc làm thành phố phối hợp với Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện việc rà
soát, tổng hợp, xác định các xã nghèo, các xã đặc biệt khó khăn của thành phố
và khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý. Tổ chức lồng ghép, phối hợp các hoạt động
giảm nghèo khác trên cùng địa bàn để bảo đảm thực hiện tiết kiệm, hiệu quả.
3. Sở Tài chính thành phố hướng
dẫn Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố xây dựng dự toán kinh phí, quản
lý sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định của chương trình và quy định của
pháp luật hiện hành.
4. Ủy ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, Ủy ban
nhân dân xã, phường phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố,
Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố triển khai thực hiện nội
dung Kế hoạch này và báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất theo yêu
cầu./.